Hôm nay,  

Lễ Lao Động 2018: Niềm Vui Của Mỹ

01/09/201800:00:00(Xem: 3435)
Vi Anh

 
Lễ Lao Động (Labor Day) Mỹ năm nay 2018, nhằm ngày Thứ Hai 3 tháng 9, là một niềm vui của nhân dân và chánh quyền Mỹ. Được nghỉ một cuối tuần dài, đa số có lương. Niềm vui cho đất nước nhân dân Mỹ. Tin VOA ngày 04/08/2018, “Kinh tế Mỹ: thêm 157.000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 3.9%”. Sau đây là những con số biết nói nói lên nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục phát triển lành mạnh, bước vào năm thứ 10 của chu kỳ dài thứ 2 trong lịch sử. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% xuống còn 3,9%, theo dữ liệu của Bộ Lao động đưa ra hôm 3/8. Tỷ lệ thất nghiệp – kể cả những người chán nản không buồn tìm việc nữa cũng như những người thỉnh thoảng mới đi tìm việc – giảm từ 7,8% xuống còn gần tới 3,8%, mức thấp nhất trong 18 năm qua. VOA ghi nhận, “Trong sáu tháng đầu năm nay, số người được thuê vào làm việc là 224.000 người, tiến độ mướn công nhân nhanh hơn so với năm 2017. Mức tăng trưởng này đã gây ấn tượng tốt cho nhiều kinh tế gia bởi nó diễn ra vào cuối chu kỳ phát triển kinh tế, hiện đang ở năm thứ 10 và là chu kỳ dài thứ 2 trong lịch sử Mỹ.

Còn nền kinh tế Mỹ tăng với mức 4,1% trong quý 2 là mức tăng cao nhất trong gần 4 năm qua. Mức lương trung bình trả theo giờ tăng nhẹ ở mức 2,7% so với một năm trước đó, và không thay đổi so với cách đây hai tháng.

Cuộc chiến thương mại dường như không có tác động tới đà thuê nhân công trong tháng trước. Ngành chế tạo sản xuất nằm trong số các lĩnh vực bị tác động nhiều nhất của các sắc thuế, đã thêm được 37.000 việc làm, số liệu cao nhất trong 7 tháng qua.

Ngành chế tạo sản xuất dường như được hưởng lợi do các công ty khoan dầu tăng gần như gấp đôi mức đầu tư của họ vào các dàn khoan và các cơ sở khác trong mùa xuân vừa qua.”

Tin thêm bên ngoài, TT Trump tuyên bố TC ‘chơi xấu’ đánh vào nông dân Mỹ trong đậu nành từng ủng hộ Ô. Trump trong kỳ bầu cử 2016, bằng đòn tăng thuế. Ngày 6/7, TT Trump áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa từ Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ, trị giá 34 tỷ USD, chánh yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp trả đũa có giá trị tương đương nhằm vào Mỹ, nhằm vào các sản phẩm bao gồm đậu nành, bông vải, xe ô tô và máy bay. Trung Quốc là nước mua 60% tổng lượng đậu nành xuất cảng của thế giới và là nước nhập hơn 50% lượng đậu nành xuất cảng của Mỹ. Đơn đặt hàng mua đậu nành Mỹ của Trung Quốc trong năm ngoái lên tới 12,25 tỷ USD.

Và các công ty Mỹ xương sống kinh tế của Mỹ ở TC đang chào TC bằng chân, rút về cố quốc Mỹ làm ăn vì TC tăng tiền lương làm giá thành hàng hoá cao hơn khó bán. Và chính các đại gia TC, VC cũng đang tung tiền qua Mỹ để đầu tư, ổn định và an toàn hơn, và mua nhà cửa rất nhiều khiến giá nhà tăng cao ở  những vùng có cộng đồng người Mỹ gốc Hoa và Mỹ gốc Việt. Hàng hoá made in USA được giới tiêu thụ và dân chúng nhiều nước trên thế giới mến mộ.

Nên Lễ Lao Động (Labor Day) ở Mỹ năm nay 2018 rất vui. Trước nhứt đây là một quốc lễ của Mỹ, một lễ lớn của Mỹ. Người lao động được nghỉ bắt cầu một cuối tuần dài (nghỉ từ thứ Bảy, Chủ Nhựt trước đến lễ vào Thứ Hai), có lương.

Được biết lễ này theo thông lệ và qui định trở thành một ngày quốc lễ chính thức vào năm 1894 sau cuộc vận động của các nghiệp đoàn của Hoa Kỳ, lấy ngày Thứ Hai của tuần lễ đầu tháng 9. Hoàn toàn khác với nhiều nước và CS sau này lấy ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao Động.

Thời tiết ở Mỹ lúc này cũng tốt. Lễ Lao Động đánh dấu thời điểm dứt hè sang thu là mùa không nóng, không lạnh, tốt nhứt cho các cuộc đi chơi ngoài trời hay đi du lịch. Để cho dễ nhớ hai ngày lễ lớn này, người Mỹ có cái mẹo, Lễ Chiến sĩ Trận Vong bắt đầu mùa hè, còn Lao Động là chấm dứt hè.

Lễ Lao Động thì Tổng Thống thường lên tiếng ca ngợi thành quả lao động của quốc dân. Dân chúng đi xa cắm trại, đi biển tắm lội, hứng mát, tổ chức picnic ngoài công viên, hoặc là ở sân nhà, nướng thịt barbecue thơm lừng và giải khát bia mát rượi. Có người nhơn cơ hội nghỉ năm ngày này đi thăm bà con, bè bạn ở xa. Nhứt là người Mỹ gốc Việt, văn hoá hướng về gia đình, đồng hương, đồng trường.

Theo hệ thống bảo hiểm AAA của Mỹ, thông thường trung bình có khoảng 35,5 triệu người đi 50 miles ra khỏi thành phố cư trú. Năm nay 2018, cơ quan hàng không Airlines for America (A4A) dự trù có khoảng 15,6 triệu dùng máy bay trong ba ngày cuối tuần trước Labor Day. Nhưng cũng có người vì công việc quá cần gấp (hot job) phải đi làm thì được trả lương phụ trội (over time), có nơi gấp đôi, có nơi gấp hai rưỡi.

Người Việt đầu tiên đến Mỹ sau cuộc di tản lớn và xa vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN, đến nay đã hưởng  được 43 Lễ Lao Động Mỹ rồi, không thể không vui mừng cho mình và tức giận dùm cho đồng bào lao động ở nước nhà VN. Người công nhân và nông dân VN bị bóc lột một cách rất là thậm tệ. VN không có nghiệp đoàn đấu tranh bảo vệ cho công nhân như Mỹ. VN chỉ có “công đoàn” mà lãnh đạo là người của CS chỉ định để thống trị công nhân. Khác với quyền lợi của người lao động Mỹ được bảo vệ một cách tối đa. Nghiệp đoàn Mỹ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động rất nhiều.

Còn chánh quyền Mỹ có Bộ Lao Động và nhiều cơ quan phục vụ cho công nhân, luật pháp luôn vì công nhân. Thí dụ luật cấm không được mướn trẻ em chưa đủ tuổi đi làm, qui định số lương tối thiểu, mất việc thì được tiền thất nghiệp, được  giúp đi kiếm việc làm khác, đi học thêm kỹ năng để có công ăn việc làm tốt hơn.

Việc làm của  người lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của sự thành công hay thất bại của chánh quyền, của hai đảng, là đề tài tranh cử của tổng thống, nghị sĩ, dân biểu, liên bang và tiểu bang và thống đốc.

Dù Ngày Lễ Lao Động Mỹ nhằm ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng Chín mỗi năm, chớ không phải là ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao Động, đã trở thành một ngày lễ chính thức năm 1894  vốn là do cuộc vận động của các nghiệp đoàn của Hoa Kỳ. Nhưng sau 129 năm, có một thay đổi lớn nhưng từ từ ở Mỹ. Nghiệp đoàn không còn là tổ chức lãnh đạo toàn diện người lao động Mỹ nữa. Cả mấy chục năm gần đây, nghiệp đoàn không còn tổ chức diễn hành, phô trương lực lượng ngoài xã hội, đóng vai trò then chốt trong các vận động bầu cử nữa. 30 năm qua, số đoàn viên của các nghiệp đoàn Mỹ sút giảm một cách trầm trọng. Nếu năm 1983 có 20% công nhân Mỹ  ở trong nghiệp đoàn, thì năm 2012 chỉ còn 11%. Một là vì lãnh đạo nghiệp đoàn đòi hỏi đoàn viên nhiều hơn là giúp đỡ. Hai là lãnh đạo nghiệp đoàn thường quyết định theo tinh thần  phe đảng, gò ép đoàn viên trong các cuộc bầu cử. Ba là càng ngày các công ty đưa việc làm ra ngoại quốc theo xu thế kinh tế toàn cầu.

Ý thức được nguyên do thoái hóa của mình, các nghiệp đoàn trong những năm gần đây đấu tranh, vận động hành lang lập pháp, lập qui cho quyền lợi thân thiết của người lao động và đã thành công một cách tốt đẹp, tái tạo lại niềm tin nơi người lao động Mỹ. Như qua vận động của các nghiệp đoàn, chánh quyền hành pháp và lập pháp qui định làm việc 5 ngày cũng như nghỉ phép và nghỉ bịnh vẫn được công ty trả lương./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.