Hôm nay,  

Biển Đông: Mỹ-Tq Đánh Nhau?

30/07/201800:00:00(Xem: 58090)
Vi Anh

 
Tình hình bố trí quân sự của TC và tình hình Mỹ liên kết đồng minh và đối tác tuần tra, tập trận bảo vệ tự do hàng hải càng ngày càng căng thẳng, có vẻ như hai  bên có thể đánh nhau. Nhưng phân tích cho thấy chưa phải thế hay không phải thế. Từ thời TT Obama đến hai năm đầu của nhiệm kỳ của TT Trump, Á châu Thái bình dương là diện và Biển Đông là điểm của chiến trường tiềm năng vẫn chưa thấy xảy ra dù một đụng chạm nhỏ bằng vũ khí, chớ đừng nói chiến tranh giữa TC và Mỹ.

Tin VOA ngày 24/07/2018 “Quan chức Mỹ đồng loạt lên tiếng về Biển Đông”. Một chuyên gia về châu Á của CIA Mỹ nói việc Trung Quốc xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo ở Biển Đông cũng giống như chuyện Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine. Ông Collins, Phó Trợ lý Giám đốc CIA về Đông Á, nói tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado, Mỹ, hôm 20/7, rằng Bắc Kinh không muốn gây chiến, theo AP. Các nhân vật hàng đầu về tình báo, quốc phòng và lập pháp của Mỹ cũng lên tiếng Bắc Kinh dường như đang tiến hành “Chiến tranh Lạnh” với Mỹ.

Còn Ông Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và từng là Tổng tham mưu trưởng của Quân đội VNCS và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan đã “tái khẳng định mối quan hệ quốc phòng lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.

Ông Joe Courtney, đồng chủ tịch của nhóm Những Người Bạn của Australia nói ở Quốc hội Mỹ, rằng Ông “hơi đáng sợ” cho Australia, nhưng điều sống còn là phải phát một thông điệp cho Bắc Kinh về quyết tâm của các đồng minh Mỹ trước các hành động phi pháp của Trung Quốc.

Bà Bishop ngoại trưởng Úc kêu gọi Anh đưa hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh tới khu vực Thái Bình Dương để hỗ trợ tàu chiến Australia trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông.

Mỹ cũng mở một cuộc diễn tập chung giữa Mỹ và Philippines tại khu vực nhìn ra Biển Đông. Người dân của Philippines, một quốc gia tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này, mới đây đã đổ về lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila để biểu tình chống TC.

VOA News cho biết các tàu bè của Úc, Pháp, Nhật Bản và Mỹ đã đi qua 3,5 triệu km vuông của Biển Đông năm 2018. Các chuyến hải hành và các chuyến cập cảng cùng với việc một máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay ngang qua Biển Đông đã khiến Trung Quốc không còn mở rộng các hòn đảo nhân tạo.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khi tới thăm TQ quốc gia đông dân nhất thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ một tấc đất, ám chỉ tới chủ quyền đối với Biển Đông cũng như Đài Loan.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis từng có các tuyên bố mạnh mẽ về điều Washington coi là việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông. Hồi tháng Năm, Tướng Mattis đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia có tên “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) ở Hawaii vì các động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, “trái với các nguyên tắc và mục đích của RIMPAC”.

Một cách tổng quát, tình hình Biển Đông căng thẳng không phải mới đây, mà từ mấy năm của nhiệm kỳ 2 của TT Obama TC. TC ngang ngược chèn ép, gây hấn, xâm lấn, chiếm cứ, quân sự hoá biển đảo các nước nhỏ nhưng tránh đụng chạm Mỹ. Giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định 'Trung Quốc sẽ không đối đầu với Mỹ ở Biển Đông', nhưng sẽ tìm các cách loại trừ sự can dự của Washington và cáo buộc ngược các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Chiến tranh TC-Mỹ nếu có hải quân và không quân là chủ lực. Nhưng TC không có những tàu chiến lớn để tung ra thường xuyên ở khu vực như các hạm đội Mỹ. Hải quân Mỹ mạnh hơn rất nhiều, hải lực của TC chỉ băng 1/4 của Mỹ. Không lực TC còn tệ hơn nữa.


Tương quan quyền lợi kinh tế, chánh trị  giữa hai nước  Mỹ và TC rất lớn, họ nhường nhịn nhau, cùng thoả hiệp để làm bá chủ Á châu Thái Bình dương - cùng có lợi hơn là đánh nhau - một modus vivaldi ngầm với nhau.

Về phía Mỹ,  Mỹ chỉ tranh thủ bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không là cái chánh. Mỹ coi hai tự do này là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, tức quyền lợi quốc gia, ai xâm phạm Mỹ có thể đối phó bằng quân sự. Chớ Mỹ không có tham vọng đất đai, không tranh chấp đất đai ở Biển Đông như TC. TC có thể tương nhượng cho Mỹ hai tự do này. Mỹ không thể để TC khống chế con đường hàng hải quốc tế huyết mạch ngang qua Eo Biển Mã Lai như cái cổ chai qua lại Nam Bắc Thái Bình Dương và Ấn độ dương mà Biển Đông là hành lang. TC lại đang biến nơi đó, Biển Đông, thành yếu khu quân sự, tiền đồn để kiểm soát. Mỗi năm 70% hàng hoá sản xuất trên thế giới, 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá Mỹ qua lại hải lộ này. Kinh tế Nhựt đệ tam siêu cường kinh tế thế giới, đồng minh thân thiết của Mỹ coi như bị phong toả nếu TC không chế được Biển Đông.

Binh thư của Trung Hoa cổ đại có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. TC biết thân mình, biết ngân sách quốc phòng mình tỷ lệ tăng cao hơn Mỹ, nhưng tổng số thấp hơn của Mỹ nhiều. Quân lực của TC khó vượt qua Mỹ nổi. Nếu tính lúc này thì sức mạnh tác chiến của Hải quân TC chỉ bằng 1 phần 4 của Mỹ, còn kinh nghiệm hải chiến của Mỹ, TC phải chờ vài thập niên nữa hoạ may mới so nổi với Mỹ. Hải quân Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, còn TC chỉ có 1 chiếc kiểu cũ mua của Ukraine và tân trang lại, còn đang huấn luyện sử dụng. TC đang làm chiếc thứ hai nhưng khó hoàn thành trước năm 2020.

Lục quân, TC cũng thua Mỹ.  Hai phân tích mới nhứt của RAND Corporation khẳng định so sánh lục quân TC vượt Mỹ là một đánh giá vô căn cứ. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của TC có nhiều khuyết điểm có tính cơ cấu và nhiều mặt dễ bị tổn thương. Vũ khí của quân đội của TC không đồng nhứt, nhiều thời đại, nhiều nước sản xuất, ít dùng những khoa học, kỹ thuật tiên tiến, máy bay không người lái, vũ khí tia laser, hồng ngoại tuyến thua xa Mỹ.

 Kinh tế của TC không nuôi nổi một cuộc chiến tranh có tính vùng hay thế giới. Khi đụng với Mỹ, việc đầu tiên là con đường tiếp tế, nhập cảng nguyên nhiên liệu và xuất cảng hàng hoá của TC sẽ bị Mỹ phong toả. TC không có nguồn dự trữ nhiên liệu dồi dào, bền vững như Mỹ. Chỉ cần phong toả đường biển của TC vài tháng, là kinh tế TC sụp đổ, TC không còn thế chánh đáng cầm quyền, dân chúng nổi loạn liền.

Đó là chưa nói xã hội TQ đang bất ổn vì hố sâu ngăn cách nghèo giàu quá sâu rộng, tham những tràn lan, ô nhiễm hết chỗ nói, thiếu nước canh tác trầm trọng.

Về khoa học kỹ thuật, sự thua sút của TC đối với Mỹ vô phương hàn gắn. TC đông dân nhứt hoàn cầu không có một người nào được Nobel khoa học. Một nền kinh tế không bền vững, một xã hội chia rẽ không ổn định như vậy làm sao chịu nổi một cuộc chiến tranh với Mỹ.

Nên TC tránh né không đụng chạm Mỹ, xung đột võ trang chỉ thua thiệt mà thôi. TC chỉ cần đè ép các nước nhỏ là có lợi cho TC rồi. Nên TC vẫn cứ khư khư tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên nguyên tắc song phương mà thôi./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.