Hôm nay,  

Tq Dọa Ra Wto, Bị Phạt 19%

24/02/200600:00:00(Xem: 4872)
- VN Năn Nỉ, Chỉ Bị Phạt 16%

- VN Phá Giá Vì Kinh Tế XHCN, Miễn/Giảm Thuế, Đất Của Nhà Nước...

BRUSSELS -- Ủy Viên Thương Mại Liên Âu Peter Mandelson hôm Thứ Năm đã chính thức đề nghị thuế phạt chống phá giá trên các giày nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam, nói rằng có các chứng cớ “thuyết phục” về hỗ trợ phá giá, theo tin của ký giả Paul Ames của AP.

Ông Mandelson đề ra thuế phạt 19.4% với giày Hoa Lục, và phạt 16% với giày Việt Nam. Nhưng thuế phạt này sẽ từng giai đoạn lập trong 6 tháng. Còn giày thể thao và giảy trẻ em thì miễn thuế phạt.

Các thuế phạt này khởi đầu sẽ là 4% vào tháng 4 và tăng dần tới mức cao nhất trong 6 tháng.

Đề nghị này còn chờ quyết định của tất cả các nứơc hội viên Liên Âu.

Đề nghị đó không làm hài lòng mọi phe. Bên bị phạt thuế tất nhiên là nổi giận. Còn Hội Giày Italy thì nói thuế phạt còn quá thấp, chưa đủ bảo vệ 850,000 thợ giày Âu Châu. Nhưng các tiệm bán lẻ và nhập cảng cảnh báo là phạt như thế sẽ làm mất việc cho cả dân Âu Châu, và làm dâu tiêu thụ tốn kém hơn vì giá sẽ tăng vọt.

Nhưng lỗi là ở ai" Có phải nhà nứơc CSVN cũng góp phần để bị phạt hay không"

Đặc biệt, khi Hoa Lục đe dọa kiện Liên Âu ra tòa WTO, thì CSVN có mưu kế gì khác trong vụ này, vì VN chưa được gia nhập WTO"

Báo Financial Times hôm 22-2-2006 ghi lời Horst Widman, phó chủ tịch công ty giày Puma (nổi tiếng về giày thể thao), nói là Hà Nội chưa làm tận lực trong hồ sơ giày, và thế nên chẳng có bao nhiêu kết quả.

Phóng viên Amy Kazmin từ Bangkok nói rằng khi Thứ Trưởng Thương Mại TQ Gao Hucheng bay tới Brussels tháng trứơc để ngăn cản phạt giày và đe dọa kéo ra tòa WTO để kiện Liên Âu, thì Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Văn Bàng lại nhũn nhặn, yếu đuối, không đưa ra chiến lược chống trả nào mà chỉ năn nỉ, “xin thương cảm cho 500,000 thợ giày Việt Nam, và hãy giúp Hà Nội trong nỗ lực phát triển kinh tế và đưa dân thoát đói nghèo.”

Chiến lược năn nỉ này đã thất bại.

Trong các năm gần đây, CSVN liên tiếp bị điều tra chống phá giá về nhiều mặt, từ vụ Mỹ cáo buộc VN phá giá cá bông lau, phá giá tôm.... cho tới Liên Âu tố cáo VN phá giá bật lửa, xe đạp, và bây giờ là giày...

Theo lời một doanh gia Quận Cam, chuyện rất dễ hiểu: chỉ vì kinh tế VN chưa được xem là kinh tế thị trường, vì nhiều công ty xuất cảng VN là qúôc doanh, quy chế nhà đất, kho xưởng là tài sản toàn dân nên không phaỉ tốn kém, và được miễn/giảm thuế... Đó là các ưu thế để giá rẻ, và là cớ cho quốc tế kiếm chuyện.

Bản tin VOA hôm Thứ Năm đã ghi nhận tình hình phản đối từ Hà Nội như sau:

“Việt nam cực lực phủ nhận cáo giác cho rằng các nhà sản xuất giày dép Việt nam bán phá giá sang thị trường Âu châu. Tường thuật hôm thứ năm của hãng thông tấn AP trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt nam, ông Lê Dũng, nói rằng: “Các doanh nghiệp Việt nam hoạt động theo các qui luật của kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng.”

Cũng theo lời ông Lê Dũng, “Chính phủ Việt nam không can thiệp và không bao cấp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.” Người phát ngôn này tỏ ý hy vọng là Uy Ban Châu Âu sẽ có những quyết định khách quan, công bằng đối với các sản phẩm giày mũ da của Việt nam xuất khẩu sang Liên hiệp Âu châu.

Ông Lê Dũng tuyên bố như thế trong lúc Liên hiệp Âu châu chuẩn bị tuyên bố việc áp đặt thuế suất bán phá giá đối với các sản phẩm da giày của Việt nam và Trung quốc.

Hồi đầu tuần này, Liên hiệp Âu châu nói rằng kết quả cuộc điều tra dài 9 tháng cho thấy công nghiệp da giày của Việt nam và Trung quốc đã nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, thông qua các hoạt động như cho vay nhẹ lãi, cho thuê đất với giá rẻ, ưu đãi thuế khóa, và các hoạt động khác.

Các số liệu của Liên hiệp Âu châu cho thấy số giày dép của Việt nam bán sang liên hiệp này đã tăng gấp 7 lần, lên tới 120 triệu đôi trong vòng 12 tháng trước tháng 3 năm 2005.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.