Hôm nay,  

Khi Môi Trường Ô Nhiễm

14/10/201800:00:00(Xem: 2208)
Trần Khải

 

Trong khi bớt sử dụng chai nhựa để cứu môi trường cho sạch, rất nhiều quan chức lại đang phì phèo thuốc lá...

Bản tin VietnamNet kể: Bộ TN&MT sử dụng chai kim loại đựng nước thay thế chai nhựa trong các cuộc họp hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”.

Tại buổi phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” sáng nay Bộ TN&MT cho hay, các sản phẩm từ  nhựa và nilon ra đời đã mang lại không ít tiện ích cho đời sống con người, nhưng việc sử dụng những sản phẩm này đã và đang để lại những hậu quả lớn đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh vật. Phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.

Báo Người Lao Động kể chuyện ô nhiễm môi trường ở Hậu Giang: Người dân sống gần Công ty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát (phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) phải chịu đựng tiếng ồn, khói bụi và mùi hôi thối từ công ty.

...ông Bùi Văn Tùng (ngụ phường Thuận An) chỉ tay về một dãy nhà khoảng 5 căn đang đóng kín cửa, cho biết những nhà này đều có con nhỏ, từ khi nhà máy hoạt động lại, tiếng ồn và khói bụi khiến chủ nhà không dám mở cửa. Lo lắng con bị bệnh, họ đã đóng cửa chuyển ra ngoài chợ sinh sống tạm.

Báo Thanh Tra kể chuyện Thanh Hóa: Hàng loạt cơ sở tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường bị đình chỉ.

Tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) có 28 cơ sở tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường, hầu hết đều không có hồ sơ, thủ tục bảo vệ môi trường. Do vậy, hàng loạt cơ sở đã bị đình chỉ...

Bà Nguyễn Thị Xuân, Phó phòng TN&MT huyện cho biết: “Việc các cơ sở tái chế bao bì ở Thái Hòa gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân là có thật. Sau khi kiểm tra thực tế, Phòng đã tham mưu cho huyện có văn bản đề xuất, kiến nghị Sở TN&MT phối hợp để lấy mẫu phân tích mức độ gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở tái chế bao bì. Qua kiểm tra đã xử phạt hành chính 27/28 cơ sở. Cụ thể, có 6/27 cơ sở không có bản cam kết bảo vệ môi trường; 10/27 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn... mức phạt cao nhất là 35 triệu đồng, thấp nhất là 25 triệu đồng. Tổng số tiền phạt là 792 triệu đồng".

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện ven bờ biển Thừa Thiên Huế: Sạt lở nặng ở bờ biển Phú Thuận, dân lo âu.

Tình trạng sạt lở bờ biển ở xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang ngày càng nặng nề, người dân phải sống trong sợ hãi nhất là mùa mưa bão sắp đến gần; nhiều người đã di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn...

Theo tìm hiểu, xã biển Phú Thuận có đặc thù biển hở, phía ngoài không có vịnh bao quanh như một số địa bàn khác. Người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới, buôn bán nước mắm... vốn đã khó khăn. Tình trạng biển xâm thực, sạt lở đã và đang hoành hành trong nhiều năm qua khiến nhiều hộ dân lo lắng, buộc phải di dời đến nơi ở mới...

Báo Xây Dựng kể chuyện Đà Nẵng: Xử lý tình trạng ô nhiễm các cửa xả nằm ngay các bãi tắm.

Trước tình trạng ô nhiễm từ các cửa xả nằm dọc các bãi tắm phía Đông thành phố, chính quyền Đà Nẵng đã có chỉ đạo nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm đối với bãi biển được Forbes bình chọn 1 trong 10 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh.

UBND thành phố vừa có Văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên - Môi trường, Cty thoát nước và xử lý nước thải và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý, có giải pháp khắc phục ô nhiễm các cửa xả thải tại các bãi tắm dọc tuyến biển Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp.


Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp kể chuyện Quảng Trị: Nhiều địa phương cam kết không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, nhưng thực tế tình trạng ô nhiễm xung quanh các khu, cụm công nghiệp ở Quảng Trị còn tiếp diễn...

Cụm công nghiệp Diên Sanh - Hải Lăng (Quảng Trị) tọa lạc ngay sát quốc lộ 1A, nhiều năm nay dấy lên nhiều khúc mắc vì gây ô nhiễm môi trường. Đáng nói, tình trạng này tiếp diễn thời gian dài nhưng không hiểu sao chưa thể chấm dứt.

Báo Môi Trường & Đầu Tư kể chuyện Sài Gòn: Người dân Thủ Thiêm sống chung với ngập úng và ô nhiễm.

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân Thủ Thiêm phải chịu cảnh sống chung với ngập úng mỗi ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt hằng ngày của người dân tại nơi đây.

...bà Hồ Thị Phụng Anh (63 tuổi) ngụ Khu phố 1, phường An Bình, quận 2, TP.SG cho biết: “Hàng ngày cứ vào khoảng 6h tối là nước bắt đầu dâng cao, gây ngập ở hầu hết khu phố này. Nhà tôi thấp nên chiều nào nước cũng ngập vào mé hiên. Còn khi trời mưa thì thôi rồi, nước tràn vô nhà, làm ước hết đồ đạc trong nhà. Tôi rất bức xúc về vấn đề này vì đã kéo dài hàng nhiều năm liền”.

Báo Dân Việt kể chuyện Bình Định, khi  doanh nghiệp khoét núi kiếm lời, dân lãnh ô nhiễm: Phát hiện nhiều sai phạm.

Sau phản ánh của báo chí, ngành chức năng tại tỉnh Bình Định đã kiểm tra và phát hiện hàng loạt sai phạm của nhiều doanh nghiệp khai thác đá tại núi Sơn Triều (huyện Tuy Phước, Bình Định).

...Dân Việt đã từng đăng tải bài viết Bình Định: Doanh nghiệp khoét núi kiếm lời, dân lãnh đủ ô nhiễm , phản ánh tình trạng hàng loạt doanh nghiệp đục khoét, băm vằm từng mảng núi Sơn Triều. Người dân sống gần chân núi phải gồng mình hứng chịu hàng trăm thứ ô nhiễm do hoạt động của DN gây ra.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Ô nhiễm từ làng nghề đá mỹ nghệ.

Việc số lượng các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở xã Vĩnh Minh và xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) mọc lên như “nấm sau mưa”, có thể xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nơi đây trở thành điểm “nóng” về vấn ô nhiễm môi trường. Câu chuyện ô nhiễm tại làng nghề đá mỹ nghệ ở Vĩnh Minh và nhiều cơ sở chế tác đá ở Vĩnh Thịnh không là mới. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả và triệt để.

Báo Lao Động kể chuyện Đà Lạt: Do lượng nước thải lớn nên hai hồ lắng bị quá tải, tràn ra ngoài, là nguyên nhân khiến những hộ dân sống xung quanh chợ nông sản Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chịu cảnh ô nhiễm nhiều năm qua.

Bà Trần Thị Ngà (ngụ tổ 12, Đa Phước, TP.Đà Lạt) bức xúc cho biết, nước thải từ chợ nông sản Đà Lạt không chảy theo đường ống cống mà chảy ra nhiều vị trí khác nhau nên những ngày mưa, nước thải chảy hết vào nhà, làm gia đình bà mất nhiều công sức để dọn dẹp rác hôi thối của nước thải dơ bẩn.

Bản tin VTV kể chuyện Trà Vinh: Hàng chục hộ dân ở ấp Chợ, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đang phải sống trong tình trạng hệ thống cống thoát nước bị bồi lắng gây ô nhiễm môi trường.

Tình trạng nước đọng đã kéo dài 3 năm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tiến hành khảo sát nhưng đến nay những giải pháp khắc phục vẫn nằm trong "ngăn tủ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.