Hôm nay,  

VN: Sính Mỹ Phẩm Ngoại, Dễ Mua Phải Hàng Giả

08/07/201800:00:00(Xem: 1951)
z mY PHAM dom
Công nghệ làm giả mỹ phẩm thuộc các thương hiệu quốc tế ngày càng tinh vi, chỉ khi sử dụng hoặc có hàng thật để so sánh thì may ra mới phát hiện được...

 
Theo ghi nhận tại một hội thảo phòng chống hàng gian hàng giả gần đây, có đến 75% thị phần mỹ phẩm bán trên thị trường ở Việt Nam là hàng giả và hàng nhập lậu. Còn theo khảo sát của cơ quan chức năng, 100% nước hoa và sáp vuốt tóc tự nhận là hàng Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… được bán đổ đống ngoài chợ đều là hàng giả, theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp (Enternews.vn),

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt ngày càng gia tăng. Với mức tiêu thụ khoảng 6 tỷ USD/năm, tăng trưởng trung bình hàng năm trên 30%, ngành sản xuất và tiêu dùng mỹ phẩm tại VN đang được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là thị trường hấp dẫn, tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á, đang chen chúc hàng ngàn thương hiệu sản xuất và phân phối khác nhau.

Tuy nhiên, chính trong lòng thị trường mỹ phẩm phồn tạp này đang tồn tại nhiều bất cập, khiến cả người bán lẫn người mua đều hoang mang trước “mê hồn trận” các sản phẩm mỹ phẩm.

Theo Enternews.vn , dạo qua các điểm bán mỹ phẩm của Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẳng…, có thể thấy mỹ phầm “vỉa hè” mang thương hiệu nổi tiếng nhưng bán giá rẻ đều là hàng nhái thương hiệu. Không ai biết nguồn hàng ở đâu, nhưng với giá bình dân vẫn được tiêu thụ rộng rãi. Ngay cả mỹ phẩm bày trong những cửa hàng sang trọng, như các loại son, phấn, kem nền, kem dưỡng da, dầu gội, thuốc nhuộm tóc…, khách mua cũng không biết đó có phải là hàng thật không vì người bán không xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ mòn hàng.

Bên cạnh đó, một lượng hàng mỹ phẩm lớn hiện nay được rao bán trên mạng, tên là hàng “xách tay” đang bị kinh doanh thả nổi. Do ngành quản lý thị trường lại chưa thể kiểm soát được mỹ phẩm bán trên mạng nên người ta vẫn vô tư kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.

Enternews.vn  dẫn lời một vị đại diện một hãng phân phối mỹ phẩm tại Việt Nam cho biết, hiện nay, đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của đa số người tiêu dùng, công nghệ làm giả, làm nhái các mỹ phẩm mang thương hiệu quốc tế đã phát triển mạnh, nên bao bì, kiểu dáng đều y như hàng thật. Chỉ khi sử dụng hoặc có hàng thật để so sánh thì may ra mới phát hiện được...

Như trong năm 2017, Chi cục QLTT TP Sài Gòn kiểm tra, phát hiện 339 vụ mỹ phẩm vi phạm (tăng 114 vụ so 2016), thu giữ 1,250kg nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, 13,108 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, hơn 467,000 sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, vi phạm ghi nhãn hàng hóa (thông tin trên nhãn không đúng với thực tế, không công bố tiêu chuẩn...). Tổng số tiền phạt hơn 4.4 tỷ đồng.

Enternews.vn dẫn lời bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, giám đốc truyền thông và đối ngoại Công ty L’Oreal Việt Nam cho biết không chỉ người tiêu dùng bị thiệt hại, bản thân các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do hàng giả, hàng lậu mỹ phẩm tràn lan khiến thị trường hàng chính ngạch bị co cụm lại, gây thiệt hại vô cùng lớn cho doanh nghiệp, nhà nước bị thất thu thuế và công tác chống hàng giả, hàng nhái gặp nhiều khó khăn.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mua phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng chỉ nên mua mỹ phẩm từ đại lý được ủy quyền, chú ý bao bì, kiểm tra mã vạch, số seri và thông tin sản xuất, kiểm tra màu sắc sản phẩm, chú ý đến mùi và độ kết dính, nhớ thử sản phẩm trước khi mua.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.