Hôm nay,  

Di Dân Dùng Tiền Chăm Sóc Sức Khỏe Ít Hơn Người Mỹ Bản Xứ, Gia Đình Di Dân Dây Chuyền Của Tổng Thống Trump

24/08/201800:00:00(Xem: 1980)
LE MINH HAI_2018-Screen Shot
Lê Minh Hải

 
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Năm mươi hai phần trăm dân chúng Hoa Kỳ tin rằng người di dân là gánh nặng tài chánh đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ, và hai phần ba dân chúng Hoa Kỳ tin rằng di dân bất hợp pháp không thể hợp lệ nhận những dịch vụ xã hội của tiểu bang và của chính phủ địa phương.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy người di dân thực sự ít dùng những nguồn cung cấp y tế hơn những người không phải là di dân. Thực ra, người di dân còn trợ cấp chăm sóc sức khỏe cho công dân Hoa Kỳ vì người di dân trả những phí tổn bảo hiểm sức khỏe như người Hoa Kỳ, nhưng lại sử dụng bảo hiểm của họ ít hơn người Mỹ sinh trưởng ở nước này.

Bản nghiên cứu còn cho thấy những phí tổn chăm sóc sức khỏe tổng thể của người di dân chỉ từ một nửa cho đến hai phần ba so với những người sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Đặc biệt là việc chi phí sức khỏe cho di dân bất hợp pháp rất thấp.

Người di dân chiếm 12% dân số Hoa Kỳ, nhưng chỉ chiếm 8.6% tổng chi tiêu của y tế Hoa Kỳ. Tại sao người di dân đang sử dụng các nguồn y tế ít hơn phần dân số Hoa Kỳ còn lại?

Có nhiều sự hỗ trợ xã hội và gia đình hơn trong số những người nhập cư và điều này có thể góp phần cải thiện sức khỏe và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Những người nhập cư gần đây khỏe mạnh hơn nhiều so với người Mỹ bản xứ, điều này mang lại lợi ích cho nền kinh tế chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người nhập cư tạo thành một khu vực bảo hiểm có rủi ro thấp và chính vì thế họ đã trợ giúp các chương trình bảo hiểm tư và một vài bảo hiểm công cộng như Medicare chẳng hạn. Các công ty bảo hiểm sức khỏe thực sự tính tiền bảo hiểm sức khỏe cho khách hàng là người di dân ít hơn vì họ khỏe mạnh hơn và không dùng bảo hiểm nhiều như người Mỹ bản xứ.

Dù những phí tổn y tế thấp hơn, các nhà chuyên môn nói rằng sự căng thẳng gây ra từ những chính sách di trú của ông Trump sẽ làm tăng các phí tổn y tế vì  nó sẽ gây bất ổn về sức khỏe cho trẻ em di dân và gia đình.

Gia Đình Di Dân Dây Chuyền Của Tổng Thống Trump

Chính ông Trump là người sinh đẻ ở Hoa Kỳ là nhờ ở chính sách di trú dây chuyền. Và chỉ mới đây thôi, cha mẹ của đệ nhất phu nhân, bà Melania Trump, đã trở thành công dân Hoa Kỳ qua vấn đề di trú dây chuyền. Bà Trump đến từ nước Slovenia ở Đông  u. Slovenia nguyên là một cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chính thức độc lập từ năm 1991.  Trước khi kết hôn với ông Trump, bà có Thẻ Xanh qua chiếu khán làm việc tại Hoa Kỳ. Sau đó bà trở thành công dân Hoa Kỳ. Bà đã nộp đơn bảo lãnh cha mẹ và họ đã đến Hoa Kỳ, có Thẻ Xanh và nộp đơn xin nhập tịch. Họ đã tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ mới đây. Đây là một thí dụ rất tốt về "di dân dây chuyền".

Nhưng ông Trump nghĩ rằng di dân dây chuyền là điều "kinh tởm". Trong tháng Giêng năm 2018, ông nói rằng ông muốn chấm dứt hệ thống di trú "hư hỏng" của Hoa Kỳ và tống cổ "đám người thật xấu xa" bằng cách "hạn chế việc bảo lãnh vợ/chồng và trẻ vị thành niên". Nhưng không hạn chế cha mẹ!

Liệu ông Trump có ân hận để cha mẹ của vợ ông ta giờ đã trở thành công dân Hoa Kỳ không? Hoặc, ông chấp thuận việc này vì họ là dân  u Châu da trắng?

Cập Nhật Chương Trình DACA

Hàng ngàn những di dân trẻ không giấy tờ trên khắp Hoa Kỳ đang chờ quyết định của một vị chán án liên bang tại thành phố Houston. Chánh án Andrew Hanen kỳ vọng sẽ đưa ra một phán quyết để chấm dứt chương trình DACA. Đây là chương trình được thành hình từ một án lệnh hành pháp của Tổng thống Barrack Obama nhằm bảo vệ những di dân trẻ không có giấy tờ hợp lệ, đến Mỹ từ lúc còn nhỏ, sẽ tạm thời không bị trục xuất và cho họ quyền nộp đơn xin thẻ làm việc tạm thời.


Kể từ khi Tổng thống Trump muốn chấm dứt chương trình DACA trong năm 2017, nhiều đơn kiện đã đệ nộp lên tòa để chống lại những toan tính muốn chấm dứt chương trình DACA. Một chán án liên bang đã phán lệnh cho phép chương trình này được tái lập cho những người DACA muốn gia hạn. Sau đó, một vị chánh án liên bang khác ra lệnh chính phủ phải tái mở tòan phần chương trình DACA và chấp thuận các đương đơn mới và ngay cả những người muốn gia hạn quy chế DACA của họ.

Tiểu bang Texas đang lãnh đạo một vụ kiện của nhiều tiểu bang chống lại việc cho phép những di dân DACA được gia hạn quy chế của họ. Chánh án Hanen cho biết sẽ có quyết định sớm.

Nhưng dù Chánh án Hanen quyết định ra sao chăng nữa, sẽ có nhiều quyết định của các tòa liên bang cho phép chương trình DACA mở  lại. Vì thế, vấn đề này sẽ hầu như sẽ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ để quyết định một lần cuối cùng.

Hành Pháp Trump Quan Tâm Đến Việc Giảm Thêm Số Người Tỵ Nạn Nhập Cư Vào Hoa Kỳ

Hành pháp Trump đang quan tâm đến việc giảm thêm số người tỵ nạn tái định cư tại Hoa Kỳ. Một chương trình của Tòa Bạch Ốc chỉ cho phép không quá 25.000 người tỵ nạn mỗi năm được tái định cư ở Hoa Kỳ. Điều này sẽ giảm hơn 40% từ con số giới hạn 45.000 người tỵ nạn, vốn đã là con số giảm kỷ lục trong năm nay.

Trong năm 2018, Hoa Kỳ tái định cư số người tỵ nạn ít nhất trong 40 năm qua. Từ đầu năm đến nay, dưới 5.000 người tỵ nạn đã đến Hoa Kỳ. Gồm có: 2.200 người từ Á Châu, 1.700 người từ Phi Châu và dưới 500 người đến từ Trung Đông.

Trong khi đó tại  u Châu, Tân Ban Nha đã đón nhận 21.000 di dân trong năm nay, Hy Lạp nhận 12.000 người và Y Đại Lợi nhận 15.000 người.

Chỉ có một lý do mà chính phủ Hoa Kỳ hiện nay giảm số người tỵ nạn được đến Hoa Kỳ đó là theo chương trình nghị sự chống di dân của Tòa Bạch Ốc. Giới quan tâm về di trú cho rằng Hoa Kỳ vẫn có thể có những luật lệ di trú cứng rắn, nhưng đồng thời nhận ra tình nhân lọai của gia đình và trẻ em. Chúng ta có thể tăng cường an ninh biên giới cùng lúc với việc cải thiện chương trình xin lánh cư và di dân nhân đạo của chúng ta. Chúng ta vẫn có thể trợ giúp những cá nhân bị ngược đãi và bị tổn thương - đặc biệt là những trẻ em - nhưng chúng ta không mất sự kiểm sóat đất nước mình. Đang có sự khủng hỏang nhân đạo bị từ chối xảy ra ở Trung Mỹ và chúng ta có thể giúp đỡ những nước láng giềng ở phía Nam Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nước nào ở  u Châu nhận nhiều người tỵ nạn nhất?

- Đáp: Nước Đức đã đón nhận hơn 1 triệu người di dân từ năm 2015.

- Hỏi: Có lý do nào mà những người di dân gần đây ít đòi hỏi về chăm sóc y tế hơn những người di dân trước đây không?

- Đáp: Một lý do có thể là những di dân mới đây có khuynh hướng trẻ và khỏe mạnh khi họ đến Hoa Kỳ.

- Hỏi: Quy định mới nhất của Sở di trú USCIS về chương trình DACA ra sao?

- Đáp: Vào tháng 2 năm 2018, vì lệnh của tòa án liên bang, Sở di trú USCIS tái chập nhận đơn xin gia hạn của các thành viên của chương trình DACA. Sở di trú không chấp nhận đơn mới trong lúc này. Chính sách về DACA sẽ làm việc với những người xin gia hạn như quy định trước khi ông Trump muốn hủy bỏ vào tháng Chín năm 2017.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.