Hôm nay,  

Tự Do Mậu Dịch Thành Hiểm Họa Cho Mỹ

16/02/200200:00:00(Xem: 4213)
WASHINGTON - Trong khi Hoa Kỳ giương cao lá cờ tự do mậu dịch toàn cầu, thì chính nghĩa này cũng đang đưa cả nước Mỹ vào một hiểm hoạ bất định. Đó là lời baó động của Paul Craig Roberts trên tờ Washington Times hôm 14-2-2002. Dưới đây là tóm lược.
Niềm tin vào tự do mậu dịch là một phần của tư cách kinh tế gia, và niềm tin vào khả năng cạnh tranh của Mỹ là một phần của quyết tâm toàn cầu hóa kinh tế.
Các kinh tế gia [Mỹ] ghi nhận là không có nước naò khác có bề sâu và bề rộng của các thị trường vốn như Mỹ, sự ổn định chính trị, nền pháp trị bảo vệ các hợp đồng và tác quyền trí tuệ, tiền tệ mạnh và kiến thức khoa học kỹ thuật như Hoa Kỳ.
Đó là lý do ngoại kiều cứ đổ tiền vào Mỹ để đầu tư cho an ổn. Tiền vào lại giúp đồng đô la mạnh thêm, khích lệ thêm nhập cảng, và thế là năm nào cũng bị thâm thủng mậu dịch.
Hai mươi năm trước, khi tôi còn là viên chức Bộ Ngân Khố, thâm thủng mậu dịch Mỹ chủ yếu là do nhập cảng dầu hỏa. Bây giờ, thủng mậu dịch là do nhập cảng năng lượng, hàng tiêu dùng và hàng kỹ nghệ.
Bản phân tích thực hiện bởi MBG Information Services tại DC, theo dữ kiện Bộ Thương Mại cho thấy hàng xuất cảng Mỹ chủ yếu là phi cơ, phụ tùng phi cơ, kỹ thuật quân sự, và dụng cụ máy chuyên dụng. Nhưng năm 2000, Mỹ lại phải nhập cảng tàu không gian (spacecraft).
Mỹ không còn tự làm nổi quần áo mà mặc. Chính trang phục là mặt hàng lớn thứ ba gây thâm thủng mậu dịch cho Mỹ, sau xe hơi và dầu thô.
Ngay cả xuất cảng nông sản của Mỹ cũng suy sụp trong khi “cuộc cách mạng xanh” liên tục bùng nổ ngoài biên giới Hoa Kỳ, và các công trại Mỹ liên tục dẹp tiệm.
Đúng là tự do mậu dịch nên đưa mỗi nước chuyên ngành hóa sản xuất. Vậy thì ưu thế của Mỹ là gì" Hiển nhiên ưu thế của Mỹ chính là hệ thống chính trị, trong đó không bận tâm dù ngoại kiều có vào Mỹ mua tài sản.

Thêm nữa, rất ít tiền nước ngoài chảy vào Mỹ chỉ để xây các xưởng ráp xe Toyota và BMW. Có tới 80% tới 85% đầu tư trực tiếp bởi ngoại kiều trong nền kinh tế Mỹ là xuyên qua sáp nhập và mua lại. Năm 2000, tới 97% đầu tư trực tiếp bởi ngoại kiều đã dùng để mua tích sản Hoa Kỳ đương hữu. (tích sản, assets, là tài sản để sản xuất)
Mỹ không chỉ mất đi các việc làm kỹ nghệ, mà còn mất cả quyền làm chủ các công ty cuả chúng ta.
Các việc làm kỹ thuật cao cũng đang vượt biên. Mới đây, Motorola loan báo hãng di chuyển các đơn vị sản xuất, nghei6n cứu, thiết kế sang Trung Quốc.
Các việc làm còn tại Mỹ thì đầy các kỹ sư đưa vào từ Ấn Độ với lương chỉ bằng phân nửa kỹ sư Mỹ.
Trong khi tiền vốn và kỹ thuật như thế, thì ưu thế duy nhất chỉ còn là chi phí lao động. Thế là các hãng Mỹ đổ xô qua Mễ Tây Cơ, nhưng trước khi Mễ hưởng dụng thì việc này đã dồn sang Trung Quốc.
Các tay tuyên truyền gọi di tản xưởng sang Hoa Lục là “tự do mậu dịch” và “toàn cầu hóa.” Nhưng người Hoa không thấy thế, họ nói, “Quý vị không có quyền bán hàng ở Trung Quốc, nếu không sản xuất ở đây.” Thế là bắt chẹt, chứ không phải tự do mậu dịch.
Có rất ít hãng kiếm lời ở Trung Quốc, nhưng ai cũng bị ám ảnh rằng 1.5 tỉ khách hàng sẽ là thị trường tương lai.
Mỹ đang trên đường trở thành 1 nước mà các công ty là do ngoại kiều làm chủ và đặt xưởng máy ở ngoài Hoa Kỳ.
Mỹ cũng đang pha trộn màu da với di dân vào, hàng triệu người mỗi năm, cả hợp pháp và bất hợp pháp, từ cả các vùng đất xa lạ với khoa học Tây Phương. Bây giờ, 20% dân số Mỹ là sinh ở ngoài Hoa Kỳ, hay là con của người sinh ngoài Hoa Kỳ.
Di dân vào ào ạt đã làm tăng nhu cầu các chương trình hỗ trợ thu nhập trong khi kềm thấp lương trong khu vực bán lẻ và dịch vụ, nơi dân Mỹ buộc phải xin việc trong lúc các việc làm lương cao trong kỹ nghệ sản xuất, điện tử, may dệt và xe hơi bỏ trốn khỏi xứ Mỹ.
Mỹ vẫn là siêu cường, nhưng rất ít kiểm soát về tương lai và số phận của mình, một nước mà thời gian chẳng còn bao lâu nữa [để cứu vãn].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.