Hôm nay,  

VN Ký Hiệp định CPTPP, Đồng Ý Cho lập Công Đoàn Cạnh Tranh

05/11/201800:00:00(Xem: 2075)
HANOI -- Có phải nhà nước sẽ cho lập thêm công đoàn, và sẽ cho công nhân tự do gia nhập công đoàn ngài nhà nước? Và cho các công đoàn cạnh tranh nhau?

Đó là điều kiện của một số thương ước quốc tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Bản tin VnExpress kể: Công đoàn Việt Nam sẽ có tổ chức khác cạnh tranh theo cam kết CPTPP.

Tổng liên đoàn đứng trước thách thức và cơ hội đổi mới mạnh hơn khi người lao động được thành lập tổ chức khác ở cơ sở.

 Bản tin VnExpress ghi rằng vào cáng 2/11/2018, thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều ý kiến đề cập đến cam kết trong chương Lao động của Hiệp định này, cho phép thành lập tổ chức của người lao động không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, việc thực hiện cam kết nêu trên là dịp để Tổng liên đoàn tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục bệnh hành chính, tư duy cũ nặng về "hiếu hỉ" và tiếp tục thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Theo ông, trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam sẽ phải đứng trước sự cạnh tranh về kết nạp đoàn viên, về thành lập tổ chức ở cơ sở; điều này cũng sẽ dẫn đến sự chia sẻ nguồn lực tài chính,  khó khăn trong thực thi các quy định của pháp luật về đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công.

"Đây là thách thức rất lớn với tổ chức Công đoàn Việt Nam và cũng chưa có tiền lệ trong cách tiếp cận của hệ thống chính trị nước ta. Tức là có một tổ chức khác tồn tại đồng thời với Công đoàn, mặc dù tổ chức này không mang trong mình đầy đủ bản chất mô hình đoàn thể", ông Hiểu nhấn mạnh.

Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ xây dựng kịch bản phát huy mặt tích cực của cam kết, đồng thời có giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực; hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực lao động và công đoàn; Bộ Luật lao động cần có quy định về tổ chức đại diện người lao động.

Đặc biệt là nhà nước lo sợ từ công đoàn biến sang chính trị đảng phái, theo VnExpress:

“Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động chia sẻ lo ngại, nếu không cẩn thận, khi Công đoàn Việt Nam không còn là đại diện duy nhất của người lao động thì sẽ hình thành nên một loại tổ chức gọi là công đoàn vàng. "Ở đó giới chủ tự thành lập và thao túng, biến công đoàn ấy là tay chân của mình", ông nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động cũng lo ngại việc hình thành tổ chức đại diện cho người lao động nhưng lại tham gia hoạt động chính trị, chống phá, gây phức tạp cho trật tự xã hội.

"Đây là các vấn đề mà chúng ta cần có giải pháp ngăn chặn. Chúng tôi rất ủng hộ tổ chức đại diện người lao động ra đời nhưng đó phải là một tổ chức thực sự vì người lao động và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp", ông Hiểu nhấn mạnh.”

Có nghĩa là, CSVN muốn công đoàn cạnh tranh nhưng phải toàn là cò mồi?

Bản tin cũng nói, Việt Nam sẽ có 3 đến 5 năm để thể chế hóa các luật pháp về lao động phù hợp với cam kết cũng như cải cách, hoàn thiện các thiết chế liên quan.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.