Hôm nay,  

Gìn giữ di sản Việt: Phim về NS Lê Văn Khoa

23/08/201809:10:00(Xem: 5972)

Gìn giữ di sản Việt: Phim về NS Lê Văn Khoa

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Người Việt hải ngoại từ bấy lâu nay tuy sống tha hương nhưng lúc nào cũng cố gắng bảo tồn và gìn giữ văn hoá truyền thống và ngôn ngữ Việt. Có một sự thật là những nhân tài quý hiếm trong nhiều lãnh vực khác nhau của người Việt ở ngoài nước dần dần nằm xuống theo lẽ vô thường của tạo hoá. Với mục đích duy trì và phổ biến các tài liệu liên quan đến người Việt tị nạn hay những di sản tinh thần quý báu của người Việt tha hương cho thế hệ sau khi cần đến có thể noi theo hay tra cứu, một tổ chức có tên gọi "Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt(VHM)" ra đời. Một việc làm ý nghĩa chứng minh cho nguyện ước bảo tồn của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt và Việt Nam Film Club là cuốn phim tài liệu "Lê Văn Khoa-Một Đời Cho Nghệ Thuật" được trình làng năm nay. Lịch trình chiếu đầu tiên ở Paris, Pháp rồi đến Virginia, Nam, Bắc Cali, Hoa Kỳ vào cuối tuần đầu tháng Tám vừa qua. Texas, Minnesota sẽ là địa điểm kế tiếp.

 

 blank

Pic 1 Ca sĩ Ngọc Hà và NS Lê Văn Khoa (hình: NAG Kiệt Trần)

 
blank

Pic 2 Tài tử Kiều Chinh và NS Lê Văn Khoa (hình NAG Kiệt Trần)

 
blank

Pic 3 Đại diện của Viện Bảo Tàng, Châu Thụy

 

Điểm son của việc trình chiếu cuốn phim này là NS Lê Văn Khoa đã được cộng đồng người Việt và cộng đồng bạn ở các nơi trình chiếu nhiệt liệt ủng hộ và giúp đỡ. Có lẽ đó là kết quả của cái duyên ông để lại trong các cuộc lưu diễn quốc tế ở khắp nơi trên thế giới nảy sinh cái tình, yêu và mến mộ một nghệ sĩ đa tài như ông.

Rạp hát nổi tiếng "Rose Center Theater" của Quận Cam, một hí viện chuyên về nhạc kịch sân khấu Broadway, được chọn làm nơi khai mạc trang trọng cho buổi chiếu phim. Rạp chứa trên 400 chỗ mà quan khách đã ngồi gần kín rạp. Sự hiện diện của các vị dân cử và phần chào quốc kỳ theo nghi thức bồng súng đặc biệt của quân đội VNCH đã khiến buổi lễ tăng thêm phần trang nghiêm.

Vị đại diện cho Viện Bảo Tàng Di Sản Việt là Châu Thụy đã phát biểu cảm tưởng:

"Lê Văn Khoa là một người hy sinh cả cuộc đời cho nghệ thuật. Ông có một tấm lòng yêu thương trẻ thơ và muốn đào tạo những tài năng mầm non. Ngoài ra ông còn sở hữu một đôi mắt có cái nhìn sắc bén trong lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, một thính giác phi thường tuyệt hảo cho âm nhạc và một trái tim rạt rào tình tự quê hương cống hiến tất cả cho công việc ông làm. Tuy nhiên có ai hiểu được biết bao khó khăn ông phải hy sinh để theo đuổi con đường nghệ thuật của mình. Cuốn phim này được Việt film Club thực hiện nói lên được một phần những thành quả của ông đã làm trong những năm qua. Dù đã 85 tuổi ông vẫn trẻ trung hăng say phục vụ cho nghệ thuật và tiếp tục giảng dạy, nâng cao giá trị nghệ thuật không ngoài mục đích để rạng danh giống nòi VN. Ông cũng là 1 thành viên trong Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt.

 
blank

Pic 4 Đại diện của VN Film Club Chu Lynh

 
blank

Pic 5 Bà Diana Carey và MC Roxanne

 
blank

Pic 6 Từ trái qua phải, ĐTKhiết, Chu Lynh, LVKhoa, Diane Carey, con của DB Allen Lowenthal, TT Tạ Đức Trí

 

Thị trưởng thành phố Westminster, Tạ Đức Trí cũng bày tỏ lòng biết ơn tinh thần cống hiến cho nghệ thuật và sự hy sinh cao cả của nhạc sĩ.  Riêng bà Diana Lee Carey, phó giám đốc của Rose Center, cựu nghị viên thành phố xuất hiện duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam đã chia sẻ những cảm xúc chân tình. Bà ngợi khen NS Lê Văn Khoa không những là 1 nghệ sĩ đa tài của cộng đồng Việt mà còn của cả thế giới. Ông đã soạn trên 600 bản nhạc vừa Việt, vừa giao hưởng cổ điển Tây Phương. Bà rất hãnh diện được gọi ông là bạn, một thiên tài âm nhạc và nghệ thuật.

Tài tử Kiều Chinh cũng có mặt trong buổi lễ cùng ủy viên giáo dục Frances Thế Thủy và đại diện của các dân biểu Allen Lowenthal, Lou Correa. Anh Chu Lynh, đại diện cho Việtnam Film Club cũng nói vài lời cùng quan khách về lý do tại sao cuốn phim ra đời.
 

Ông sinh tại Cần Thơ. Ông từng đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cho nhiếp ảnh và âm nhạc. Ngoài ra còn có các giải thưởng, Danh Dự Tối Cao, Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh, Tâm Lý Chiến Bội Tinh, Huy chương Vàng, Bạc, Đồng, v..v...

Được vinh danh từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tòa Đại Sứ Ukraine, nhiều Nghị Viện tiểu bang và thị Xã Hoa Kỳ. Người Việt Nam đầu tiên có 4 CD nhạc Việt với dàn nhạc giao hưởng quốc tế (Kiev Symphony Orchestra). Nhạc giao hưởng của ông được trình diễn ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu.

  

Phần quan trọng nhất của buổi khai mạc chính là đoạn phim quảng cáo trailer dài 20 phút đã cuốn hút và kích thích trì tò mò khiến người xem muốn xem cả cuốn phim. Phân đoạn này giới thiệu một vài nét tiểu sử và sự nghiệp của NS LVK với tài năng trong nghệ thuật nhiếp ảnh và âm nhạc. Ông viết những bài hát Việt ca ngợi tự do cùng nỗ lực đưa âm nhạc Việt vào thế giới. Các bài dân ca như Lý Ngựa Ô, Se Chỉ Luồn Kim, Cây Trúc Xinh và Quốc ca VNCH …được ông viết hoà âm cho các ban nhạc giao hưởng ở Mỹ, Úc, Ukraine .v..v..trình diễn.  Ông còn có đặc tài sử dụng đàn Bandura là 1 nhạc cụ Ukraine cổ nhất. Phần phỏng vấn 22 nhân vật Việt Nam và ngoại quốc nhận định về sự nghiệp 65 năm đóng góp cho Đất Nước Việt Nam của nghệ sĩ Lê Văn Khoa trong lãnh vực giáo dục, nhiếp ảnh và âm nhạc đã xác định tài năng thiên phú tuyệt vời của ông. Ông luôn luôn quan tâm đến giới trẻ và giáo dục thiếu nhi, đến nay ông vẫn còn dạy các em đàn và viết hoà âm.

 blank

Pic 7 Hugo Hiếu

 
blank

Pic 8 Quan khách

 
blank

Pic 9 NS LVKhoa và NS Nguyễn Đạt

 

Trong phần phụ diễn văn nghệ, các học sinh của ông đã có mặt. Em Hugo Nguyễn trình diễn Piano bài "Người Thương Binh" do chính em sáng tác. Em Lê Huy cũng đàn dương cầm với Muôn Sao Múa Hát Trời Cao do em viết. Lauren Hồ  thì trình bày Cây Trúc Xinh, hoà âm của LVKhoa. Một nhóm thân hữu của ông cùng hợp ca bài "Hẹn một ngày về" do ông sáng tác.

Trong nguồn sáng duy nhất của sân khấu là ánh nến lập loè trên tay, ca sĩ Ngọc Hà tha thướt xuất hiện. Cô trình bày bài "Nhớ Em" thơ Thanh Hằng, nhạc LVKhoa. Giọng Soprano với kỹ thuật vững vàng, Ngọc Hà đã đưa cảm xúc của người nghe vào chơi vơi trong nỗi đau trầm lắng. "Anh bỏ quê, anh bỏ xứ mang theo tình thơ dại; Em ở đâu? Em ở đâu? cho anh theo mỗi bước; Giữa đại dương, trên đỉnh núi chơi vơi gọi nhớ em; Ước mong sao được thấy bóng dù xa.".

Cô đã từng trình diễn với The Royal Melbourne Philharmonic Symphony Orchestra ở Úc, dàn nhạc giao hưởng Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, giàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra and Chorus ở Ukraine và Washington D.C. Bài "Nhớ em" đã được thu thanh đầu tiên ở cơ quan Truyền Thanh và Truyền Hình Ukraine, tại thủ đô Kyiv (Kiev).

Trong phần trò chuyện cùng cử tọa, khi được hỏi ông có hoạch định một dự án lớn nào trong tương lai không. Ông trả lời, dự án thì rất nhiều nhưng không biết có thực hiện nổi không nên không dám hứa và đưa ra.

Riêng anh danh cầm Nguyễn Đạt (Đạt mù) đã hỏi ông một câu, ông có theo một trường phái nào đặc biệt không? Ông bảo, nhạc ông có nhiều dân tộc tính tức trường phái Nationalism.

 

Khi có cơ hội tiếp xúc và phỏng vấn NS LVK sau hậu trường, tôi hỏi thêm ông về việc ông đưa ngũ cung vào sáng tác. Ông bảo, khi sáng tác ông thường đưa ngũ cung vào như Đại tấu khúc "Symphony Việt Nam 1975" có rất nhiều ngũ cung để cho thế giới hiểu rõ hơn biến cố đau buồn của VN. Viện bảo tàng âm nhạc bên Úc có lưu giữ 1 bản sao để mọi người biết và tra cứu. Ukraine cũng đã vinh danh ông về sự đóng góp âm nhạc của ông cho nền nhạc dân tộc của nước này. Ông nói, Việt Nam đã có đóng góp rất lớn, và thực tiễn trong việc giúp phát triển âm nhạc thế giới. Điển hình là sự phát triển của trường phái Nationalism (Dân tộc) biến thành Impressionism (Ấn tượng) của nhà soạn nhạc Claude Debussy qua việc ảnh hưởng nhạc Ngũ cung Việt Nam.

Debussy chuyển hướng sáng tác “Prélude à l’après midi d’un faune” mở đầu kỷ nguyên mới của âm nhạc hiện đại dựa trên giai điệu Đông Phương (Orientalism) nhờ ông được thưởng thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam do giàn nhạc Đại Nội Triều Đình Huế trình tấu.

 

Lúc tôi hỏi, ông nghĩ sao về những ca khúc đương đại trong nước hiện nay. Ông bảo ông không theo sát sao nhưng nói chung có một số tác phẩm rất hời hợt, theo xu thời hơn là giá trị nghệ thuật đưa tới tình trạng người sáng tác nhạc không cần biết nhạc. Trên nguyên tắc căn bản một bài hát phải có melody (giai điệu), symphony (đại tấu khúc) và Harmony (hoà điệu). Họ sáng tác cẩu thả, không đủ ba yếu tố trên mà chỉ theo các nhịp điệu cốt chỉ để nhảy đầm mà thôi, nên không có giá trị.

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.