Hôm nay,  

Ký CPTPP, Cứu Kinh Tế, Gỡ Áp Lực TQ

13/11/201800:00:00(Xem: 1698)
HANOI -- Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ một Hiệp định thương mại mới... Tuy nhiên, kinh tế các nước lớn sẽ lợi nhiều hơn kinh tế VN rất nhiều, qua Hiệp định thương mãi CPTPP, gỡ 3 mũi giáp công từ Trung Quốc bơm tiền vào 3 đặc khu.

Bản tin RFA kể rằng Quốc hội Việt Nam hôm 12 tháng 11,  đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và là quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này.

Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore trước đó đã chính thức phê chuẩn CPTPP. Brunei, Chile, Malaysia và Peru là bốn thành viên còn lại chưa phê chuẩn hiệp ước. Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Theo Reuters, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực, bởi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này cũng được cho là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất trong thỏa thuận thương mại CPTPP.

Tuyên bố ngay sau khi vừa thông qua CPTPP, chính phủ Việt Nam cho rằng, đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại, CPTPP cũng đòi hỏi những đột phá trong việc thực hiện và thực thi pháp luật, trong việc quản lý nhà nước và quản trị xã hội…

Trước đó, Việt Nam đã ký khoảng hơn 10 hiệp ước thương mại tự do để xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu.

Chính phủ cho biết hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang Canada sẽ được giảm 43% thuế ngay lập tức sau khi thỏa thuận CPTPP có hiệu lực và giảm đến 100% sau bốn năm.

Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm giày dép và hải sản cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này.

Tuy nhiên điều để suy nghĩ, CSVN có chịu cho công đoàn độc lập hay không?

Bản tin RFA viết:

“Trả lời Reuters, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc đại diện tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam cho rằng, hiệp định CPTPP  bao gồm các yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc, cũng được dự kiến sẽ giúp Việt Nam thăng tiến trong cải cách lao động và nhu cầu cải cách như vậy trước hết xuất phát từ bối cảnh nội bộ của đất nước.”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Đại sứ quán Australia ở Hà Nội hôm 12/11 nói rằng Úc "hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP hiện là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất mà Việt Nam tham gia, có triển vọng thúc đẩy đà tăng trưởng và sự đa dạng của nền kinh tế Việt Nam".


Có lợi hay không? Lợi bao nhiêu? Hại ít nhiều?

Nhà nghiên cứu Đình Đạt viết trên BBC qua bài “Ký kết CPTPP: Việt Nam có lợi gì?” đã phân tích một số điểm như sau:

“...cái giá phải trả cho việc tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam là không hề nhỏ. Rất nhiều điều khoản trong hiệp định này có lợi cho những nước công nghiệp phát triển hơn là cho nước đang phát triển như Việt Nam.

Dưới đây là một số điều khoản như vậy:

Tự do về đầu tư

Theo hiệp định này, các nước buộc phải mở cửa thị trường cho các công ty và nhà đầu tư của các nước thành viên khác. Cụ thể hơn, các công ty của các nước thành viên có thể thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nội địa.

Do đó, rất có thể sẽ có một làn sóng mua bán sáp nhập trong thời gian tới tại Việt Nam. Doanh nghiệp nội địa của Việt Nam sẽ bị thâu tóm và điều hành bởi tập đoàn nước ngoài. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Bảo vệ nhà đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa chính quyền nước sở tại ra một toà án quốc tế do làm mất lợi nhuận hay giảm giá trị tài sản của họ. Nếu chính phủ nước sở tại đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ hoặc chỉ là ảnh hưởng tới lợi ích kỳ vọng của họ.

Mua sắm của chính phủ

Khi là thành viên của Hiệp định CPTPP, các công ty nước ngoài phải được đối xử bình đẳng trong việc mua sắm chính phủ nước sở tại. Nói cách chi tiết hơn, chính phủ các nước không được ưu đãi các công ty địa phương trong cấp dự án và mua sắm nguyên liệu và dịch vụ để thúc đẩy đối phát triển doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế. Không còn sự hỗ trợ của phía chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam có tiền lực hạn chế càng khó khăn hơn cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.”

Dù vậy, có thể có một lợi ích khác qua việc chính phủ VN ký  Hiệp định CPTPP: làm loãng áp lực kinh tế Trung Quốc đè lên kinh tế Việt  Nam khi tư bản đỏ TQ đánh ba mũi giáp công, bơm tiền từ ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.