Hôm nay,  

VNCS Và Cuộc Hưu Chiến Mậu Dịch Mỹ - Trung

12/12/201800:00:00(Xem: 2380)
Vi Anh

 
TT Mỹ Donald Trump và Chủ Tịch TC Tập cận Bình hôm 02/12/2018 đã thoả thuận hưu chiến Chiến tranh Thương mại trong vòng 90 ngày, để đàm phán lại quan hệ mậu dịch song phương. Dĩ nhiên hai bên Mỹ và TC đều có lợi, ít hay nhiều.

Vấn đề đặt ra là đối với chế độ CSVN thì tác động ra sao, lợi hại thế nào vì kinh tế Mỹ và TC ảnh hưởng toàn cầu. Nhứt là CSVN là chế độ giao thương với TC rất lớn, thâm thủng mậu dịch với TC rất nhiều, rất lợi cho TC.

Trong khi đó CSVN xuất nhiều qua Mỹ nhưng nhập ít hàng hoá của Mỹ.  

Nhưng CSVN nhờ vị trí địa lý sát TC, chánh trị đồng chí với TC, hầu hết các nhà quan sát Á, Âu, Mỹ đều nhận định rằng chế độ CSVN là một trong những chế độ hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến đó qua việc các doanh nghiệp di dời sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam để tránh việc bị Mỹ đánh thuế khi đi vào thị trường Hoa Kỳ.

Lợi thứ nhứt qua cái mánh TC tuồn hàng made in China qua CSVN, CSVN chỉ đổi thành made in VN, xuất cảng sang Mỹ không bị Mỹ áp thuế vì trong Chiến tranh Thương mại CSVN không bị Mỹ tăng thuế quan nhập hàng vào Mỹ như TC.

  Lợi thứ hai, do địa lý sát TC, một số công ty sản xuất kinh doanh của ngoại quốc và của TC nữa chào TC bằng chân thì sang CSVN để trốn thuế quan và để hưởng được tiền mướn đất rẻ và trả tiền nhơn công rẻ theo chính sách lôi kéo các nước vào đầu tư ở VN, VN  rẻ hơn ở TC nhiều.

Nhưng với thoả thuận 3 tháng hưu chiến giữa Mỹ và TC, hai mối lợi cho chế độ CSVN do Chiến Tranh Thương mai tạo ra chắc chắn sẽ chậm lại nếu không muốn nói là không hy vọng tồn tại.

Về tráo hàng made in China thành made in VN để trốn thuế, cái lợi ấy không còn. Vì chiếu theo thoả thuận thượng đỉnh Mỹ-Trung hai bên đều ngưng tăng thuế quan cho nhau, thì TC đâu cần chuyển hàng qua CSVN chuyển thành xuất xứ made in VN để trốn thuế Mỹ; như vậy CSVN hoàn toàn mất mối treo đầu dê bán thịt chó.

Nhưng mối lợi do ngoại quốc và chính người TQ dời cơ sở sản xuất kinh doanh sang VN sẽ có thể còn nhưng chậm lại chờ xem coi cuộc thoả thuận sau 90 ngày kết quả ra sao.

Với ba tháng hưu chiến vừa được quyết định, và triển vọng Mỹ - Trung tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến, đà chuyển dịch cơ sở sản xuất đó chắc chắn sẽ chậm lại.

Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 03/12  dẫn dụ nhận định của lãnh đạo một công ty tại thành phố  Saigon, chuyên trách việc giúp các doanh nghiệp Trung Quốc qua làm ăn tại Việt Nam. Nguồn tin này cho rằng từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11, công ty này đã nhận được hơn 130 yêu cầu tìm hiểu thị trường Việt Nam từ phía các nhà sản xuất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhân vật này cho rằng thỏa thuận hưu chiến Mỹ-Trung chỉ làm chậm đà di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam, chứ không làm cho việc này dừng hẳn lại. Lý do là vì việc di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc là một xu hướng tất yếu, kéo dài trong thời gian, do việc chi phí nhân công tại Trung Quốc ngày càng tăng cao, buộc các công ty sản xuất đi tìm nơi có chi phí thấp hơn, và Việt Nam là một điểm đến lý tưởng. Mặt khác, tại Trung Quốc, các luật lệ bảo vệ môi trường cũng ngày càng chặt chẽ hơn, làm cho công việc sản xuất tốn kém hơn. Điều đó cũng thúc đẩy các nhà sản xuất tìm đến Việt Nam, nơi luật lệ môi trường còn tương đối lỏng lẻo.

Nhưng theo báo mạng Dân Trí trong nước (dantri.com.vn), thì “các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất cảng của Trung Quốc đang chờ đợi diễn biến của cuộc đình chiến thương mại và xem xét lại việc chuyển sang Việt Nam khi chi phí di dời cao và đang tăng lên nhanh chóng.” Báo này còn dựa vào nguồn tin của Reuters nhấn mạnh thêm rằng “Chi phí tăng cao và thỏa thuận đình chiến trong cuộc chiến thương mại đang thuyết phục các nhà sản xuất xuất cảng  tại Trung Quốc phải xem xét lại việc chuyển đến Việt Nam.”

Trong chế độ CSVN hiện thời tình hình mướn mặt bằng, chi phí xin giấy phép, và xây cất trong chế độ CSVN lúc này thay đổi và mắc mỏ, tốn kém hơn nhiều trên phương diện chánh thức. Đó là chưa nói chi phí ‘bôi trơn và thủ tục đầu tiên’ cũng không nhỏ.

Báo Dân Trí đưa ra một thí dụ điển hình. Một chủ nhà máy sản xuất bọt xốp và bọt biển của Trung Quốc đã thành lập một nhà máy ở tỉnh Đồng Nai vào đầu năm nay. Việc này đã tiêu tốn gần 1,4 triệu USD chỉ trong giai đoạn dịch chuyển đó. Chi phí di chuyển thậm chí còn cao hơn việc xây dựng một nhà máy có cùng kích thước ở Chiết Giang. Nhưng chủ doanh nghiệp này không có lựa chọn nào vì khách hàng Mỹ của anh ta đặt hàng ngày càng nhiều hơn tại các nhà máy ở Việt Nam, thay vì nhà máy ở Chiết Giang.

Nhiều nhà máy Trung Quốc gặp khó khăn trong nhiều tháng qua với vấn đề di dời sau khi nhận thấy chi phí sản xuất không còn rẻ ở các vùng của Việt Nam - như TP Saigon, Bình Dương, Long An và Đồng Nai.

Bởi ngày càng có nhiều công ty đến với Việt Nam nên chi phí đất đai, lao động và vật liệu xây dựng tại đây đã tăng lên. Tại khu công nghiệp Giang Điền, tỉnh Đồng Nai, cách TP Saigon khoảng 70km, giá thuê đất công nghiệp cho thuê dài hạn lên tới 50 năm với giá chỉ 90 USD/m2 vào tháng trước, tăng từ mức chỉ 60-70 USD/m2 hồi năm ngoái.

“Bạn phải nhanh lên, đất của chúng tôi sắp hết. Rất nhiều ông chủ nhà máy Trung Quốc đến thăm khu công nghiệp của chúng tôi mỗi tuần”, ông Cao Bách Khoa, giám đốc kinh doanh của khu công nghiệp nói.

Bên cạnh đó, giá thuê các nhà máy có sẵn ở các khu công nghiệp nổi tiếng gần TP Saigon đã tăng tới 4 USD/m2 từ mức 3 USD/m2 vào năm ngoái, theo Vincy Nguyen, Quản lý của công ty xây dựng và quản lý các khu công nghiệp BW Industrial Development.

Hsu Yu-lin, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam, cho biết sự gia tăng đột biến trong việc di dời này là do có những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Chắc chắn, đã có hơn 100 nhà máy thuộc sở hữu của Đài Loan chuyển từ đại lục sang Việt Nam trong vài tháng qua. Số lượng các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc và Hong Kong đã di chuyển phải gấp 3 lần hoặc nhiều hơn”, bà Hsu nói thêm.

Việc chuyển dời cơ sở không ngưng mà còn làm nhanh trong thời gian hưu chiến. Để tránh nguy cơ có thể xảy nếu hai bên không đàm phán thành công trong 90 ngày thì mức thuế  sẽ tăng 25%, thì coi là ngày “khai tử” cho nhiều công ty và là động lực chính cho các nhà sản xuất TC di dời sang quốc gia khác.

Nhưng theo các nhà quan sát, 90 ngày là quá ngắn để đàm phán thành công giải pháp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề hóc búa như cải cách doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch “Made in China 2025”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa một lần nữa vào đầu tuần này với việc tăng thuế lên 25% từ 10% vào cuối thời kỳ 90 ngày này nếu Trung Quốc không nhượng bộ./.(VA)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.