Hôm nay,  

Biển Đông Không Êm

12/07/201800:00:00(Xem: 3677)
Trần Khải

 
Không êm tí nào... Không êm tí nào...

Báo The Rappler loan tin rằng hai năm sau khi Philippines thắng kiện Trung Quốc ở tòa quốc tế The Hague, Tổng Thống Rodrigo Duterte vẫn bỏ lơ kết quả phiên tòa, để mặc các nước lớn quậy phá Biển Đông trong khi ngư dân Filipinos vẫn đầy nỗi lo.

Tới mức các chính phủ Mỹ, Úc, Nhật phải ra bản văn hối thúc Philippines hãy thực hiện quyền của người thắng kiện ở Biển Đông.

Đối với quyền Bộ Trưởng Tư Pháp Antonio Carpio, chính phủ Duterte không chịu thi hành quyền quốc gia thắng kiện chủ quyền Biển Đông là “không giải thích” nổi...

Lạnh cẳng, lạnh cẳng... chỉ nói được như thế.

Trong khi đó, bản tin từ thông tấn RFI ghi nhận tình hình Trung Quốc liên tục bành trướng ảnh hưởng ở vùng Thái Bình Dương.

Trung Quốc đang dự trù họp thượng đỉnh với các lãnh đạo những đảo ở Thái Bình Dương, vào lúc mà New Zealand cảnh báo là Bắc Kinh đang tìm cách lấp chỗ trống tại một vùng từ lâu bị bỏ quên.

Theo thông báo của thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neil hôm 09/07/2018, nhân chuyến viếng thăm cấp Nhà nước ở Papua New Guinea, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn họp riêng với lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 12/11 đến 18/11 năm nay tại Port Moresby, thủ đô Papua New Guinea.

Thủ tướng O’Neil không nói rõ nghị trình cuộc họp, nhưng việc ông Tập Cận Bình họp riêng với lãnh đạo các đảo quốc nhỏ trong vùng Thái Bình Dương chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của hai nước là Úc và New Zealand.

Từ lâu Úc và New Zealand vẫn xem vùng Đại Dương Châu là sân sau của họ, nhưng trong một thập niên qua, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này. Theo thẩm định của Viện Lowy, Úc, trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2016, Bắc Kinh đã cấp tổng cộng 1,78 tỷ đôla cho các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương.

Vùng này là nơi quy tụ số đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan, sau khi Trung Quốc dùng chính sách ngoại giao đôla để lôi kéo về phía mình nhiều nước còn công nhận Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan).

Sau nhiều năm án binh bất động, đến năm nay, Úc và New Zealand mới gia tăng đáng kể các khoản viện trợ, mong chiêu dụ trở lại các đảo quốc nhỏ. Đồng thời hai nước này thông báo các kế hoạch tăng cường tiềm lực quân sự, Úc đầu tư vào máy bay không người lái, New Zealand đặt mua máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ.

RFI ghi rằng vào tháng trước, thủ tướng Malcom Turnbull thông báo là Úc sẽ thương lượng một hiệp ước an ninh với Vanuatu, sau khi cách đó hai tháng, báo chí Úc loan tin là Trung Quốc đã thăm dò phản ứng của Vanuatu về khả năng mở một căn cứ quân sự ở đảo quốc Thái Bình Dương này.

Trên đài phát thanh New Zealand hôm Thứ Tư, quyền thủ tướng Winston Peters báo động là căng thẳng trong khu vực đang gia tăng và những nước khác đang tìm cách lấp chỗ trống tại đây. Ông Peters không nói «những nước khác» là nước nào, nhưng mới tuần trước, New Zealand vừa công bố một sách trắng về quốc phòng, nêu rõ Trung Quốc là mối đe dọa đối với nước này.

Trong khi đó, bản tin BBC ghi nhận tình hình Biển Đông: TQ khuyến khích đầu tư ở đảo nhân tạo...

Trung Quốc đang khuyến khích đầu tư vào các hòn đảo và vùng biển ở Biển Đông, tập trung ở quần đảo Hoàng Sa, theo một thông báo vào tuần trước.


Sở Hải dương và Ngư nghiệp của tỉnh Hải Nam, tỉnh quản lý các đảo và vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, sẽ cho phép các cá nhân thuê các đảo nhỏ cho mục đcíh du lịch và xây dựng với thời gian có thể lên đến 50 năm.

Dự án phát triển sẽ tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, hay còn gọi là Tây Sa theo cách gọi của Bắc Kinh, theo tờ Japan Times.

Theo bản thông báo này, các dự án nuôi trồng thủy sản sẽ được phép sử dụng trong 15 năm, các dự án du lịch và giải trí được 25 năm, ngành công nghiệp muối mỏ 30 năm, phúc lợi xã hội 40 năm và các dự án xây dựng cầu cảng là 50 năm.

"Việc phát triển trên các hòn đảo không người ở sẽ đảm bảo sự ổn định của Nam Hải và loại bỏ các mục đích xâm lược và xâm chiếm của các nước khác đối với chủ quyền lãnh thổ của chúng ta," nghiên cứu sinh tại Học viên quốc gia Hải Nam, Chen Xiangmao nói.

BBC nhắc rằng Quần đảo Hoàng Sa đã thuộc quyền sở hữu không chính thức của Trung Quốc kể từ sau trận Hải chiến Hoàng sa năm 1974.

Kể từ đó Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn, đặc biệt là tại đảo Phú Lâm, hay còn được Bắc Kinh gọi là đảo Vĩnh Hưng - cơ sở đầu não cho các hoạt động của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp.

Tờ Japan Times nhận định các chuyên gia cho rằng các dự án này là để thắt chặt quyền kiểm soát không chính thức của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông, nơi có ba đảo nhân tạo của Trung Quốc nằm ở chuỗi đảo Trường Sa phía nam Hoàng Sa - trên ba bãi đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn - đều có sân bay cấp quân sư.

Cũng trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã nâng cấp nhanh chóng cơ sở và thiết bị quân sự tại Biển Đông...

Đầu tháng Năm, Trung Quốc bắt đầu thiết lập hệ thống tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa đất-đối-không trên một số tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.

Đến giữa tháng Năm, Trung Quốc lần đầu tiên cho phi cơ ném bom hạ cánh xuống các tiền đồn ở Hoàng Sa.

Đến đầu tháng Bảy, lại có thông tin Trung Quốc đang bí mật thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lặp đặt ở các tiền đồn ở Hoàng Sa.

Trong khi đó, Việt Nam giỏi đánh võ trên mạng...

Bản tin VOA ghi lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ra chỉ đạo cho Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) giám sát việc xử lý của Facebook đối với bản đồ ‘nhầm’ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Ngày 1/7, các trang mạng trong nước đăng tải phát hiện của họ về bản đồ hiển thị livestream của Facebook đề tên Sansha (là tên mà Trung Quốc đặt cho đảo Tam Sa) tại hai vị trí quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ngay sau khi được biết về bản đồ có thông tin ‘sai’ về Biển Đông, Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam đã yêu cầu Facebook giải quyết vụ việc.

Facebook đưa ra lời giải thích rằng “đây là lỗi kỹ thuật và chúng tôi đã sửa lỗi này” và họ chỉ lên tiếng xin lỗi vào ngày 5/7 sau khi cộng đồng người dùng mạng xã hội lớn nhất thế giới này ở Việt Nam kêu gọi tẩy chay và yêu cầu Facebook xin lỗi.

Mặc dù Facebook nói đã chỉnh sửa bản đồ bị ‘sai lệch’ trên toàn cầu nhưng một người dùng Facebook ở Việt Nam cho biết công ty có trụ sở ở California, Mỹ, “chỉ mới tháo ra khi bạn truy cập bản đồ Trung Quốc với các truy cập từ Việt Nam thôi.”

Thôi thì... nhân quả trước sau không trật... Hình như ông Hồ chịu ơn quê vợ Hàng Châu quá nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.