Hôm nay,  

Ông Thầy Tq Thành Tư Bản Đỏ, Xây 1 Thành Phố Giá 1,5 Tỉ Đô

23/02/200600:00:00(Xem: 5116)
- Nhờ Biết Móc Nối Và Chi Tiền, Yan Đã Trở Thành Người Giàu Nhất Đứng Thứ Hai Tại Hoa Lục.

BẮC THẢO, Trung quốc (KL) - Dẫn tin của Peter S. Goodman, đặc phái viên của Washington Post, giới chức đảng CSTQ cai quản cái thành phố chế thép bụi bậm nằm trên cánh đồng cỏ tại Nội Mông, giới chức của đảng đã có tham vọng làm ăn lớn, nhưng thiếu tiền. Vì thế họ đã mời ông Yan Jieche, một trong những nhà tư bản thành công nhất tại Hoa lục để cho ông ta quán xuyến hết mọi việc.

Ông Yan sử dụng cùng một mánh lới từng áp dụng khắp nội địa Hoa lục rộng lớn để gây dựng được một tài sản khổng riêng cho mình: China Pacific Construction Group là công ty của ông, ông đã bỏ hầu hết tiền của ông để mướn nhân công và mua vật tư. Trên những đuờng lầy lội, thiếu ánh sáng, nhân công của ông đã lót lại đuờng và trồng thêm những trụ đèn tỏa ra như cây trổ hoa. Riêng tại trung tâm của thành phố này, sáu công viên và tượng đài Thành Cát Tư Hãn đã được ông cho xây dựng. Các công trình này đều do thành phố trang trải.

Có điều đã làm người ta ngạc nhiên, Thành Cát Tư Hãn là anh hùng của Mông Cổ, một người đã chinh chiến, chiếm khắp mọi nơi từ Á sang Âu, nhờ tài biết sử dụng những người của địa phương để cai trị. Dân Hung Gia Lợi chính là những người mang giòng máu lai giữa quân của Mông Cổ với người địa phương (theo sử Trung quốc viết). Người Hán hay Trung quốc đã gọi Mông Cổ là rợ hung nô, nhưng ngày nay chính quyền CSTQ lại xưng tụng và tôn thờ Thành Cát Tư Hãn như là vị anh hùng đã lập ra được một đại Trung quốc (có lẽ còn thiếu Việt Nam).

Yan đã bỏ ra một số tiền nhỏ đã lập ra công ty trên 50 tỷ Mỹ kim nhờ vào thấu xây dựng cách đây bốn năm, công ty này nổi lên cao thành một công ty do tư nhân làm chủ , lớn nhất tại Hoa lục, sử dụng trên 100 ngàn công nhân. Ông Yan mới đây đã được phân tích gia Hu Run xếp vào danh sách người giàu có nhất đứng thứ hai tại Trung quốc, một danh sách do chính quyền Trung quốc đưa ra hàng năm. Tài sản riêng của ông Yan khoảng chừng 1,6 tỷ Mỹ kim, chỉ đứng sau tải sản 1,75 tỷ của ông Huang Guang Yu, nhà sáng lập công ty Gome có chuỗi cửa hàng điện tử như Radio Shack, bán giảm giá, mở ra khắp nơi tại Hoa lục.

“Tôi sẽ là người đứng số một (number one),” theo lời ông Yan , 45 tuổi cho biết. “Tôi có các biệt thự và các căn hộ tại Nam Kinh và Thượng Hải. Tôi đi chiếc xe hơi BMW. Tôi còn có một chiếc Mercedes-Benz, một chiếc Cadillac loại xịn, một chiếc xe Lincoln Town. Nghĩ là tôi có đủ thứ. Nhưng tại Trung quốc, cây càng lớn, càng nhiều bão táp. Tôi biết chuyện đưa tên tôi vào danh sách người giàu nhất là gây rắc rối cho bản thân tôi; vì thế tôi đã phải van xin cho tên tôi đứng tại hạng giầu thấp hơn nữa.”

Những cái may đến, biến nhà giáo ngày nào nằm trong hàng những người cực kỳ giàu để chứng tỏ cái biên giới tiên thiên của ngành xây cất bùng ra với những số tiền khổng lồ được chi vào các xa lộ, cầu cống và những tòa nhà trọc trời. Những việc này cũng cho thấy việc kết hợp tự nhiên về kinh doanh trong cái đất không còn theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng không hẳn theo tư bản. Cái quan trọng tại đây là phải biết làm thân với giới chức của đảng tại điạ phương, những người có quyền quyết định những gì đuợc phép làm.

“Tại Trung quốc ngày nay, vấn đề “know-how” không cần thiết, vấn đề “know-who” là chính,” theo lời của ông David Chen, tổng giám đốc công ty MKA Capital Inc., một công ty chuyên về cho thuê máy bay và tài trợ tại Thượng Hải. “Chánh quyền Trung quốc vẫn còn kiểm soát nhiều thứ. Nếu bạn là một nhà thấu hay một nhà địa ốc, bạn cần phải có giấy phép. Bạn cần phải có đất đai. Bạn cần phải làm thân với chánh quyền để đứng bên cạnh bạn. Vì thế tại sao các hộp đêm được mở ra mỗi đêm và tại sao các nhà hàng cao cấp có những phòng riêng tư. Người ta tới những nơi này để bàn chuyện làm ăn trong không khí có gái đẹp, rượu ngon.”

Tiếng đồn ông Yan giàu có đã lọt vào tai báo chí tại Trung quốc trong những tuần vừa qua, ông Yan đã nếm mùi bàn cãi sôi nổi. Những nhà phẩm bình cho rằng ông ta đã gây dựng gia tài kếch sù như thế nhờ biết khai thác tính phù hoa của các cán bộ tại cửa hậu, thỏa mãn những dự án lập công trong khi đáng lý các cán bộ này phải lo bảo vệ những người nghèo.

“Tôi ghét nhất những doanh gia như là Yan,” theo lời của ông Zuo Dapei, một kinh tế gia cao cấp của học viện Kinh tế Chính trị Thế giới nằm trong Hàn Lâm Khoa học Xã hội tại Bắc Kinh. “Những loại người này làm loạn giới chức của chánh quyền địa phương. Tại những vùng xa, phần đông các cán bộ sống đơn giản, họ có ý kiến hay, các ý kiến này có thể bị lũ doanh gia có sạn lợi dụng. Các cán bộ khác chỉ biết theo thời. Khi nhận được hối lộ, họ làm bộ như ngờ nghệch.”

Yan biết rõ việc này, nên ông chỉ nhắm vào các tỉnh chưa phát triển nằm ở xa, thiếu tài chánh và chuyên gia xây dựng. Ông cho biết, ông đưa ra giá tốn phí trước, vì nó sẽ cho phép ông nói chuyện thẳng với giới chức địa phương, tránh chuyện cạnh tranh, sẵn sàng chấp nhận số tiền lời trung bình 35 phần trăm theo như ông đã tính toán. Yan cho biết: “Việc nói chuyện thằng làm cho số tiền được lời cao hơn trong khi bạn không phải bỏ phiếu thầu vì cạnh tranh.”

Yan không hạ mình, ông tự cho mình như là kẻ có thể làm mưa, làm gió để xây dựng thành phố xa những vùng duyên hải đã giàu sẵn của Hoa lục.

“Chánh quyền địa phương thường không có nhiều tiền, nhưng thực chất họ muốn lập hạ tầng cơ sở, “theo lời của Yan. “Trước đây tôi phải tới làm thân với họ. Bây giờ họ đến làm thân với tôi, họ biết khi hạ tầng cơ sở xây dựng xong, chắc chắn trung ương sẽ ghi công trạng cho tên của họ chứ không phải tên của tôi.”

Trong hai năm qua, chánh quyền trung ương đã giới hạn việc đầu tư để kìm hãm bớt đà phát triển quá nhanh tại Hoa lục, sợ rằng cái bong bong địa ốc gây thảm khốc dẫn tới việc mất tín dụng. Bắc Kinh đã khó chịu về lối làm ăn của Yan trong khi công nhận để ông tài trợ việc xây dựng những con đường không biết đi về đâu, những tòa nhà công quyền như pháo đài và những công trình vô giá trị khác theo yêu cầu của chánh quyền địa phương. Hồi tháng giêng, chánh quyền trung ương đã ra lệnh cấm việc tài trợ như thế.

“Sắc luật này có mục đích hạn chế sự ám ánh vì dự án hạ tầng cơ sở,” theo lời của ông Liu Fuyuan, phó chủ tịch Hàn lâm Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô tại Bắc Kinh. Một tiểu ban nằm trong Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, chuyên về chính sách kinh tế.

Yan còn bày tỏ với sự tin tuởng là việc làm ăn của ông vẫn còn tiếp diễn.

“Tôi đã nắm được tất cả các khế uớc thầu này, các khế uớc thầu sẽ phải được hoàn tất,” theo ông cho biết. “Trung quốc quá lớn, người ta không có thể áp dụng qui luật cho tất cả mọi nơi được.’ Các công ty Mỹ tại đây chăm chú vài các đề xuất kinh doanh, còn các doanh gia Trung quốc chú tâm vào chuyện thân tình, đạo nghĩa. Chính vì thế tham nhũng lan tràn đến tận trung ương, ít có ai bị phát giác.

Yan sinh năm 1960 tại tỉnh Jiangsu, miền duyên hải, là đứa con út của một gia đình có chín đứa con. Cha mẹ đều là nhà giáo. Hai ông bà có căn nhà gạch khá tiên nghi, gần nhà của thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng cuộc sáo trộn của Cách mạng Văn hóa đã bùng ra giữa thập niên 1960. Cả gia đình Yan đã bị lùa vào một cái làng nghèo, mùa đông cắt da thiếu mền đắp, lấy cám heo ăn thay cơm.

“Sau những cảnh cơ hàn này, tôi muốn sống cho ra sống,” theo lời của Yan trong một cuộc phỏng vấn, ngả mình trên một chiếc ghế bọc da trong thư viện của một khách sạn năm sao tại Thượng Hải. Hoạ hoằn lắm mới chải chuốt và tỉa tóc, Yan mặc chiếc áo khoác ngoài đã sờn có dây khóa kép và mang đôi giầy da lẹp kẹp mầu đen.

Lúc 20 tuổi, Yan là một thầy giáo có hướng trở thành một hiệu trưởng của trường trung học của tỉnh nhà tại Huaian. Lương thầy giáo lúc đó vào khoảng 150 Mỹ kim / tháng, cộng thêm tiền thuốc men và hưu liễm. Nhưng năm 1986, Trung quốc sớm chuyển đổi kinh tế, Yan theo những người bỏ sông, nhẩy biển, bỏ đi tất cả những gì ổn cố mà nhà nước đã bán để đi vào thế giới kinh doanh mới.

Nhận làm thư ký cho một nhà máy xi-măng địa phương, mỗi tháng Yan lãnh 10 Mỹ kim trần sì. Người trong gia đình đã cảm thấy bực tức. Nhưng ba thánh sau Yan được chỉ định làm quản đốc, lãnh 500 Mỹ kim/ tháng và có được thanh vịn để thành lập một tập đoàn làm ăn.

Yan vươn vào việc kinh doanh vật tư xây cất nhờ nắm được tài sản tập thể của nhà nuớc bị phá sản. Năm 1992 Yan thắng vụ thầu xây dựng đường xá một triệu tại Nanjing, thủ phủ của tỉnh. Năm kế tiếp Yan được quyền xây dựng một khúc xa lộ nối Thượng Hải với Nanjing. Năm 1995, Yan lần đầu tiên ra kinh doanh tư, mở ra công ty Jiangsu Pacific Engineering Ltd., một công ty xây cất chuyên về các dự án của tỉnh.

Mô hình kinh doanh này làm cho Yan trở nên giàu có vào năm 2002 khi mở ra công ty China Pacific. Yan thống lãnh 17 công ty nhà nuớc với số tài sản trên 750 triệu Mỹ kim, theo như báo chí nhà nuớc đăng tin. Trong phần lớn các tình huống, Yan mua các công ty này không bỏ ra một xu bằng cách gói ghém các nhà máy để hoạt động được thành công như cho giới chức sở tại về hưu bằng cách trả tiền hưu và bồi thường cho những công nhân bị sa thải.

Tại Trung quốc, các kinh doanh tư nhân đều nhờ vào các tài sản của các xí nghiệp quốc doanh. Yan đã từ chối không đi vào chi tiết như vốn ở đâu mà ra (tại một xứ Cộng sản như Trung quốc hay Việt Nam, khi đã có thân, đã có thế, người ta dễ mượn vốn từ ngân hàng nhà nước).

“Khi một dự án hoàn tất, tôi đầu tư số tiền kiếm được vào dự án lớn hơn,” theo lời của Yan.

Tại Bắc Thảo, một thành phố rộng mênh mông chia ô trên đất hoang không cỏ mọc. Yan tìm ngay ra được thân chủ sẵn sàng bỏ tiền ra. Vì vùng đất này có kim loại quí lắng dưới lòng đất. Các giới chức muốn lập đuờng xá để thu hút đầu tư. Họ phải nghĩ ngay cần có cây cầu xi măng bắc ngang nối xa lộ của vùng với khu phố thương mại.

“Đó là cái lối vào rộng lớn của chúng tôi,” theo lời viên chức trong Bộ Giao thông Thành phố nói ra và giấu tên, ông kể ra các điều lệ cấm cản người không có phép để tiếp xúc với các nhà báo nước ngoài. “Cầu bắc ngang qua gây cho du khách ấn tuợng là một thành phố văn minh.”

Đầu tiên Bắc Thảo để dự án bỏ thầu, một công ty nhà nuớc trúng thầu. Nhưng khi xét vốn đã loại công ty này ra vì ngân hàng không tài trợ, mở đường cho Yan.

Kể từ khi lập được văn phòng nơi đây vào nùa xuân năm 2004, Yan và các đại diện của ông mở tiệc khoản đãi giới chức địa phương trong lều tròn rộng lớn của dân Mông Cổ, nâng chén sứ rượu làm bằng sữa ngựa, ăn các món ăn địa phương khoái khẩu như chân lạc đà hầm. Vào mùa thu năm 2004, công ty của Yan trúng một khế uớc thầu 23 triệu Mỹ kim để xây cầu bắc ngang. Công trình này đã hoàn thành hồi tháng bẩy.

Sau đó công ty của Yan đã canh tân con lộ có tên là “Phố Tham Nhũng”, vỉa hè hai bên đi dọ các phòng karaoke và các salon mát-sa. Công ty còn lập một giải 10 lán đường bằng xi-măng nối City Hall với trạm xe lửa, sau đó gắn thêm đèn và xây một cổng lớn cho chánh quyền trung ương. Năm nay, công ty China Pacific có kế hoạch làm con đuờng bách bộ dạo chơi trên bờ sông.

Đối với Yan và công ty của ông, cái thành phố cô lập này là nguồn khế ước thầu trị giá tới 1,5 tỷ Mỹ kim.

Yan cho biết, toàn là tiền lương thiện mà. “ Tất cả giới truyền thông Trung quốc đang có nghi vấn là các khế ước thầu của tôi đều theo việc thương thảo với cửa đóng kín. Nhưng người khởi tố không bao giờ tới để gây rắc rối. Mọi việc đều trong sáng.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.