Hôm nay,  

Anh Chị Em Cần Lao Dấn Bước

28/02/200600:00:00(Xem: 5206)
- LTS. Một mối tình tan vỡ khi nàng là nữ công nhân đi đầu trong phong trào đình công, và chàng là nam sinh viên ưa thích im lặng chịu đựng. Đó là một mảnh hình ảnh trong cuộc chiến đầy nứơc mắt của công nhân các khu công nghiệp Sài Gòn. Bài viết này gửi từ VN ra hải ngoại bởi Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam. Điện Thư - Số 55, Tháng 2 năm 2006. Điện thư gửi thẳng đến bạn đọc. Nếu bạn đọc cần nhận điện thư hoặc góp ý, yểm trợ xin liên lạc: caulacbodanchuvietnam@yahoo.com. Bài viết như sau.

*

Chẳng có gì phải nhục nhã khi nền dân chủ chưa được thiết lập ngay vào ngày mai tại Việt Nam. Những người yêu chuộng dân chủ đang cố gắng, họ xác quyết trong niềm tin và công tác của mình. Chỉ có thái độ nhụt chí, bạc nhược mới đáng phải hổ thẹn.

Đã quá thời điểm nâng lương tối thiểu theo NĐ 03 của Chính phủ (1/02/2006) nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn né tránh thực hiện. Đa số các DN đều cam kết sẽ tăng lương theo đúng quy định cho công nhân, nhưng lại cắt tất cả những khoản phụ cấp trước đây như tiền cơm trưa, chuyên cần, trách nhiệm... Tính từ đầu tháng 2/2006 đến nay (18/02), trên địa bàn Sài Gòn đã xảy ra 11 vụ đình công. So với tháng trước, số vụ đình công có giảm nhưng thời gian diễn ra dài ngày hơn, như ở công ty Perfect VN (5 ngày), công ty Huê Phong (4 ngày). Có khoảng 10.890 người lao động tham gia (1).

Ngoài việc phản ánh một chính sách kinh tế phi lộ trình, sự thay đổi bất ngờ về mức lương tối thiểu không làm tình hình sáng sủa thêm. Đối với các DN FDI, việc tăng đột ngột 40% mức lương (thay vì mỗi năm tăng một ít) đã khiến các DN FDI choáng váng vì tổng chi phí tăng đột ngột từ 2%-3% (2). Về phía người lao động, quyết định nâng lương tối thiểu chỉ mới giải quyết trượt giá chớ thực chất không phải là tăng lương. Chắc chắn rằng, tình trạng đình công hiện nay sẽ không dừng lại ở các tỉnh Nam bộ (3).

I. Đình công - hình thức biểu thị ý chí người lao động

I.1. Cơn sốt thiếu nhân công

Cứ sau Tết Nguyên đán, các DN ở các khu chế xuất-khu công nghiệp (KCX-KCN) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại lên cơn sốt thiếu công nhân. Riêng sau Tết năm nay, tình trạng thiếu nhân công đã đến mức báo động. KCX Tân Thuận cần tuyển gấp gần 9.000 lao động phổ thông; còn các KCX Linh Trung, Tân Tạo, Lê Minh Xuân… cũng rao tuyển gấp trên 3.000 lao động. Trong khi số lao động mới tuyển vào chưa đủ đáp ứng nhu cầu cần người của DN thì số nghỉ việc, chuyển đổi chỗ làm lại tăng liên tục. Đây là nan đề chung của thị trường lao động ở 03 địa phương Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai.

Năm 2005, toàn tỉnh Đồng Nai thiếu hụt khoảng trên 20.000 lao động. Năm nay, nhu cầu tuyển lao động ở các KCN của tỉnh tiếp tục tăng lên 46.000 người. Do thiếu lao động nghiêm trọng kể từ sau Tết Nguyên đán, tình hình sản xuất của nhiều DN địa bàn tỉnh Đồng Nai đã gặp không ít khó khăn. Tính từ tháng 1/2006 tới nay, giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng Nai chỉ đạt 3.600 tỉ đồng, giảm so với tháng trước khoảng 7%. Tương tự, tỉnh Bình Dương cũng có nhu cầu tuyển mới 40.000 lao động trong năm 2006 nhưng khả năng đáp ứng là rất mong manh.

I.2. Đòn chí mạng vào chế độ toàn trị

Xung đột lợi ích giữa chủ - thợ tại Việt Nam đã tạo thành một làn sóng rung động toàn xã hội. Từ năm 2005 đổ về trước, đình công được sử dụng như vũ khí tối hậu của người lao động trước bóc lột bất công. Trong năm 2006, đình công mặc nhiên là hình thức thể hiện ý chí của người lao động. Khi hàng loạt các kênh trao đổi khác: sự quan tâm của chính quyền, công đoàn quốc doanh… trở nên vô giá trị, thì đình công trở thành một kênh trao đổi giữa người lao động với chính nhà cầm quyền. Có lẽ trong năm 2006, Việt Nam sẽ có những ngã rẽ quan trọng; song ngã rẽ ấy không lấy tư duy dân chủ làm hướng đạo thì khả năng xảy ra những điều tệ nhất không còn là điều bất ngờ. Nhà nước toàn trị muốn thực hiện một cuộc chạy trối chết về mức tăng trưởng kinh tế - trong khi lơ là việc giải quyết các điều kiện kèm theo - đến hôm nay đã bộc lộ đầy đủ những ấu trĩ vô phương khắc phục. Cùng với những nhùng nhằng về quyền sở hữu đất, nguy cơ phá sản của hệ thống ngân hàng, sự chênh lệch mức lương sẽ là những tử huyệt của chế độ trong năm 2006. Những đòn chí mạng này chưa đủ làm vỡ được toàn bộ cơ cấu toàn trị song mức độ sụp lở của hệ thống hiện hữu ngày càng trở nên trầm trọng.

Đối diện với nỗi khốn cùng của nhân dân là thế giới thừa mứa của quan chức công quyền. Hàng loạt xe hơi sang trọng trong các công sở, tổ chức đảng… được mua bằng tiền ngân sách quốc gia (4). Trong khi hàng loạt cuộc đình công của người lao động bùng lên vì miếng cơm manh áo bị nước ngoài bóc lột thì hành động của các quan chức kia đã đi đến giới hạn tận cùng bất cận nhân tình. Nhà nước toàn trị đã hủy hoại Việt Nam, hố ngăn cách giàu nghèo đang nứt toác ra trong lòng xã hội, quá nhanh và liên tục. Mỹ phải mất hơn 200 năm để đạt mức 9,1 lần, chế độ XHCN Việt Nam chỉ cần 20 năm đổi mới là đã có mức chênh lệch giàu nghèo 8,1 lần (tính đến năm 2004) (5).

Nếu không có FDI thì không thể có tốc độ tăng GDP cao, với năm 2006 yếu tố này càng trở nên quan trọng. Thay vì nhanh chóng cải cách đất nước để tận dụng năng lực trí tuệ, chính nhà nước toàn trị đã đem mồ hôi người lao động ra làm lợi thế cạnh tranh cùng thế giới. Thay vì đặt nặng trọng tâm vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh để thu hút FDI - những bộ óc bất tài kia cứ chăm bẳm vào hành động thất đức: chèn ép lương tối thiểu của người lao động trong nước. Khi mồ hôi bị vắt kiệt thì bản thân người lao động cũng trắng tay.

I.3. Cuộc đối đầu về quyền tự do dân sự

Với vị thế độc lập, hệ thống luật pháp của nhiều quốc gia khác không bị ảnh hưởng của các chính khách hay dư luận thì ở nước ta - hệ thống luật pháp trơ ra theo chiều tiêu cực: không thay đổi kịp với đà phát triển của xã hội. Một mặt nào đó, đình công là bi kịch của chúng ta. Trong thời gian qua, người lao động như những bóng ma trong chính sách điều hướng kinh tế của nhà cầm quyền. Ngay trong các cuộc họp Quốc hội; tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, bị cô lập của công nhân không hề được đề cập nghiêm túc. Tệ hơn, chính phủ đương nhiệm đã bội tín cùng nhân dân (sẽ điều chỉnh lương tối thiểu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 10%).

Dự án sửa chữa, bổ sung Bộ Luật Lao động (BLLĐ) bế tắc trong nhiều năm liền. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hằng, dự án sửa đổi bổ sung BLLĐ lần này kế thừa từ dự án Pháp lệnh Đình công. Ngay bước đầu tiên đã là một trái khoáy: sinh con rồi mới sinh cha, luật chưa hoàn chỉnh lại bày thêm pháp lệnh. Do không hiểu được bản chất của quan hệ lao động, các quan chức làm luật mãi luẩn quẩn trong các khái niệm về quyền/lợi ích, tập thể/cá nhân trong tranh chấp lao động. Với cách làm việc này, chính cơ quan hành chính có trách nhiệm với người lao động đã coi thường kỷ luật hành chính. Xuất phát từ nhận thức thiếu thực tế dẫn đến không khắc phục các bất cập của luật hiện hành; thậm chí còn làm cho thêm rối rắm, vô bổ. Cơ quan hữu trách đã coi thường nhận thức và nhu cầu thiết thân của người lao động. Từ đây đến tháng 5/2006 (thời hạn dự kiến đưa ra Quốc hội lấy ý kiến), các vụ đình công sẽ vẫn tiếp diễn trong tình trạng không đúng trình tự pháp luật qui định.

Mặc dù cứ ngắc ngứ như gà mắc dây thun lúc trình bày các khái niệm luật, nhưng Ban soạn thảo dự án BLLĐ lại tỏ ra cực kỳ phản động khi bàn về quyền người lao động. Trong tờ trình chính phủ, Ban soạn thảo đưa ra mục đích sửa chương XIV - BLLĐ về vấn đề đình công là để... hạn chế đình công, họ phớt lờ cả Công ước quốc tế (6). Sự tập trung hàng trăm ngàn công nhân vào trong một KCN đã tạo nên những nhóm xã hội vững chắc. Sự lan tỏa thông tin và phối hợp trong nhóm đã giúp người lao động tạo được thế đứng của mình. Bất chấp các định chế khắc nghiệt của chế độ, sức sống của những xã hội dân sự vẫn phát triển mãnh liệt. Đa số khởi xướng đình công vừa qua là các nhóm công nhân đồng hương. Khả năng ngăn chặn đình công bằng các biện pháp hành chính là bất khả thi. Xã hội Việt Nam hôm nay không thể ổn định bằng cách hy sinh quyền và lợi ích của đại bộ phận - để một nhóm xã hội đặc quyền đặc lợi nào đó ngang nhiên thụ hưởng.

Do đó cần phải minh xác rằng, chính lối làm việc quan liêu phản động chốn công quyền sẽ làm giảm FDI chớ không phải tỷ lệ đình công.

II. Hãy ủng hộ anh em cần lao

Trước tiến trình vận động dân chủ năm 2006, bảo vệ nhân quyền và dân quyền trong môi trường lao động trở nên một mặt trận nóng bỏng. Trước gian khổ, những anh chị em lao động bình dân không khăn gói trốn chạy mà đã lao mình vào những đợt tranh đấu – không chỉ vì quyền lợi của riêng họ. Không mãi chấp nhận cúi mặt trong tủi nhục, những tinh anh của lớp trẻ đang trỗi dậy, đón lấy ngọn cờ tiên phong trong cuộc đứng dậy vì dân quyền này. Tiến trình vận động dân chủ năm 2006 sẽ là một bước chuyển biến mới; thoát khỏi quỹ đạo đấu tranh còn nặng tính đối phó, nặng hướng thụ động của hôm qua.

II.1. Chế độ toàn trị đang tự cô lập

Hệ thống chính trị hiện nay rất xa lạ với các định chế về công bằng xã hội và kinh tế. Người dân bị gọt sạch các ý tưởng độc lập – khoan nói đến đối lập. Bộ máy công an mật vụ sẵn sàng làm điêu đứng những ai dám tin tưởng một cuộc sống có thể tốt đẹp hơn. Có lẽ quá bận rộn cho việc chuẩn bị đổi màu thay áo, nên ngay dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội X, không hề có một chữ nào nhắc đến bản chất của đảng Cộng sản là gì - một vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính định hướng lý tưởng. Qua thực tiễn, bài ca bản chất của đảng Cộng sản là bản chất của giai cấp công nhân, đã trở thành một chiêu bài vô giá trị. Số liệu về đảng viên công nhân trên tổng số đảng viên mới được kết nạp hàng năm, cũng minh chứng điều này, thường chỉ chiếm từ 10-11%. Hành động cưỡng bức toàn xã hội phải theo một đường lối chính trị nào đó là phản bội lại lợi ích toàn dân tộc. Chưa bao giờ toàn dân Việt Nam bỏ phiếu chọn đảng Cộng sản đại diện và tiện thể cai trị… luôn mình.

Khủng hoảng về sách lược, chế độ đang từng bước rơi vào cuộc chiến không giới tuyến. Thực tiễn, mọi công dân đều là nhân tố của xu thế chống áp bức bất công. Do đó, lực lượng an ninh mật vụ dù dày đặc đến đâu cũng không thể đề phòng hết được. Trong tương lai rất gần, người yêu dân chủ sẽ xuất hiện bất cứ ở đâu, bất kể khi nào trong nước. Đứng quá lâu ở vị thế thống trị, chế độ đã bứt ra khỏi quần chúng đến mức tự cô lập mình. Những hoạt động triệt hạ lực lượng dân chủ hiện nay chỉ là nỗ lực cục bộ của giới cầm quyền, toàn dân không ủng hộ. Đó là lý do quan trọng để nhiều người trong chúng ta không còn sợ hãi nữa. Lòng nhẫn nại người lao động đã tới ngưỡng tận cùng, họ không thể thụt lùi hơn, một khi còn phát được tiếng nói con người. Sự cáo chung của một chế độ bắt nguồn từ những nguyên nhân nội tại, nhưng những tác nhân khác vẫn chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh sập chế độ ấy. Nếu những người Việt Nam ái quốc không góp tay đẩy mạnh hơn tiến trình dân chủ hóa, thời gian độc tài thống trị ở nước ta sẽ là thiên thu.

II.2. Ủng hộ dân chủ - Hành động tự khẳng định bản thân

Chuyện hôm qua, đình công là một giải pháp chẳng đặng đừng, thuần tuý cơm áo. Hôm nay, ý nghĩa tham gia đình công còn là một quyết định danh dự; khẳng định nhân phẩm và dân quyền của người lao động.

Nỗ lực thoát khỏi các chi phối về kinh tế và độc quyền tư tưởng là các hướng tấn công vào chế độ toàn trị. Hiện nay, sự ủng hộ của tầng lớp trí thức, sinh viên, doanh nhân và nông dân rất quan trọng. Công tác truyền thông và hậu cần trong cuộc đấu tranh của người lao động luôn cần sự tiếp sức của toàn xã hội. Ủng hộ công cuộc dân chủ hóa nước nhà là con đường để nhiều người trong chúng ta có dịp tự khẳng định mình – như những chủ nhân đích thực của quốc gia Việt Nam. Tuỳ khả năng mình, mỗi công dân cần cố gắng nhận lãnh trách nhiệm cùng xã hội và cộng đồng mình đang sống. Tham gia phong trào cách mạng dân chủ là một cơ hội phát triển khả năng hội nhập và phục vụ cộng đồng. Chúng ta vươn lên như những con người đích thực với đầy đủ các giá trị đáng phải có, chúng ta không trông mong vào lòng thương hại ban ơn của đương quyền thối nát kia. Lời kêu gọi các công dân hãy lên đường dấn thân, chung tay góp sức cho đại cuộc vẫn còn đó. Đã đến lúc phải chứng minh rằng sức mạnh của quyền tự do ngôn luận luôn thắng những lời dọa dẫm. Tự các biến động tự nhiên trong nền kinh tế thị trường không đủ xô ngã một chế độ toàn trị. Công cuộc dân chủ nước nhà luôn cần huy động tối đa nguồn tài nguyên xã hội, nhằm từng bước, chuyển sang giai đoạn đấu tranh công khai và trực diện.

Trong cơn nức nở của nhân quần, ngồi bóp tay bó gối mà coi được chăng" Mong sao, các tầng lớp nhân dân quan tâm hơn nữa đến anh em cần lao chúng ta. Làm sao cam tâm trơ mắt nhìn dân trăm họ khốn đốn lầm than " Hiện tại, sức nóng của ngọn lửa đình công chưa đủ nung chảy được khả năng toàn trị của chế độ. Trong một tương lai gần, điều đó sẽ xảy ra.

III. Phụ lục: Chiếc phong linh đầu hồi.

Anh ta là sinh viên. Cô gái làm trong KCX Linh Trung. Họ có chung về giấc mơ chiếc phong linh treo đầu hồi, trước một căn nhà cấp bốn. Họ mơ về mấy đứa nhỏ, chiều về đón ba đón mẹ tan ca.

Tết hết rồi, cô ấy không trở lại. Gió sông Sài Gòn thôi còn êm ả, gió miệt Thu Bồn lơ lửng phương nao. Nắng Linh Trung thiệt là buồn, thương người dưng chẳng kịp trao nhẫn cỏ. Cô ấy là người nhiệt tình, luôn là người đi đầu cuộc đình công sống mái hôm qua. Tại sao cô ta lại không vô nữa… Vậy là chiếc phong linh đã sắm ra rồi nhưng chẳng biết dành cho ai…

Rồi một lá thơ thay lời từ tạ bay vào trong ngày Tình nhân, có đâu vài đoạn:

“Thủ Đức tập trung hàng ngàn thanh niên có học và biết.. im lặng. Trong lúc chúng tôi bước ra khỏi nhà máy; chẳng thấy anh đâu. Có phải chăng, việc quá so đo thiệt hơn đã đánh mất cái dũng khí của con người. Các anh đứng bên lề cuộc tranh đấu của chị em chúng tôi. Nam nhi đại trượng phu ở đời chẳng thể nói suông mà được. Kẻ có học không dám thực hành cái biết của mình thì suốt đời quẩn quanh trong phận con mọt sách.

“Đâu thể trong lúc dầu sôi lửa bỏng như vậy, các anh lại đi vùng vằng cãi nhau về kết quả người lao động tranh đấu – để né tránh câu hỏi lương tâm: việc đó có đáng làm hay không. Vận mệnh nước nhà đang cần những công dân ái quốc. Tại sao anh chị em công nhân chúng tôi làm được mà các anh không làm được. Có phải lòng dũng cảm giữa các tầng lớp xã hội có khác nhau…

“Phong linh chỉ reo khi được đón gió, phong linh sẽ câm khi ủ trong xó buồng tối. Tình ta đã thử lửa qua những ngày đình công Linh Trung, tình ta đã rơi vào khoảng lặng. Hãy đem phong linh ra trước gió, thông linh sẽ reo. Nhớ anh nhé.”

Chẳng có gì phải nhục nhã khi nền dân chủ chưa được thiết lập ngay vào ngày mai tại Việt Nam. Những người yêu chuộng dân chủ đang cố gắng, họ xác quyết trong niềm tin và công tác của mình. Chỉ có thái độ nhụt chí, bạc nhược mới đáng phải hổ thẹn.

Sài gòn, viết kỷ niệm Ngày Tình nhân năm 2006

Ghi chú:

1/ Ngoài ra còn có khoảng 130 công nhân Công ty công nghiệp thực phẩm Á Châu (Thuận An, Bình Dương); khoảng 1.200 công nhân Công ty Giày Giai Hiệp (KCN xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Huệ. Long An).

Trong tháng 1/2006, cả nước xảy ra 57 cuộc đình công, tăng 48 cuộc so với tháng 1/2005. Trong đó, 49 cuộc xảy ra ở các DN FDI. Theo báo Lao động số 38, ngày 8/02/2006.

2/ Trong khi kế hoạch sản xuất của năm 2006 xuất phát từ các đơn đặt hàng giữa năm 2005. Còn giá gia công của các đơn hàng năm 2006 lại không thể tăng nhiều, như ngành dệt may chỉ tăng trung bình từ 10-15%.

3/ Do chi phí kinh doanh cách biệt lớn, mức thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua trên các vùng cả nước có khác nhau:

- Đồng bằng sông Hồng đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 20%.

- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 1,5 tỷ USD, hơn 8,57%.

- Vùng Đông Nam Bộ đạt tới 11,1 tỷ USD, cùng với đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 65% vốn thu hút đầu tư cả nước.

Khi tác giả đang kết thúc bài viết thì đã nhận được tin: sáng ngày 17/02, công nhân công ty Sao Vàng (Hải Phòng) đình công, khoảng 5.000 người tham gia.

4/ Theo những số liệu mới nhất, cả nước có hơn 19.000 chiếc xe công. Chỉ riêng trong 2 năm 2002 - 2003 đã có 6.000 xe công mới được mua, vượt quy định 2.000 chiếc. Nói như Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng, có lấy cả bãi sông Hồng cũng không chứa hết xe công mua sai quy định. Riêng tình trạng mua xe công vượt khung giá quy định, đã có một quan chức lãnh đạo thành phố Hà nội dùng một chiếc xe giá bằng "ba nghìn con trâu". Hàng nghìn tỉ đồng đã bị lạm chi mỗi năm cho xe công. Theo báo Lao động số 38, ngày 8/02/2006.

5/ 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 và 2004 là 8,1 lần. Theo bài viết “Khi chênh lệch giàu nghèo gia tăng” của Ngọc Minh, báo Thanh niên bản điện tử ngày 11/02/2006.

6/ Ở điều 8d - Công ước quốc tế ngày 16.12.1966 ghi rõ: "Các quốc gia tham gia công ước này cam kết bảo đảm... quyền đình công", Việt Nam đã tham gia phê chuẩn ngày 24/9/1982, nên điều 7 Bộ luật Lao động (BLLĐ) có ghi: "Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật".

(ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN, http://www.freewebs.com/dangdanchunhandan - email:

dangdanchunhandan@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.