Hôm nay,  

Sài Gòn: Từ Khu Đầm Lầy Thành Con Đường Đẹp

05/08/201800:00:00(Xem: 2509)
z Duong P X Long
Một đoạn đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.

 
Lâu nay, khi lần đầu tiên băng qua cầu Trần Khánh Dư trên kênh Nhiêu Lộc để đi từ quận Nhất sang quận Phú Nhuận, chính nhiều người Sài Gòn cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mắt, sang trọng của khu phố nằm hai bên đại lộ Phan Xích Long, theo báo Pháp Luật TP (PLO).

Người Sài Gòn bây giờ - nhất là lớp trẻ - có lẽ ít người biết rằng khu phố thương mại hiện đại ấy vài ba chục năm trước chính là khu Rạch Miễu thuộc quận Phú Nhuận và một phần khu Miếu Nổi thuộc quận Bình Thạnh.

Theo PLO, các địa danh nói trên đã thể hiện trung thực một vùng đất sình lầy, nhiều ao hồ, kênh rạch với các ngôi miếu (còn gọi là miễu) dựng nổi lên trên các rạch rau muống, ruộng cỏ lát, cỏ năng, và lưa thưa chỉ có vài túp nhà tôn lụp xụp hay nhà lá tuềnh toàng.

Thời bấy giờ, với tên gọi khác là xóm Cù Lao, khu Miếu Nổi-Rạch Miễu sình lầy tù đọng như thể chỉ có thể là chốn dung thân của dân lao động nghèo và những thanh niên trốn lính hay đào ngũ. Chỉ một phần trong số họ là cư dân bản địa, phần lớn là dân ngụ cư từ các vùng quê miền Trung, miền Tây chiến tranh ác liệt trôi dạt về. Bà con ngụ trong những căn nhà lụp xụp bên những ruộng rau muống hoặc trong những căn nhà sàn ọp ẹp trên kênh, rạch. Họ làm đủ thứ nghề để mưu sinh: buôn gánh bán bưng, lao động tay chân hay viên chức nhỏ… Một số ít người sống nhờ vào các ruộng rau, ao cá.

Khi màn đêm buông xuống, trong xóm Cù Lao chỉ lưa thưa những ánh đèn vàng vọt, leo lét xuất hiện cùng tiếng ếch nhái kêu vang hòa điệu với tiếng muỗi vo ve…

Vậy mà bên kia của chiếc cầu cũ kỹ, nữa sắt nữa gỗ bắt qua con rạch rộng chưa tới trăm mét ấy lại là khu Tân Định của quận Nhất với phố xá khang trang, các biệt thự kiểu Pháp sang trọng trên đường Trần Khánh Dư, Trần Quý Khoách, Đăng Dung...

Theo PLO, sau tháng 4-75, nhiều dân ngụ cư ở đây lần lượt về quê hay đi kinh tế mới nhưng do đời sống quá khó khăn, họ lại quay về khu xóm cũ, tiếp tục sống trong những cái chòi dựng tạm bợ bằng tôn, ván cũ.

Mãi đến thời “đổi mới” -  những năm cuối 1980, đầu 1990, với những dự án quy hoạch cải tạo toàn diện khu Miếu Nổi-Rạch Miễu, một khu đô thị mới dần hồi xuất hiện với con đường “xương sống” là đại lộ Phan Xích Long nối dài, rộng thênh thang chạy suốt từ đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) đến đường Vạn Kiếp, (quận Bình Thạnh). Riêng chiếc cầu nữa sắt nữa gỗ ọp ẹp ngày xưa đã được thay thế bằng một cặp cầu sắt vững chãi, thuận tiện cho xe cộ di chuyển 2 chiều ngược nhau và chính thức mang tên “cầu Trần Khánh Dư.”

PLO cho biết, khởi từ giao lộ Phan Xích Long - Trường Sa (chạy ven bờ kênh Nhiêu Lộc bên Phú Nhuận), khu phố sầm uất hiện đại ngày nay lại có những con đường chính và những con đường cắt ngang  đều mang tên các loài hoa, như đường Hoa Phượng, đường Hoa Lan, đường Hoa Cúc, đường Hoa Sứ... Còn chuỗi công viên - tiểu cảnh tuyệt đẹp chạy dọc theo kênh Nhiêu Lộc cả ngày lẫn đêm vẫn là nơi tập thể dục, dạo mát cho cư dân trong vùng và các nơi khác.

Và giống như đại lộ Phan Xích Long, đại lộ Phan Đăng Lưu có thể nói là một trong những bậc nhất Sài Gòn với nhiều cao ốc, biệt thự, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, quán cà phê sang trọng…

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.