Hôm nay,  

Nobel 2018 Giúp VN Trị Ung Thư

06/10/201800:00:00(Xem: 2395)
HANOI/SAIGON -- Chuyện rất ít người biết: Giải Nobel y học 2018 đã thử nghiệm chống ung thư tại Việt Nam từ đầu năm 2017.

Thông tin đó được nhiều cơ quan truyền thông trong nước loan tin sau khi Giải Nobel Y Học 2018 được Học viện Thụy Điển loan báo.

Báo Lao Động ne6uc âu hỏi: Đột phá điều trị ung thư đạt giải Nobel ứng dụng ở Việt Nam ra sao?

Bản tin này nói rằng công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp miễn dịch chống một số bệnh ung thư được tặng được giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng ở Việt Nam. Đây là thông tin đáng mừng cho các bệnh nhân ung thư.

Giải Nobel Y học 2018 vừa được trao cho 2 nhà khoa học nghiên cứu ra một liệu pháp điều trị ung thư mới, kích hoạt tế bào miễn dịch của cơ thể để chúng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

Tác giả của công trình này là 2 nhà khoa học danh tiếng là GS Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) - người phát hiện ra PD1 và GS James P. Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ) - người phát hiện ra CTLA4.

Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hóa và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tại Việt Nam, GS Tạ Thành Văn - Phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội, người học trò Việt Nam đầu tiên của GS Honjo - đã cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2017, theo cơ chế tương tự với phát minh trên là tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch song với hướng tiếp cận khác.

Báo Lao Động ghi lời GS Tạ Thành Văn cho hay, với liệu pháp này, các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh. Bệnh nhân được lấy khoảng 10 - 30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt.


Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư), các tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, làm tăng số lượng và chất lượng tế bào miễn dịch đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cả GS Tasuku Honjo và GS James P. Allison đều tìm ra lý do vì sao tế bào ung thư lại “trốn thoát” khỏi sự tiêu diệt của các tế bào miễn dịch. Trong đó, GS Honjo phát hiện ra thụ thể PD-1, GS Allison phát hiện ra thụ thể CLTA-4.

Khi tiếp xúc với tế bào miễn dịch, tế bào ung thư làm bất hoạt 2 thụ thể nói trên khiến tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào ung thư. Nhờ phát minh của 2 giáo sư, ngành dược đã sản xuất ra kháng thể kháng lại 2 thụ thể PD-1 và CLTA-4, giúp tế bào miễn dịch nhận ra tế bào ung thư để tiêu diệt đích.

Phương pháp này đã được thế giới áp dụng và được coi là phương pháp chính thức để điều trị ung thư và đã có hướng dẫn cụ thể.

Trong khi đó, bản tin Kênh 14 ghi rằng theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam giải thích, nhờ khám phá ra việc các tế bào ung thư dùng chốt kiểm miễn dịch thoát khỏi sự tấn công của tế bào T, nên khi ức chế được chốt kiểm đồng nghĩa có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho thuốc Pembrolizumab tại Việt nam. Thuốc này được chỉ định điều trị cho các trường hợp như:

(1) Bệnh nhân trưởng thành bị melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc di căn);

(2) Điều trị bước đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn ở người lớn;

(3) Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn ở người lớn có tỷ lệ khối u (TPS) ≥ 1% và những người đã nhận được ít nhất một phác đồ hóa trị liệu trước đó.

Liệu pháp miễn dịch đã được triển khai tại nhiều nơi như BV Ung bướu TP.SG, BV K Hà Nội, BV Bình Dân (TP.SG)..

Riêng tại Trung tâm Ung bướu, BV Chợ Rẫy (TP.SG) cũng đã áp dụng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi, ung thư hắc tố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.