Hôm nay,  

Báo Động Ô Nhiễm

11/11/201800:00:00(Xem: 2299)
Trần Khải

 
Môi trường ô nhiễm nhiều hơn...

Bản tin Infonet kể chuyện Quảng Bình: Rác bủa vây chợ, trung tâm xã gây ô nhiễm môi trường.

Rác tràn ngập khắp xung quanh chợ, theo gió bay vào các nhà dân xung quanh và bủa vây điểm Bưu điện văn hóa xã gây ô nhiễm đã kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở xã Trung Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

Tại xã miền núi Trung Hóa (huyện Minh Hóa), ngay tại trung tâm xã là ngôi chợ sầm uất nhất vùng, với khu dân cư tập trung đông đúc. Thế nhưng, khi đến đây, đập vào mắt người dân là những đống rác to tướng, chình ình ngay trước khu vực chợ của xã. Ngoài đống rác người dân đem tập kết trên, thì rác còn vương vãi tràn lan khắp nơi, bao quanh khu vực chợ và theo gió bay vào nhà dân, và nhà bưu điện văn hóa xã.

Báo SGGP kể chuyện Sài Gòn: Báo động ô nhiễm môi trường từ rác thải công nghiệp.

Thay vì ký hợp đồng xử lý rác thải công nghiệp (RTCN) với đơn vị có chức năng xử lý rác, nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) sản xuất ở TPSG thuê xe tải, xe ba gác chở đổ lén ra sông rạch hoặc khu vực vắng nhà dân để tiết giảm chi phí.

Trong khi đó, biện pháp chế tài hành vi đổ lén RTCN, cũng như giải pháp kéo giảm ô nhiễm môi trường từ RTCN hiện chưa phát huy hiệu quả. RTCN đã và đang bức tử môi trường sống ở nhiều nơi.

Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện Điện Biên: Sông Nậm Rốm tiếp tục bị ô nhiễm do sơ chế dong riềng.

Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do sơ chế dong riềng là vấn đề nóng được chính quyền và các chủ cơ sở sản xuất tại xã Nà Tấu, Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nhiều năm tìm hướng khắc phục. Song, mùa dong riềng năm nay mới diễn ra khoảng nửa tháng nhưng dòng suối đầu nguồn của sông Nậm Rốm đã lại tiếp tục bị chuyển màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các cơ sở sơ chế dong riềng đều nằm dọc quốc lộ 279 và đặt ngay sát dòng suối đầu nguồn sông Nậm Rốm. Do đó, ảnh hưởng từ việc xả các chất thải, bã dong riềng sau sơ chế xuống dòng nước rất nặng nề.

Báo Nhân Dân kể: Tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.

Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông, vận tải (GTVT) TP SG, hiện nay, thành phố có gần 8,5 triệu phương tiện giao thông đường bộ. Trong đó, lượng xe máy chiếm 95%, tiêu thụ 56% lượng xăng, thải ra 94% khí HC, 87% khí CO và 57% khí NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới, là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.

Dự báo vào năm 2020, lượng phương tiện tăng lên khoảng chín triệu xe máy và gần 800 nghìn ô-tô. Đáng chú ý là trong số này có hàng triệu xe gắn máy (nhất là xe đã quá hạn sử dụng, xe tự chế) cùng với các loại ô-tô, xe tải lưu thông thải khí độc và gây bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Các loại xe cơ giới lưu thông chủ yếu theo các trục đường chính của khu vực nội thành đã làm cho nồng độ ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng hơn trên các tuyến giao thông chính, ảnh hưởng sức khỏe người dân bởi vì khí thải phát ra ở tầm thấp, tập trung trong khu vực đông dân cư.

Bản tin VTV kể chuyện Huế: Bèo tây sinh trưởng ngày càng nhiều trên một số con sông Thừa Thiên Huế gây nên tình trạng ô nhiễm dòng sông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng môi trường sống của người dân.

Không có kinh phí để vớt bèo thường xuyên nên bèo tây ngày càng ứ lại gây ách tắc dòng chảy, bốc mùi trong khu vực đông dân cư. Đó là tình trạng ô nhiễm do bèo tây sinh trưởng nhanh và không được xử lý, kéo dài hơn 1km đang diễn ra ở sông Đuồi thôn Mậu Tài (Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế).

Tình trạng bèo tây phát triển dày đặt trên các dòng sông của tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do không có kinh phí hạn chế nên việc xửu lý bèo phục thuộc vào các đợt phát động phong trào quân vệ sinh môi trường trên sông nên không thể xử lý triệt để, gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề. Hơn nữa, người dân tiết kiệm nguồn nước sinh hoạt và thói quen sử dụng nước sông, nên họ ra bến giặt áo quần, rửa tay chân, dụng cụ khi đi làm đồng về. Dòng sông bị ô nhiễm tạo nên nổi lo cho mọi người.

Infonet kể chuyện Đà Nẵng: Xử phạt 9 khách sạn, dự án xả nước gây ô nhiễm môi trường biển.

Chín khách sạn, dự án ven biển Đà Nẵng đã bị phát hiện, xử phạt do vi phạm xả trái phép nước ngầm trong quá trình thi công hố móng công trình vào hệ thống thoát nước ven biển chung của TP, gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 9/11, Sở TN&MT Đà Nẵng cho hay, từ đầu năm 2018 đến nay, Sở đã phối hợp với các cơ quan, địa phương hữu quan kiểm tra, phát hiện 09 trường hợp có dấu hiệu vi phạm xả trái phép nước ngầm trong quá trình thi công hố móng công trình vào hệ thống thoát nước ven biển chung của TP, gây ô nhiễm môi trường.

VnExpress kể: Chủ tịch Đà Nẵng kêu khó xử lý hai nhà máy thép ô nhiễm...

Qua nhiều lần đối thoại với dân, Đà Nẵng vẫn chưa chốt việc có di dời hai nhà máy thép ô nhiễm hay không.

Tại chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri lần thứ 4" ngày 6/11, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho biết hai nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý (đặt tại khu công nghiệp Thanh Vinh, huyện Hoà Vang) được xác định có nhiều vi phạm về ô nhiễm môi trường và sẽ bị xử phạt hành chính, cho ngừng hoạt động trong thời gian 6 tháng.

"Nếu hai cơ sở này khắc phục sớm vi phạm thì được cho hoạt động trở lại, song vấn đề ở đây là khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư không đạt tiêu chuẩn tối thiểu 500 m", ông Hùng nói.

Báo Công An TPSG kể: Phạt DN xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Đồng Nai.

Mặc dù lực lượng chức năng liên tục xử phạt hành chính những vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn lén lút xả thải gây ô nhiễm và các DN này chưa có biện pháp khắc phục triệt để.

Theo số liệu của Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm 2018 đến nay đơn vị đã phát hiện 21 vụ vi phạm trong lĩnh vực môi trường như: xả nước thải, chất thải, khí thải ra môi trường. Qua điều tra, lực lượng chức năng quyết định xử phạt 16 vụ, với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.

Bản tin VnReview kể: Nước ở những vùng quê bị ô nhiễm đã đành, nhưng nước ở các thành phố lớn hiện nay cũng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Làm thế nào để đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% bệnh tật xuất phát từ nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Hàng năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước vệ sinh kém, 200.000 người mắc bệnh ung thư mới được phát hiện, trên cả nước tồn tại 37 làng ung thư do nguồn nước ô nhiễm…. Tuy nhiên, con người không thể sống thiếu nước. Bởi nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể và duy trì hoạt động sống mỗi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.