Hôm nay,  

Hoa Kỳ Giới Hạn Chiếu Khán Đối Với Miến Điện Và Lào; Quân Đội Bắt Đầu Từ Chối Di Dân

10/08/201800:00:00(Xem: 2397)
LE MINH HAI_2018-Screen Shot
Lê Minh Hải

 
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ loan báo khởi sự hạn chế chiếu khán (visa) với hai quốc gia Miến Điện và Lào vì hai nước này không cộng tác trong việc chấp nhận các công dân của họ đang đợi bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Hai chính phủ Miến Điện và Lào đã từ chối hoặc trì hõan không có lý do chính đáng việc chấp nhận các công dân của họ được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ. Vì lý do này, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ ở Miến Điện và Lào bắt đầu giới hạn cấp chiếu khán một số hạng mục cấp cho các đương đơn xin chiếu khán.

Kể từ ngày 10 tháng Bảy, các Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Miến Điện và Lào ngưng cấp chiếu khán phi di dân lọai B-1 (du lịch) và B-2 (công việc) cho các viên chức cao cấp của hai chính phủ Miến Điện và Lào.

Vì quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, những ngọai kiều đang chờ đợi để bị trục xuất không thể bị giữ trong tù trên 6 tháng nếu không có chỉ dấu cho thấy việc trục xuất họ có thể thực hiện trong thời gian gần. Điều này có nghĩa là những ngọai kiều này đang là mối đe dọa cho cộng đồng hoặc có nguy cơ bỏ trốn.

Khi những quốc gia như Miến Điện và Lào trì hõan hoặc từ chối cấp giấy thông hành cho các công dân của họ hoặc từ chối cho những công dân này được trở về quê hương sau khi bị trục xuất, thì cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức cơ quan Immigration and Custom Enforcement - ICE) phải tuân theo quyết định của Tối Cao Pháp Viện và phóng thích những người phạm tội -  có thể là thành phần nguy hiểm - trở về cộng đồng. Nếu không được sự cộng tác của những nước quê nhà  của người  ngọai kiều, ICE không thể hòan thành việc trục xuất.

Công đòan ICE nói gì về vấn đề di trú?

Cơ quan ICE được thành lập năm 2003, hiện có khỏang 20.000 nhân viên và có ngân sách chi tiêu hàng năm là 7 tỷ 600 triệu mỹ kim. Cơ quan này cũng có công đòan để đại diện cho 7.600 nhân viên trong số 20.000 nhân viên ICE. Công đòan ICE lên tiếng cho biết Tổng thống Donald Trump chẳng biết ông đang làm gì về vấn đề di trú cả.

Trong tháng Hai vừa qua, công đòan ICE nói rằng họ không thể tiếp tục ủng hộ tổng thống về vấn đề di trú vì ông lập lại lỗi lầm trong quá khứ. Ông Trump hứa với công đòan rằng ông sẽ lập một kế họach di trú sau khi lấy ý kiến từ cơ quan ICE. Nhưng ông chỉ hứa cuội mà thôi.

Hiện nay, công đòan ICE muốn có thêm ngân sách để bắt giữ nhiều người hơn, và họ muốn chấm dứt chính sách phóng thích di dân bất hợp pháp trong thời gian họ chờ ngày ra tòa di trú. Thêm vào đó, công đòan ICE chống lại chính sách tách ly trẻ em với gia đình của hành pháp Trump. Họ nói rằng cơ quan Kiểm Sóat Biên Phòng chịu trách nhiệm về việc phân ly này và công đòan ICE không bao giờ ủng hộ chính sách vô nhân đạo này.

Ông Chris Crane, người lãnh đạo công đòan ICE, nói rằng: "Những ưu tiên của cơ quan ICE luôn luôn sẽ là đi bắt người và trục xuất tội phạm và những người trốn tránh đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp". Trong khi tiến hành những vụ bắt bớ tội phạm và những người trốn tránh, nhân viên ICE cũng truy tìm những di dân khác đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Cơ quan ICE cho rằng bổn phận của họ là bắt những người này.

Ông Crane còn nói rằng để sửa chữa vấn đề di trú tòan bộ của Hoa Kỳ, cần phải áp lực các doanh gia Hoa Kỳ không thuê mướn nhân công bất hợp pháp. Nhưng ông biết rằng điều này sẽ không thể xảy ra thì doanh nghiệp cần những người di dân bất hợp pháp nhận lương thấp.

Quân đội Hoa Kỳ  bắt đầu từ chối di dân

Hành pháp Trump chấm dứt chương trình tưởng thưởng sự phục vụ quân đội được cấp chứng chỉ công dân Hoa Kỳ. Hàng chục người ghi danh gia nhập quân đội nhưng đã cho giải ngũ. Họ ở trong một chương trình có tên  gọi là "Sự lựa chọn quân đội quan trọng đối với lợi ích quốc gia" (tức chương trình Military Accessions Vital to the National Interest - gọi tắt là MAVNI). Tương tự, hợp đồng tuyển mộ nhập ngũ của hàng trăm di dân khác cũng bị hủy bỏ bất ngờ.

MAVNI là một chương trình được khởi sự từ năm 2008, mở cánh cửa cho người di dân đang ở Hoa Kỳ hợp pháp được ghi danh nhập ngũ (bao gồm các đương đơn của chương trình DACA, là chương trình được Tổng thống Obama lập ra nhằm tạm thời không trục xuất những người đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi họ còn thơ ấu). Để tưởng thưởng cho sự phục vụ này, họ được cứu xét nhanh chóng để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Ngũ Giác Đài không cho biết có bao nhiêu di dân trong quân đội bị cho giải ngũ sớm. Những người ghi danh nhập ngũ nói rằng họ được cho giải ngũ nhưng không hề được biết chính xác lý do tại sao. Sự giới hạn người di dân trong quân đội rất phù hợp với chính sách chống người di dân của hành pháp Trump.

Đối với người di dân và những sắc dân thiểu số ở Hoa Kỳ, được phục vụ trong quân đội là con đường chắc chắn sẽ được nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Và đây cũng là lý do chính xác mà Tòa Bạch Ốc quyết định để chấm dứt chương trình MAVNI.

Trở ngược lại năm 1870, Đạo Luật Quốc Tịch cho phép người da trắng và người Mỹ gốc Phi châu được trở thành công dân Mỹ, nhưng tình trạng này trước đây vẫn còn mập mờ đối với người Á Châu, người Mễ Tây Cơ và một số người di dân gốc Trung Đông. Họ không có gốc Phi châu, nhưng họ có phải da tắng không?  Chính phủ bấy giờ đã quyết định rằng người Á Châu không phải là da trắng. Chính vì thế, di dân Á Châu không thể nhập quốc tịch Hoa kỳ. Trong năm 1882, di dân Trung quốc bị ngưng lại. Di dân Nhật cũng bị ngưng lại năm 1907, và những nước khác ở Á Châu cũng bị ngưng lại năm 1917.

Tuy nhiên, từ năm 1862, chính phủ Hoa Kỳ tăng nhanh việc quốc tịch hóa cho bất cứ ngọai kiều nào, kể cả người Á Châu, nếu những người này đã sống ở Hoa Kỳ ít nhất 1 năm và đã từng chiến đấu trong quân đội Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến Thứ Nhất đã mang theo hàng trăm ngàn di dân không có quốc tịch Mỹ tham gia quân đội. Trong tháng 12 năm 1918, một chánh án quận liên bang nói rằng ông sẽ cho phép nhập tịch những binh lính gốc Trung quốc, Đại Hàn và Nhật vì họ đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để phục vụ đất nước Hoa Kỳ. Vị chánh án này tiếp tục cấp chứng chỉ công dân Hoa Kỳ cho binh lính gốc Á Châu. Giữa năm 1918 và 1920, gần 250 ngàn binh lính được nhập tịch Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trong năm 1925, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các cựu chiến binh không hợp lệ để trở thành công dân Mỹ nếu họ không phải là người da trắng hoặc không phải là người Mỹ gốc Phi châu. Điều này có nghĩa là cựu chiến binh gốc Á Châu cần một tu chính của quốc hội Hoa Kỳ cho phép họ được nhập tịch Hoa Kỳ.

Trong năm 1935, Hoa Kỳ sau cùng đã thay đổi luật và tán thành việc cấp quốc tịch Mỹ cho các cựu chiến binh, và chỉ có cựu chiến binh mà thôi. Những di dân gốc Á Châu khác chỉ được hợp lệ xin nhập tịch sau Thế Chiến Thứ Hai.

Ngay cả những người Mỹ bảo thủ đều tán đồng việc cấp chứng chỉ công dân cho những người đã phục vụ trong quân đội. Kể từ năm 2001, hơn 100.000 di dân đã được nhập tịch vì đã phục vụ trong quân đội, bao gồm 10.400 người thuộc chương trình MAVNI. Khi ông Trump được nghe về dịch vụ MAVNI cấp quy chế công dân cho hơn 10.000 di dân, kể cả nhiều người không phải là da trắng, thì ông phản ứng ngay tức thì. Ông ra lệnh chấm dứt chương trình này, cũng là một trong những nỗ lực của ông muốn giới hạn di dân không phải là người da trắng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi có nghe cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) có một "chỉ tiêu nền tảng" (bed quota). Chữ này có nghĩa gì?

- Đáp: "Chỉ tiêu nền tảng" là một điều luật đòi hỏi cơ quan ICE phải giữ trung bình 34.000 di dân trong nhà giam mỗi ngày. Nếu cơ quan ICE không tìm đủ số di dân Mễ Tây Cơ bất hợp pháp và nhốt họ trong nhà giam thì họ cần truy lục hồ sơ của sở cảnh sát để truy tìm các thường trú nhân hợp lệ nhưng bị phạm tội hình sự có thể đưa đến việc trục xuất họ. Cơ quan ICE cũng gia tăng bắt giữ rất nhiều di dân bất hợp pháp và đưa vào tù sau khi bị cảnh sát địa phương chặn lại vì lỗi giao thông.

- Hỏi: Nhà nước cộng sản Việt Nam có cộng tác không khi chính phủ Hoa Kỳ muốn đưa những di dân phạm tội trở về Việt Nam?

- Đáp: Sau một vài cuộc thảo luận trao đổi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà nước cộng sản Việt Nam, Hà Nội đồng ý cộng tác với Hoa Kỳ. Trước đó, nhà nước Việt Nam rất do dự việc chấp nhận những người bị Hoa Kỳ trục xuất. Đây cũng không phải là điều ngạc nhiên. Chẳng có nước nào muốn chào đón người phạm tội trở về với xã hội của họ.

- Hỏi: Di dân bất hợp pháp có thể gia nhập quân đội Hoa Kỳ để có Thẻ Xanh không?

- Đáp: Đòi hỏi căn bản cho những người muốn xin gia nhập quân đội là họ phải là thường trú nhân. Không có Thẻ Xanh, họ không thể gia nhập quân đội. Họ không có cơ hội xin Thẻ Xanh qua việc phục vụ trong quân đội.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.