Hôm nay,  

Ý Nghĩa Ngày Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt

01/03/200600:00:00(Xem: 5967)
-Hằng năm, cứ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào: đang bị tù đày, tha hương nơi hải ngoại hoặc ngay tại quê nhà dưới sự cai trị độc tài của bạo quyền Cộng sản, hàng triệu tín đồ PGHH vẫn tổ chức kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt, dù dưới hình thức công khai rầm rộ hay âm thầm cầu nguyện. Bởi vì, đây là một ngày vô cùng trọng đại ảnh hưởng to lớn không những cho nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo mà còn cho cả dòng lịch sử Dân tộc.

Thật vậy, ngược dòng thời gian cách nay 59 năm, vào ngày 16-4-1947 (nhằm ngày 25 tháng Hai nhuần năm Đinh Hợi) Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bị bọn Cộng sản Việt minh âm mưu ám hại tại ngọn Rạch Đốc Vàng hạ thuộc xã Tân Phú, quận Thanh Bình (Đồng Tháp). Lý do là vì Đức Huỳnh Giáo Chủ với tấm lòng Từ bi Bác ái, Vị tha của Đấng Giáo chủ của một Tôn giáo và với tinh thần muốn bảo vệ sự đoàn kết dân tộc của một nhà Cách mạng nhằm dồn hết nổ lực vào công cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị của ngoại bang, nên Ngài đã nhận lời mời đến họp với tên Bửu Vinh đang giữ chức Ủy viên Quân sự VM tỉnh Long Xuyên nhằm hòa giải những sự xung đột đẫm máu đang diễn ra giữa Việt minh và tín đồ PGHH, mặc dù trước đó Ngài đã bị bọn Việt minh âm mưu ám hại nhiều lần. Và cũng từ thời điểm lịch sử đó, Đức Huỳnh Giáo Chủ bặt vô âm tín.

Ngay sau biến cố nầy, có rất nhiều nguồn tin khác nhau được tung ra. Trước hết, do chủ trương tiêu diệt tất cả những phần tử quốc gia chơn chánh, những lãnh tụ các tôn giáo, các đảng phái chánh trị gây trở ngại cho chánh sách độc tài phe đảng, Cộng sản Việt minh đã tuyên truyền là Ủy ban Hành chánh Nam bộ lập Tòa án đặc biệt để xử hành quyết ĐHGC vào ngày 25-4-1947.

Sau đó, do sự nhận thấy điều bất lợi, nên chúng tráo trở qui trách nhiệm cho cơ sở địa phương, còn cấp lãnh đạo CS không có quyết định và không biết gì hết. Về phiá Thực dân Pháp thì dựa vào lời phao truyền của CS, họ cũng loan tin là ĐHGC bị CS hành quyết nhằm tạo sự thù hận của khối tín đồ PGHH đối với CS, nhằm có lợi cho bọn họ. Tuy nhiên, đối với tín đồ PGHH thì hầu hết đều tin tưởng tuyệt đối rằng Đức Tôn Sư không hề và không thể bị CS sát hại mà Ngài chỉ tạm thời vắng mặt một thời gian, rồi sẽ trở về như nhiều lần Ngài dặn dò và hứa hẹn cùng bổn đạo.

Sở dĩ người tín đồ PGHH có niềm tin sắt đá như vậy vì có những lý do xác đáng như sau:

1/- Trước khi xảy ra biến cố, ĐHGC có hỏi một nhân viên hầu cận: ”Bữa nay là ngày mấy âm lịch"” Người nầy thưa rằng “ngày 25 tháng 2 nhuần”. Ngài chép miệng than: ”Hôm nay là ngày đau khổ nhứt. Ôi! sao mà khổ quá như vầy! Nhịn thì đồng bào chết ít, bằng không nhịn thì đồng bào chết nhiều.”

2/- Chính ĐHGC hỏi anh Phan văn Tỷ là tự vệ quân của Ngài, xem anh nầy có biết hướng nào về căn cứ Phú Thành (nơi đóng quân của lực lượng PGHH) không. Khi anh nầy trả lời biết, thì Ngài nói “phải”. Thì ra chỉ có anh Tỷ là người sống sót để chạy về báo tin, còn 3 tự vệ quân kia đều bị giết chết.

3/- Tháng Giêng năm Canh Thìn (1940), trong một dịp viếng núi Tà Lơn, ĐHGC có nói với ông Ngô Thành Bá tức Biện Đài rằng: ”Ngày sau Thầy phải xa cách bổn đạo một thời gian, trong thời gian ấy tín đồ phải chịu đau khổ và không một ai biết Thầy ở một nơi nào.” Ông Bá liền bạch: ”Thầy đi rồi chừng nào Thầy trở lại"” Ngài đáp: ‘Bây giờ lòng người còn vầy, còn khác, nước còn lớn còn ròng. Chừng nào nước chảy xuôi Thầy sẽ về.” Có lần, khi còn ở Tổ Đình, Ngài dắt Ông Út Quốc, em của Đức Ông, ra cây dầu sau hè và nói: ”Sau nầy tôi vắng Tín đồ tôi một thời gian rất lâu. Chừng nào chết chôn không kịp tôi mới về…”

Ngoài ra, ngay từ khi mới khai Đạo (1939), tại nhà ông Nguyễn duy Hinh với sự hiện diện của ông Lê văn Diệp và Ngô ngọc Chơn, ĐHGC đã nhìn ngay vào các Ông nầy nói: ”Các ông bây giờ là trong bà con thân tộc của tôi và cũng là tín đồ lớn nữa! (quy y trước). Nhưng sau nầy tôi vắng mặt trong một thời gian, khi tôi trở về chưa chắc gì các ông gặp được tôi, nếu các ông không chịu tu!” Ngừng lại một phút Ngài nói tiếp: ”Sau thời gian vắng mặt đó, tôi sẽ trở về! Lúc bấy giờ không phân biệt người dưng hay thân tộc, không luận tín đồ lớn hay tín đồ nhỏ, hoặc già trẻ, sang hèn, sau trước…Nếu ai tu hành theo giáo lý của tôi thì gặp được tôi. Bằng không bị bàn lọc của tạo hoá lọc ra trước…”

4/- Rải rác trong Sấm giảng và các bài Thi văn Giáo lý, ĐHGC từng cho biết:

“Rán nghe lời dạy của Thầy,

Đến chừng đến việc kiếm Thầy khó ra.” (Quyển 3)

“Ra đi dặn lại ít lời,

Khuyên trong bổn đạo vậy thời rán nghe…

.. Ít lâu ta cũng trở về,

Khuyên trong bổn đạo chớ hề lãng xao.” (Dặn dò Bổn đạo)

“Từ nay cách biệt xa ngàn,

Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.

Giữa chừng đờn nỡ dứt dây,

Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa.

Tỉnh say trong giấc mộng hoa,

Mơ màng cũng tưởng có ta bên mình.” (Từ giã b/đ khắp nơi)

“Chừng nào Thầy lại gia trung,

Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che.” (Từ giã làng N.Nghiã)

Với bốn điểm nầy thì đối với toàn thể tín đồ PGHH đã là một chứng minh thỏa đáng rằng Đức Tôn Sư đã biết trước những tai nạn mà Ngài sắp phải gánh vác. Ngoài ra còn ba bằng cớ khác, chứng tỏ ĐHGC vẫn được an toàn không hề hấn gì trước nanh vuốt của đối phương:

1/- Ngưới kỵ mã mang thơ về Phú Thành là một tín đồ PGHH. Chính anh nầy được ĐHGC kêu tới tận mặt sau cuộc mưu sát xảy ra. Anh đã trông thấy rõ Ngài an nhiên vô sự, bình thản nói chuyện với Bửu Vinh và căn dặn anh nầy mọi điều trước khi mang tin về căn cứ.

2/- Ngày 26 tháng Hai nhuần (tức 1 ngày sau biến cố), tại xã Phong Mỹ, thuộc quận Cao Lãnh, cách Tân Phú 7-8 cây số, trong căn nhà lầu của Ông Ba Cưu có rào dậu chắc chắn chung quanh và được canh phòng cẩn mật, một tín đồ PGHH được ĐHGC kêu tới tận mặt, đưa cho người ấy tấm giấy Một trăm, bảo mua cho Ngài một cái khăn tắm. Người ấy mua xong đem đến cho Ngài, trông thấy Ngài vẫn khỏe mạnh như thường và còn ngỏ lời cám ơn người tín đồ đã giúp Ngài việc đó.

3/- Sau đó vài hôm, tức vào khoảng 28 tháng Hai, ĐHGC đang bị bọn Bửu Vinh canh giữ, bỗng nhiên đi đâu mất. Theo lời Ông Ba Cưu và đồng bào địa phương kể lại thì hôm ấy các toán lính Việt Minh chận hết ghe xuồng để xét hỏi, giở từng khoang ghe, lục soát các nhà lân cận tìm kiếm tở mở. Có người tò mò hỏi thăm thì bọn họ trả lời: ”Việc quan trọng, các người không nên biết.” Sau nửa ngày tìm kiếm không kết quả, họ rút đi. Chính giờ phút ấy ĐHGC vắng mặt và ẩn dạng luôn cho đến ngày hôm nay.

Qua các sự kiện trên, rõ ràng là ĐHGC đã biết trước những gì sắp xảy đến cho Ngài vì Ngài là bậc Đại giác, đắc Lục thông thì lẽ nào kẻ vô thần bạo ngược lại xúc phạm đến kim thân Ngài, nhưng Ngài vẫn phải Ra Đi để Thọ Nạn hầu có cơ hội Vắng Mặt như Ngài từng thố lộ:

“Việc đời nói chẳng có cùng,

Đến sau mới biết đây dùng kế hay.

Bây giờ mắc việc tà tây,

Nên mới làm vầy cho khỏi ngại nghi.”

Thêm vào đó, sự vắng mặt của Ngài còn có những lý do chánh đáng như sau:

1/- Đợi thời cơ: Trước hết, ĐHGC nhận thấy thời cơ chưa thuận tiện vì Thiên mệnh, nên:

“Ta dừng tay chờ đợi lịnh Thiên,..

..Giờ mắc câu Thiên lý vị nhiên,

Nên còn đãi Thiên oai nấy lịnh.”

Ngài đành:

“Thôi cũng an lòng cam số phận,

Đợi chờ thời vận sẽ tuông mây.”

Hay:

“Chớ nóng nảy sân si hư việc,

Phải đợi thời vua Kiệt hồi qui.”

Ngài đã từng ví sự vắng mặt của Ngài như Khương Thượng đời nhà Châu và hiền thần Tiết Nhơn Quí đời Đường khi chưa gặp vận phải ẩn nhẩn chờ thời:

“Khương tử Nha sông Vị còn phiền,

Câu không ngạnh chờ non phụng gáy.”…

…”Nhớ qua hồi lúc đời Đường,

Hiền thần Nhơn Quí người đương ẩn mình.

Cửu Thiên còn dấu tại dinh,

Chờ ngày mãn hạn phép linh ban rày.”

Chờ thời vì thời cơ chưa đến, Thiên lịnh chưa ban thì dù Ngài là bậc siêu phàm cũng không thể cải lại lý Thiên đình nên buộc lòng thừa cơ hội để vắng mặt. 2/- Thử thách bổn đạo: Sự vắng mặt của Ngài còn có dụng ý để thử thách, xem bổn đạo sau một thời gian được giáo hoá có còn phụng hành theo lời chỉ giáo, có còn nghiêm thủ giới luật hay không, như Ngài đã từng cảnh giới:

“Nấu lọc rành mới biết vàng thau.

Ai thật tánh, ai người giả đạo.”…

…”Bây giờ bạc lộn với chì,

Nữa sau lọc lại vít tỳ cũng chê.”

Hay:

“Tu thật tâm thì được thảnh thơi,

Tu giả dối thì lao thì lý.”

Hoặc:

“Ai mà ta dạy chẳng gìn,

Thì sau đừng trách mất tình yêu đương.”

Ngoài ra, tại Sài gòn năm 1943, Ngài có nói với Ông Cả Hốt ở làng Hoà Bình (Bạc Liêu) rằng sau nầy Ngài sẽ có một diệu pháp để thử lòng bổn đạo. Chắc chắn diệu pháp ấy, ĐHGC đang thực hiện bằng sự vắng mặt của Ngài.

Đây còn là cơ hội để người tín đồ PGHH trắc nghiệm xem công trình tu tập của mình đạt được kết quả tới mức độ nào, ví như đứa trẻ tập đi, lúc đầu phải nhờ mẹ gác cây cho con vịn mà lần bước, đến chừng đi vững thì lấy cây vịn ra để cho con tự đi một mình, nên chi người tín đồ phải tự mình đi chớ không thể lúc nào cũng nhờ Đức Tôn Sư ở bên dẫn dắt mãi được, như Đức Lục Tổ Huệ Năng từng nói: ”Khi mê thì Thầy độ, lúc ngộ thì trò tự độ.”

3/- Tiết kiệm xương máu: ĐHGC không những là vị Giáo chủ siêu phàm đang nắm trong tay gần hai triệu tín đồ trung kiên thời bấy giờ mà Ngài còn là một nhà hoạt động chánh trị tài ba và lỗi lạc. Ngài đã từng sáng lập và thủ lãnh các Hội đoàn, các Đảng phái Chánh trị như VN Phật Giáo Liên hiệp Hội (1945), VN Độc lập Vận động Hội (1945), MT Quốc gia Thống nhứt (1945), MT Quốc gia Liên hiệp (1946), VN Dân Xã Đảng (1946)…không ngoài mục đích là “sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống.”

Tuy nhiên, trong lúc bọn độc tài Cộng sản cố diệt các phần tử ái quốc chơn chánh để cướp công kháng chiến thì Ngài không thể cùng với bọn nầy sát hại các thành phần ái quốc, cũng như đứng về phiá bọn xâm lược chống lại độc tài Cộng sản trong khi bọn nầy mượn danh nghiã dân tộc chống xâm lăng. Hơn nữa, Ngài còn muốn để cho tín đồ được tự do chọn lấy phương thức đấu tranh thế nào vừa bảo tồn được đoàn thể, ít tổn hại về sanh mạng và tài sản mà vẫn giữ tròn được chánh nghiã quốc gia. Chính Ngài muốn tiết kiệm xương máu của tín đồ, cho nên Ngài cần phải vắng mặt.

Tóm lại, vì Thiên mệnh an bày, vì thời cơ chưa đến, vì muốm tiết kiệm xương máu cho tín đồ và đồng bào vô tội mà ĐHGC phải vắng mặt. Ngài biết rằng sự vắng mặt của Ngài sẽ làm cho tín đồ lo âu, xao xuyến, cho nên để trấn an, Ngài không ngại tiết lộ một cách rõ ràng:

“Tạm đây Ta mắc lui hài,

Vì trên bệ ngọc triệu rày hồi quy.”

Hoặc:

“Nay Thầy chịu lịnh về Tây,

Tạm ngưng đạo đức ít ngày Thầy qua.”

Mặc dầu thời gian xa vắng không biết bao lâu nhưng chắc chắn Ngài sẽ trở về theo lý Thiên đình hoạch định. Điều nầy, chính Ngài đã hứa hẹn:

“Từ nay cửa Khổng gài then,

Chừng ta trở lại thì đèn hết lu.”

Hơn nữa, sứ mạng của Ngài là:

“Ta thừa vưng sắc lịnh Thế tôn.

Khắp hạ giới truyền khai Đạo pháp.”

Do đó, ngoài việc hoằng khai chánh pháp, mở Đạo cứu Đời, Ngài còn có những nhiệm vụ thiêng liêng mà Ngài đã nhận trước Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà và Đức Ngọc Đế là phải chuyển lập hội Long Hoa hầu “chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi” và cầm cân thưởng phạt trong ngày Tận thế, như Ngài cho biết:

“Muôn thu Thiên định nhứt kỳ,

Hạ ngươn sắc lịnh khai kỳ Long Hoa.”…

…”Lão đây vâng lịnh Phật Tôn,

Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành.”

Và:

“Có ngày mở rộng quy khôi,

Non thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.”

Ngày nay, hàng tỷ tín đồ Thiên Chúa giáo đã tin sự chết đi, sống lại và thăng thiên của Đức Chúa Jêsus sau khi bọn Judas làm hại cũng như hàng tỷ Phật tử đều tin việc ni cô Dương Yên Chi thấy rõ ràng chính tay cô đã chôn Đức Đạt Ma Tổ Sư nhưng khi đào mồ lên thì chỉ thấy còn có chiếc giày, thì việc hàng triệu tín đồ PGHH tin tưởng ĐHGC vẫn còn sống và sẽ trở về với bổn đạo, với dân tộc để hoàn thành sứ mạng của Ơn Trên giao phó cho Ngài cũng chỉ là việc bình thường.

Tóm tắt, sự kiện ĐHGC vắng mặt không phải là một điều ngẫu nhiên mà là do sự an bày của Thiên định. Hơn nữa, người tín đồ PGHH nên nhận định, phân tích xem Ngài “thọ nạn” cho ai và “vắng mặt” vì ai, thì mới thấu rõ được tình nghiã Thầy trò, cũng như thấu đáo được tình thương và sự cứu độ bao la của một vị Giáo chủ với đồng bào, nhân loại.

Biến cố ngày 16-4-1947 không phải là trường hợp riêng rẽ, đơn thuần xảy ra cho PGHH mà là chủ trương của bọn Viêt Minh Cộng sản nhằm tiêu diệt các Tôn giáo. Mưu hại ĐHGC, Cộng sản nghĩ rằng PGHH như rắn mất đầu sẽ suy yếu, tan rã nhưng bọn họ đã lầm. Sự vắng mặt của Ngài tuy có bất ngờ, gây xúc động đau thương vô bờ bến nhưng không vì vậy mà làm cho PGHH suy tàn, mà trái lại càng khích động mãnh liệt lòng trung kiên thương Thầy mến Đạo của toàn thể tín đồ, với ý thức sinh tồn và bảo toàn Đạo pháp.

Chính vì vậy mà kể từ ngày Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam (30-4-1975) và mặc dù bọn họ đã thẳng tay đàn áp cùng triệt hạ cho bằng được PGHH nhưng cả triệu tín đồ PGHH vẫn tề tựu về Thánh Địa để tham dự ngày Đại Lễ 18/5 vào năm 1999. Điều đó, chứng tỏ rằng Cộng sản hoàn toàn thất bại trong âm mưu tiêu diệt PGHH, chính là nhờ vào tấm lòng trung kiên với Đạo và ý chí “giữ Đạo chờ Thầy” của toàn thể tín đồ PGHH, đúng như lời tiên tri của ĐHGC khi thố lộ với Ông Ngô thành Bá tại Tổ Đình vào ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1939): ”Chừng nào hào quang trên cung trăng không còn chiếu xuống mặt đất, thì đạo Thầy mới tan. Quyền uy hay thế lực chỉ vun phân tưới nước cho Đạo càng tốt thêm.”

Ngày kỷ niệm ĐHGC vắng mặt là một ngày không thể để chìm trong quên lãng. Người tín đồ PGHH có bổn phận phải làm cho ngày nầy được mọi người biết đến. Ý nghiã cao cả của ngày nầy cũng phải được nhắc nhở, xiển dương, tuyên xưng tới toàn dân tộc Việt nam và toàn nhân loại. Sự vắng mặt của ĐHGC phải là NIỀM TIN và HY VỌNG, là Phúc Đức vô lượng, vô biên như một phẩm kinh linh thiêng để nhật tụng để mọi người nhớ rằng: Toàn dân, toàn đạo phải cùng nhau nổ lực hiệp đoàn để giải trừ nghiệp chướng cho Dân tộc và Đạo pháp.

59 năm trôi qua là 59 lần kỷ niệm. Hàng triệu tín đồ của ĐHGC vẫn luôn luôn vững tin nơi sợi dây liên lạc vô hình của Ngài với tất cả mọi người. Đã bao nhiêu năm qua vì tấm lòng sắt son “thương Thầy mến Đạo” mà đã có biết bao tín đồ PGHH phải chịu cảnh giam cầm, tra tấn và chịu quá nhiều bức xúc đến nỗi có người phải tự thiêu để bảo vệ Đạo pháp. Có người còn phải chịu cảnh bao vây kinh tế, y tế, giáo dục… khiến cho cuộc sống lang thang, đói rách. Lại có người đang thọ án nơi rừng thiêng, nước độc theo luật rừng của bạo quyền Cộng sản…nhưng dù gặp nghịch cảnh thế nào trên đường Đời, nẽo Đạo người tín đồ PGHH vẫn không sao quên được lời ĐHGC căn dặn:“Chánh Tinh Tấn dầu thành hay bại,

Cứ một đường tín ngưỡng của mình.

Dầu cho ai phá rối đức tin,

Ta cũng cứ một đàng đi tới…”./.

Đại lễ Kỷ niệm Ngày ĐHGC vắng mặt lần thứ 59.

(25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi –nhằm ngày 16-4-1947)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.