Hôm nay,  

Cơ Quan ICE, Nên Hủy Bỏ Hay Nên Cải Tổ?

20/07/201800:00:00(Xem: 1799)
LE MINH HAI_2018-Screen Shot
Lê Minh Hải
 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE ) cần được hủy bỏ đang là chủ đề được chính giới của đảng Dân Chủ quan tâm trong thời gian tiền bầu cử.

Một Nghị sĩ đảng Dân Chủ từ tiểu bang New York muốn chấm dứt cơ quan ICE. Thị trưởng thành phố New York nói rằng chúng ta nên hủy bỏ cơ quan ICE. Một nghị sĩ đảng Dân Chủ từ tiểu bang Masschusttes nói rằng cơ quan ICE nên được thay thế bằng một cơ chế khác phản ảnh đạo đức của người dân Hoa Kỳ và hữu hiệu. Nghị sĩ tiểu bang California, Kamala Harris, nói rằng đảng Dân Chủ nên tái thẩm định khẩn cấp cơ quan ICE và suy nghĩ ngay đến việc thay thể nó với một cơ quan khác.

Hàng ngàn người diễn hành tại Hoa Kỳ phản đối chính sách di trú

Hàng ngàn người biểu tình đã diễn hành khắp nơi tại Hoa Kỳ vao ngày 30 tháng Sáu vừa qua để phản đối việc cách ly các thành viên trong gia đình theo chính sách hà khắc của Tổng thống Donald Trump. Một người biểu tình, là sắc dân da đỏ sinh trưởng ở Hoa Kỳ, nói bằng hai ngôn ngữ Mễ Tây Cơ và Anh ngữ, rằng: "Chúng tôi không tin biên giới. Chúng tôi không tin bức tường". Cuộc biểu tình này diễn ra với khẩu hiệu "Gia Đình Thuộc Về Nhau".

Hàng ngàn người đã diễn hành gần các tòa nhà của chính phủ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhưng tổng thống không thể nghe những tiếng hô phản đối của những người biểu tình vì ông đang hưởng thụ tại Hội Golf Quốc Gia (của) Trump tại tiểu bang New Jersey.

Nói về những chính sách di trú hiện nay, một người biểu tình cho biết: "Những chính sách của Tòa Bạch Ốc là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không che dấu được ai", và "Các chính sách của Tòa Bạch Ốc không đại diện cho người Mỹ chúng tôi".

Các gia đình, thanh niên, trẻ em, người lớn tuổi, kể cả những công dân mới hoặc đã lâu năm, đều đứng dưới trời nóng như thiêu cháy trong cuộc biểu tình ở thành phố New York. Họ đều hát to: "Nói thật to. Nói thật rõ. Người tỵ nạn  được chào đón ở đất nước này".

Hơn 500 phụ nữ, kể cả một nữ dân biểu quốc hội, đã bị bắt vào ngày 28 tháng Sáu tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn vì phản đối chính sách di trú của ông Trump. Cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu được xem là lớn nhất. Những cuộc biểu tình khác cũng đã diễn ra tại các thành phố lớn như Philadelphia,  Boston, Denver, Chicago và Portland....

IOM, cơ quan di trú của Liên Hiệp Quốc, phản đối ứng viên của ông Trump vào chức vụ tổng giám đốc.

Vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua, cơ quan di dân của Liên Hiệp Quốc đã từ chối ứng viên của hành pháp Trump được đề cử vào chức vụ lãnh đạo cơ quan này. Cơ quan IOM giải quyết những vấn đề liên quan đến người tỵ nạn, là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong thế giới hiện nay. Từ năm 1951, cơ quan này hầu như được điều hành bởi một công dân Hoa Kỳ. Nhưng nay đã thay đổi.

Một Cao Ủy Liên Hiệp Âu Châu, ông Antonio Vitorino, công dân Bồ Đào Nha (Portugal) đã thắng cử và sẽ là tổng giám đốc mới của Tổ Chức Quốc Tế Về Di Dân (tức International Organization for Migration - IOM).

Không có gì ngạc nhiên khi ứng viên chức vụ tổng giám đốc của ông Trump không được chọn. Nhiều quốc gia phản đối ông Trump vì ông đã tự rút ra khỏi nhiều tổ chức quốc tế, kể cả hai tổ chức có trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ. Đầu tháng Sáu năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và mới đây ông Trump đã chỉ trích Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới đã "không công bằng" với Hoa Kỳ. Ông Trump cũng đã rút tên Hoa Kỳ ra khỏi  tổ chức Hiệp Ước Tòan Cầu Về Di Dân (tức Global Compact for Migration).

Công việc của tổng giám đốc IOM thường là công việc của người Mỹ, nhưng ông Trump đã không thể giữ vị trí này cho Hoa Kỳ nữa. Điều này là một chỉ dấu cho thấy quyền lực, thẩm quyền và ưu tiên của Hoa Kỳ đã mất đi rất nhiều.

Một cựu viên chức ngọai giao nói rằng: "Cuộc bầu cử của tổ chức IOM thực sự không vì ứng viên của  Trump. Cuộc bầu cử này là phiếu bầu quốc tế phản đối Tổng thống Trump và các chính sách phân biệt chủng tộc, chống người Hồi giáo và theo chủ nghĩa biệt lập".


Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay bị nhiều quốc gia khác chỉ trích vì chính sách cách ly các gia đình tại biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ và vì quyết định Tối Cao Pháp Viện tán thành Lệnh Cấm Du Lịch của ông Trump với các nước có đa số người theo đạo Hồi giáo.

Tổ chức IOM có hơn 10.000 nhân viên làm việc tại nhiều văn phòng ở trên 150 quốc gia. Công việc của họ bao gồm cung cấp những trợ giúp nhân đạo cho di dân và giúp họ tái định cư tại những quốc gia khác. Nhiều người Việt Nam đã từng có liên hệ với tổ chức IOM.

Trang điện tử NUMBEO tường trình về giá sinh họat tại Việt Nam

Tố chức NUMBEO đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về giá sinh họat tại 528 thành phố. Năm thành phố có giá sinh họat đắt đỏ nhất trên thế giới là:

  1. Tân Gia Ba

  2. Paris, Pháp quốc

  3. Zurich, Thụy Sĩ

  4. Hồng Kông

  5. Oslo, Na Uy

Giá sinh họat tại Việt Nam đứng hạng 413 trong số 528 thành phố trên thế giới.

Giá sinh họat tại Hoa Kỳ cao hơn Việt Nam 80%, không tính tiền thuê nhà. Tiền thuê nhà ở Hoa Kỳ cao hơn Việt Nam 183%.

Tổ chức NUMBEO cũng đã thực hiện nghiên cứu 111 thành phố tại Á Châu. Những thành phố tại Á Châu có giá sinh họat đắt đỏ nhất là Tokyo (Nhật), Hán Thành (Nam Hàn) và Tân Gia Ba. Thành phố Bangkok (Thái Lan) đứng hạng 22, Phnom Penh (Cam Bốt) đứng hạng 35, Hà Nội đứng hạng 51, Manila của Phi Luật Tân hạng 53 và Sài Gòn đứng hạng 54.

Đứng cuối bảng xếp hạng là những thành phố có giá sinh họat thấp nhất và có tiêu chuẩn căn bản trong đời sống thấp nhất đều là những thành phố tại nước Ấn Độ.

Một số giá sinh họat tại thành phố Sài Gòn:

- Thuê một chung cư (apartment) có 3 phòng ngủ: 1.200 mỹ kim tại trung tâm thành phố, những vùng lân cận là 700 mỹ kim.

- Giá chung cư (apartment), giá mỗi mét vuông: Ở trung tâm Sài Gòn là 2.500 mỹ kim 1 mét vuông. Các vùng lân cận: 1.200 mỹ kim 1 mét vuông.

- Lương trung bình hàng tháng (sau khi trừ thuế) là 8.155.000 đồng Việt Nam.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Giá xe hơi mới ở Việt Nam ra sao?

- Đáp: Tổ chức NUMBEO nghiên cứu 344 thành phố và cho biết giá một chiếc xe Volkswagen Golf 1.4 L, làm tại Đức, là lọai xe đắt tiền nhất ở Việt Nam: giá 50.000 mỹ kim. Lọai xe Volkswagen 1.8 L có đầy đủ thiết bị tốt làm tại tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ, giá 22.000 mỹ kim.

Xe Toyota Corolla 1.6 L được lắp ráp ở Việt Nam giá 40.000 mỹ kim. Cùng hiệu, lọai 1.8 L được lắp ráp ở tiểu bang Mississippi được bán với giá 20.000 mỹ kim.

- Hỏi: Có nên hủy bỏ hoặc cải tổ cơ quan ICE không?

- Đáp: Vấn đề không do sự hiện hữu của ICE. Chẳng có cuộc biểu tình nào chống cơ quan ICE trước tháng Giêng năm 2017, tức trước thời gian ông Trump nhậm chức tổng thống. Vấn đề ở đây là những mệnh lệnh mà cơ quan ICE nhận từ Tòa Bạch Ốc và từ Bộ Tư Pháp. Cơ quan ICE hoặc bất cứ cơ quan nào khác ở vào vị trí này cũng sẽ tiếp tục đi bắt người và trục xuất di dân nếu Tòa Bạch Ốc không thay đổi chính sách.

- Hỏi: Một số người tham gia biểu tình vào ngày 30 tháng Sáu vừa qua hô khẩu hiệu: "Chúng tôi không tin biên giới. Chúng tôi không tin bức tường". Hoa Kỳ sẽ ra sao nếu không còn biên giới?

- Đáp: Chúng tôi nghĩ khi một số người biểu tình hô những khẩu hiệu nói trên vì họ nghĩ rằng bức tường khổng lồ mà ông Trump muốn dựng ở biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ không nên dùng để ngăn chận những người muốn đến Hoa Kỳ xin tỵ nạn hoặc xin lánh cư với những lý do chính đáng.

Mặt khác, thật khó tưởng tượng nếu bất cứ nước nào không có biên giới và luật pháp lại có thể giới hạn vấn đề di trú. Một số quốc gia tại Âu Châu hiện nay đang cảm thấy chuyện gì sẽ xảy ra nếu tiếp tục chào đón hàng triệu người tỵ nạn. Những người di dân đến Châu Âu bao gồm những người xin lánh cư và vì lý do kinh tế. Trong một vài trường hợp, có di dân che dấu hành vị thù nghịch của mình, bao gồm bọn khủng ISIS giả làm người tỵ nạn hoặc di dân. Đã có một triệu di dân vượt biển Địa Trung Hải đến Âu Châu từ tháng Giêng năm 2015 đếng tháng Ba năm 2016.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.