Hôm nay,  

Đài-loan Và Tranh Chấp Tại Đảo Ba-bình (trường-sa)

06/02/200600:00:00(Xem: 5819)
-Trong những ngày đầu năm 2006 đã có nhiều sự-kiện đáng chú-ý giữa Việt-Nam và Đài-Loan. Nổi bật là vụ Đài-Loan tuyên-bố xây phi-đạo tại đảo Ba-Bình thuộc quần-đảo Trường-Sa. Sau đó là tại Việt-Nam, những vụ công-nhân đồng-loạt đình-công đòi tăng lương tại các xí-nghiệp có vốn đầu-tư nước ngoài mà phần lớn các xí-nghiệp này thuộc Đài-Loan. Hai vấn-đề này có nhiều dấu-hiệu cho thấy có quan-hệ với nhau: Phải chăng, bằng phương-tiện kinh-tế, Việt-Nam tìm cách trả-đũa Đài-Loan"

I.Đài-Loan vi-phạm Qui-Tắc Hành-Sử (Code de Conduite) ASEAN 2000"

Ngày 29 tháng 12 năm 2005, ông Lê Dũng, phát-ngôn nhân thuộc Bộ Ngọai-Giao CSVN lên tiếng phản-đối việc Đài-Loan tuyên-bố dự-án dây-dựng lại sân bay trên đảo Ba-Bình (tức đảo Itu Aba) thuộc quần-đảo Trường-Sa. Theo báo-chí Đài-Bắc đăng-tải trước đó thì Đài-Loan «sắp xây một phi-trường nhỏ trên một đảo nằm trong vùng Trường-Sa để sử-dụng vào mục-đích nhân-đạo». Phát-ngôn nhân Bộ Ngoại-Giao Đài-Loan xác-nhận rằng «đây chỉ là dự án nhằm hỗ trợ cho công tác tuần duyên, đánh bắt cá, và các nhu cầu về cấp cứu y tế, chứ không mang mục đích quân sự.»

Ông Lê Dũng nói rằng «dự-án xây phi-cảng trên đảo Ba-Bình là hành-động vi-phạm chủ-quyền nghiêm-trọng đối với Việt-Nam, ảnh-hưởng tiêu-cực đến hòa-bình, ổn-định và sự hợp-tác đang tăng-gia trong khu-vực.» Ông này cũng tái xác-định «chủ-quyền của Việt-Nam ở Trường-Sa và Hoàng-Sa, đồng-thời yêu-cầu Đài-Loan phải ngưng ngay hoạt-động xây-dựng, và sẽ phải chịu hoàn-toàn trách-nhiệm về mọi hậu-quả do Đài-Loan gây ra.»

Tuy-nhiên, phía Đài Loan bác-bỏ lời cáo-buộc này và cho biết họ sẽ tiếp-tục công-tác xây-dựng.

Ngày 05 tháng 1 năm 2006, Thứ-Trưởng Quốc-Phòng Đài-Loan, ông Michael Tsai tuyên-bố rằng «việc xây-dựng phi-đạo ở Trường-Sa có ý-nghĩa chiến lược. Phi-đạo mà phía Đài Loan tiến-hành xây-dựng trên đảo Ba-Bình, thuộc quần đảo Trường-Sa, có khả-năng phục-vụ cho mục-đích quân-sự ».

Phát-biểu trước các đại-biểu Quốc-Hội Đài-Loan, ông Tsai nhấn mạnh rằng «phi-đạo này có ý-nghĩa chiến-lựơc, có khả-năng cảnh-báo trước bất-kỳ sự tấn-công nào từ phía Bắc-Kinh.»

Lời tuyên bố này trước hết cho thấy có sự thiếu thống-nhất giữa hai bên bộ Quốc-Phòng và bộ Ngoại-Giao Đài-Loan. Nhưng sự-thật chắc phải là những gì ông Tsai tuyên-bố trước Quốc-Hội.

Việc này làm cho những «Qui-Tắc Hành-Sử - Code de Conduite» đã được các nước ASEAN đề-nghị vào tháng 3 năm 2000 với các nước có tranh-chấp tại Trường-Sa – đặc-biệt là với Trung-Quốc – lần nữa bị vi-phạm nặng-nề.

«Code de Conduite» có các nguyên-tắc như sau:

Các nước quan-hệ cam-kết:

1/ không sử-dụng vũ-lực và giải-quyết những tranh-chấp bằng những nỗ-lực hòa-bình.

2/ Cam-kết giữ nguyên-trạng (statue quo) và không làm điều gì có thể gây trở-ngại thêm (những tranh-chấp tại Trường-Sa).

3/ Giữ những quan-hệ đối-thoại và trao đổi thông-tin giữa các bên.

4/ Ngưng mọi việc thăm-dò và khai-thác liên-quan đến dầu-hỏa và khí đốt.

5/ Thông-báo mọi cuộc thao-diễn quân-sự cũng như mọi cuộc chuyển quân trong vùng.

6/ Phi-quân-sự hóa và thay-thế những nhân-viên quân-sự tại đây bằng nhân-viên dân-sự.

7/ Hợp-tác trong chiều-hướng bảo-đảm an-ninh cho thuyền-bè qua lại trong vùng.

8/ Hợp-tác để chống hải-tạc và buôn bán trái phép ma-túy, vũ-khí.

9/ Hợp-tác trong các công-tác khoa-học và bảo-vệ môi-sinh.

10/ Tìm một giải-pháp đa-phương và thỏa-đáng cho các bên tranh-chấp.

Dự-án xây-dựng lại phi-đạo tạo đảo Ba-Bình cho thấy Đài-Loan đã có ý-định không tôn-trọng Qui-Tắc Hành-Sử của ASEAN ở các điểm 2 và 6. Nhưng trước đây vài tháng, ba nước Việt-Phi-Trung đã thỏa-thuận với nhau trong việc cùng thăm-dò dầu khí ở khu-vực biển thuộc Trường-Sa. Việc thỏa-thuận này dựa lên điểm 10 của «Qui-Tắc Hành-Sử 2000» nhưng lại không cho Đài-Loan tham-dự.

Như thế các nước Trung-Cộng, Việt-Nam và Phi có vi-phạm Qui-Tắc Hành-Sử 2000 không" Phải chăng dự-án xây-dựng của Đài-Loan là một sự trả-đũa đến Việt-Nam, Phi-Luật-Tân và Trung-Cộng vì ba nước này loại Đài-Loan trong việc thăm-dò tài-nguyên tại đây" Phản ứng của Đài-Loan chánh-đáng hay không sẽ tùy-thuộc vào quyền chủ-quyền đảo quốc này ở đảo Ba-Bình.

Nhưng đồng-thời lời tuyên-bố của Thứ-Trưởng Bộ Quốc-Phòng Đài-Loan trước Quốc-Hội của đảo-quốc này đã để lộ ra một vấn-đề chiến-lược: cảnh-báo trước bất-kỳ sự tấn-công nào từ phía Bắc-Kinh. Việc xây-dựng thuần-túy phi-đạo chắc-chắn không thể dùng vào việc «cảnh-báo trước» những tấn-công của Bắc-Kinh. Người ta sẽ hiểu ngay rằng đằng sau việc xây phi-đạo là việc dựng lên những hệ-thống ra-đa tối-tân (dùng vào việc phát-hiện quĩ-đạo hỏa-tiển và tàu ngầm), bổ-túc cho khuyết-điểm của các vệ-tinh. Xây-dựng phi-trường có thể chỉ là bề mặt. Và những loại ra-đa tối-tân có khả-năng «cảnh-báo bất-kỳ mọi tấn-công của Bắc-Kinh» chỉ Hoa-Kỳ mới có. Hoa-Kỳ có đứng sau quyết-định chiến-lược của Đài-Loan không"

Vấn-đề tranh-chấp giữa các nước chung quanh Biển Đông về chủ-quyền các đảo Trường-Sa lần nữa lại trở thành một vấn-đề thời-sự. Lần này mức-độ tranh-chấp có thể không chỉ ngừng lại ở những lời phản-đối qua các công-hàm ngoại-giao như thường-lệ. Mọi phản-bác từ nay có thể kèm theo một biện-pháp trả-đũa mạnh hơn, thuộc phạm-vi ngoại-giao, kinh-tế, thậm-chí là cả về quốc-phòng.

Và Việt-Nam có những khả-năng nào để phản-ứng cho thích-hợp với tầm quan-trọng của sự việc"

Bài viết này thử đưa ra một số dữ-kiện và giả-thuyết để tìm câu trả lời cho các vấn-đề phức-tạp dã đặt ra ở trên.

II.Sơ-lược lịch-sử và nguyên-nhân tranh-chấp tại quần-đảo Trường-Sa:

1/ Vấn-đề chiến-lược: Hiện nay nhiều quốc-gia trong vùng Biển Đông tranh-chấp chủ-quyền về hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Quần-đảo Hoàng-Sa hoàn-toàn do Trung-Hoa kiểm-soát sau khi nước này dùng vũ-lực tấn-công quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa trấn giữ nơi đây ngày 19 tháng 1 năm 1974. Quần-đảo Trường-Sa, hiện nay có các nước Việt-Nam, Phi-Luật-Tân, Đài-Loan, Trung-Cộng và Mã-Lai chiếm-đóng 1 hay nhiều đảo.

Việt-Nam tuyên-bố chủ-quyền một phần lớn các đảo tại đây. Trung-Cộng và Đài-Loan thì đòi toàn-bộ biển Đông cùng các đảo trong biển này. Phi-Luật-Tân đòi một phần phía Đông Trường-Sa. Mã-Lai chỉ đòi hỏi các đảo ở phía Nam Trường-Sa. Brunei cũng dành một góc của vùng biển tại đây.

Việc tranh chấp chủ-quyền vì thế rất phức-tạp. Người ta có thể đặt câu hỏi vì sao có tới bấy nhiêu nước lại quan-tâm đến những đảo san-hô không có người sinh-sống, đất-đai không thích-hợp cho việc trồng-trọt, nước-nôi thiếu-thốn, lại còn chịu-đựng những điều-kiện thời-tiết khắc-nghiệt (thống-kê từ năm 1911 dến 1965 cho thấy rằng trung-bình có tới 9,6 cơn bão hàng năm trong vùng Biển Đông) và xây-dựng một cách tốn-kém những công-sự quân-đội tại các đảo mà họ đã chiếm" Chắc-chắn việc nầy không nhằm để bảo-vệ những ngư-phủ lui tới đánh cá hay vì những mỏ phosphates - ước-lượng khoảng 10 triệu tấn – có ở trên một vài đảo. Nguyên-nhân phải đến từ các yếu-tố có tầm quan-trọng lớn hơn.

Thật vậy, tầm quan-trọng các đảo này do tự-tại. Các đảo không người sinh-sống này2 được các nước trong vùng quan-tâm vì lý-do vị-trí của nó. Từ Trường-Sa, kiểm-soát những hải-trình nối Thái-Bình Dương hay Đông-Á với Ấn-Độ Dương. Việc này đã giải-thích tại sao nước Pháp – lúc đó ở Đông-Dương – đã chiếm đóng hai quần-đảo từ thập-niên 30 và vì sao mà quân-đội Nhật đã chiếm đóng trong khoảng thời-gian Đệ-Nhị Thế-Chiến.

Khi cuộc-chiến kết-thúc, sự phát-triển vượt bực của ngành hàng-không cũng như những tiến-bộ về các kỹ-thuật quốc-phòng đã làm cho tầm quan-trọng về chiến-lược của hai quần-đảo đó tăng thêm. Nước nào kiểm-soát hai quần-đảo này không những kiểm-soát Biển Đông mà còn sử-dụng chúng như những căn-cứ không-quân để khống-chế các nước chung-quanh.

Những thập-niên sau này, sự phát-triển nhanh-chóng luật-lệ về biển và những khám-phá các túi dầu khí có thể khai-thác được dưới thềm lục-địa của các đảo làm cho Trường-Sa có thêm một tầm quan-trọng mới. Sự tranh-chấp vì vậy không chỉ vì vị-trí chiến-lược các đảo, mà vì các đảo còn là phương-tiện đòi hỏi sở-hữu vùng biển bao quanh đảo.

Luật mới về biển cho phép các quốc-gia có chủ-quyền tại các hải-đảo hay quần-đảo có được quyền sở-hữu về những nguồn tài-nguyên thiên-nhiên ở dưới nước (cá), dưới đáy biển (nodules) hay dưới thềm đáy biển (dầu hỏa, khí đốt) thuộc các đảo này cho tới 200 hải-lý tính từ bờ. Vì vậy các quốc-gia chung-quanh biển Đông lên tiếng dành chủ-quyền. Họ dựa lên lịch-sử, luật quốc-tế hay dựa lên công-ước liên-quan luật về biển 1982 để tuyên-bố chủ-quyền. Nhiều bản-đồ được in ra, đường biên-giới được vẽ lại, sát-nhập những vùng biển vào trong lãnh-thổ quốc-gia.

Sự quan-trọng về chính-trị, chiến-lược và kinh-tế của hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa lớn đến mức không một tuyên-bố chủ-quyền mà không gây những phản-đối dữ-dội. Vì thế vấn-đề chủ-quyền các đảo trở thành một tranh-chấp tổng-quát về biên-giới, nó làm xấu đi những liên-hệ ngoại-giao các nước trong vùng. Tranh-chấp gay-gắt nhất là tranh-chấp giữa Trung-Cộng và Việt-Nam, hai bên cùng dành chủ-quyền trên toàn-bộ hai quần-đảo và cùng dựa lên những chứng-cớ lịch-sử cũng như luật-pháp.

2/ Tranh-chấp chủ-quyền: Dựa trên lịch-sử thì Việt-Nam có chủ-quyền sớm nhất tại hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Dân-tộc Việt-Nam từ lâu đã khám-phá Hoàng-Sa và Trường-Sa, đã chiếm-hữu và liên-tục hành-sử chủ-quyền của mình tại các đảo thuộc hai quần- đảo này. Từ khi ký-kết hiệp-ước 1884 với triều-đình nhà Nguyễn, nước Pháp đã thay mặt Việt-Nam trong những quan-hệ ngoại-giao với các nước ngoài đồng-thời bảo-đảm chủ-quyền cùng toàn-vẹn lãnh-thổ của Việt-Nam. Theo tinh-thần của hiệp-ước này, nước Pháp tiếp-tục hành-sử chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Để phù-hợp với luật-pháp quốc-tế thời đó, Pháp-Quốc tuyên bố các đảo Trường-Sa thuộc về Việt-Nam qua các hành-động sau:

Ngày 13 tháng 4 năm 1930, thông báo hạm La Malicieuse đã ra Trường Sa và kéo quốc kỳ Pháp trên một điểm cao. Thông cáo ngày 23 tháng 9 năm 1930 đã thông báo cho các cường quốc khác về sự chiếm đóng của Pháp trên quần đảo Trường Sa.

Từ ngày 13-4-1930 đến 12 -4-1933, chính-phủ Pháp đã gởi những đội-ngũ hải-quân thả neo liên-tiếp trên các đảo chính của quần-đảo Trường-Sa là Trường-Sa (Spratley), An-Bang (Caye Amboine), Itu Aba, nhóm hai đảo Sóng-Tụ, Loại-Ta, Thị-Tứ.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Toàn-Quyền M.J. Krautheimer ký một nghị-định sát-nhập những đảo Trường-Sa, An-Bang, Itu Aba, Sóng-Tụ, Loại-Ta, Thị-Tứ vào tỉnh Bà-Rịa.

Trong khoảng thời-gian Đệ-Nhị Thế-Chiến, quân-đội Nhật chiếm đóng Hoàng-Sa. Sau khi Nhật đầu-hàng, lạm-dụng điều-khoản của Hiệp-Ước Posdam, Trung-Hoa đưa quân chiếm các đảo Phú-Lâm (l’ile Boisée) thuộc Hoàng-Sa và Ba-Bình (Itu Aba) thuộc Trường-Sa ngày 7 tháng 1 năm 1947. Chính Hoa-Kỳ đã kêu-gọi Tưởng Giới Thạch kiểm-soát đảo này vì trước đó đã được Nhật-Bản sử-dụng để đánh Phi-Luật-Tân và Mã-Lai. Trước hành-động này chính-phủ Pháp lên tiếng phản-đối nhưng không thành-công trong việc buộc Trung-Hoa phải rời khỏi nơi đây. Sau 1949, phe Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài-Loan thì đảo Phú-Lâm (thuộc Hoàng-Sa) do Trung-Cộng kiểm-soát nhưng Đài-Loan vẫn còn giữ đảo Ba-Bình (Trường-Sa). Ngày 20 tháng 5 năm 1956, Đài Loan đã cho xây-dựng cơ-sở quân-sự kiên cố. Một sân bay nhỏ và một cầu tàu được xây lên.

Cho đến 1975, tại Trường-Sa, chỉ có VN và Đài-Loan có mặt tại đây. Việt-Nam có chủ-quyền 37 đảo và chiếm đóng 7 trên đảo. Đài-Loan chiếm đảo lớn nhất là đảo Ba-Bình (Itu Aba). Đảo Ba-Bình thuộc nhóm « Tizard », ở tọa-độ (10° 23’ Bắc, 114° 22’ Đông) là đảo lớn nhất ở Trường-Sa. Đảo có chu-vi 2,8 km, diện-tích 43,2 hectares và có một vòng đá san-hô bao chung quanh. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung-bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu-đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm, có một giếng nước và nhiều công-sự bỏ hoang ở phía Tây-Nam. Một phi-đạo dài 230m ở phía Nam Tây-Nam của các công-sự nói trên. Đảo Ba-Bình ngoài tên Itu Aba Island, Trung-Hoa gọi là Taiping dao. Đảo Ba-Bình tọa-lạc trong vùng biển mà các nước VN, Phi-Luật-Tân, Trung-Hoa cùng đòi chủ-quyền.

Riêng Trung-Cộng, mặc dầu từ 1949 lên tiếng đòi hỏi chủ-quyền toàn Biển Đông và các quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa nhưng đến năm 1987 không có mặt tại đây.

Sau khi khám phá có mỏ dầu hỏa, Phi nhanh-chóng đổ quân chiếm đóng 7 đảo phía Đông-Bắc, sau đó chiếm thêm một đảo nữa, đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam. Đảo nầy Mã-Lai cũng lên tiếng dành chủ-quyền với Phi. Mã-Lai nhập-cuộc năm 1983, chiếm 3 đảo mà trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt-Nam 60 cây-số, nhưng đảo này cũng bị Phi và Mã-Lai dành chủ-quyền. Phía VN, từ 1978 đến 1988 chiếm thêm 15 đảo nữa, tổng-cộng là 21 đảo, trong đó đảo Trường-Sa (Spratley) và South West Cay.

Về phía Trung-Cộng thì đổ bộ vào các năm 1987 và 1988 lên 7 vị-trí về phía Tây và Tây-Nam, trong vùng của Việt-Nam. Một vụ chạm súng đã xãy ra ngày 14 tháng 3 1988 giữa hải-quân hai nước, làm 3 tàu VN bị chìm và hơn 70 người chết. Đây là cuộc hải-chiến đầu tiên kể từ tháng 1 năm 1974, lúc hải-quân Trung-Cộng cưỡng chiếm Hoàng-Sa. Năm 1992, Trung-Cộng đánh chiếm một vị-trí của VN trên Trường-Sa là đảo d’Eldad Reef, tổng-số đảo chiếm đóng là 9. Trước đó không lâu, vào tháng 2 năm 1992, quốc-hội Trung-Cộng thông-qua một dự-luật về hải-phận quốc-gia đòi chủ-quyền toàn-bộ quần-đảo Trường-Sa.

Vấn-đề tranh-chấp tại đây vì thế vô cùng phức-tạp.

III. Những sai lầm của CSVN trong vấn-đề giải-quyết tranh-chấp tại Trường-Sa.

Từ khi cướp được «chính-quyền» những nhà lãnh-đạo CSVN đã liên-tục phạm sai lầm về mọi mặt. Trong việc giải-quyết những tranh chấp tại Trường-Sa họ đã có những sai-lầm đáng kể, quan-trọng nhất là công-hàm của Phạm Văn Đồng ký 14 tháng 9 năm 1958 cũng như những lời tuyên-bố vô-ý-thức của các nhà ngoại-giao Việt-Nam trong khoảng thời-gian đó. Qua những lần lên tiếng để bào-chữa trước dư-luận quốc-tế về những hành-vi xâm-lăng Hoàng-Sa và Trường-Sa, Bắc-Kinh không bao giờ quên đưa ra những yếu-tố này như là những bằng-chứng mà CSVN công-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng tại hai quần-đảo trên. Nhờ những tuyên-bố ngu-xuẫn đó mà hành-vi xâm-lăng của Trung-Cộng được xem là hành-vi « giải-phóng ». Việc này sẽ không quá trầm-trọng nếu CSVN không phạm-thêm những sai lầm khác sau này.

Sau khi Trung-Cộng dùng vũ-lực chiếm các bãi đá thuộc Trường-Sa (1987, 1988, 1992) đáng lẽ các bãi này sẽ vô-dụng cho Trung-Cộng vì các yếu-tố như sau:

1/ Theo Quốc-Tế Công-Pháp, Trung-Cộng sẽ không có quyền chủ-quyền trên các đảo này vì họ chiếm của Việt-Nam bằng vũ-lực. Đây là một hành-vi xâm-lăng.

2/ Các bãi đá này không được chiếm-hữu. Lý ra, nếu các đảo này không thuộc Việt-Nam theo các bằng-chứng lịch-sử thì chúng không thuộc chủ-quyền của nước nào. Vì theo tập-quán quốc-tế, một đảo chỉ có thể được chiếm-hữu nếu đảo này không bị ngập nước và đủ diện-tích để xây nhà ở. Các bãi đá mà Trung-Cộng đánh chiếm của Việt-Nam thì tất-cả đều chìm hay lấp-xấp trên mặt nước, sẽ bị nước phủ lúc thủy-triều cao.

3/ Các bãi đá này đã được Trung-Cộng đắp nền, xây cất lên thành những pháo-đài trơ-vơ giữa biển. Đây không thể gọi là «đảo» theo như định nghĩa của luật biển 1982. Nếu chúng là đảo thì sẽ phải là đảo nhân-tạo. Như thế, nếu không phải là đảo, hay chỉ là đảo nhân-tạo, thì các bãi đá này không có lãnh-hải cũng như vùng kinh-tế độc-quyền. Như thế Trung-Cộng không có tư-cách và không có quyền gì để khai-thác tài-nguyên tại đây.

Nhưng vì thái-độ của CSVN mà Trung-Cộng không những đã chính-thức được quyền khai-thác tại đây mà còn có luôn quyền chủ-quyền tại các bãi đá nói trên. Thật vậy, tháng 3 năm 2005, Trung-Cộng và Phi-Luật-Tân thỏa-thuận với nhau để thăm-dò dầu-khí tại vùng biển Trường-Sa. Thay vì phản-đối, CSVN đã nhanh-chóng thỏa-thuận với hai nước trên để cùng thăm-dò với họ.

Vùng biển được thăm-dò là vùng biển thuộc chủ-quyền của Việt-Nam. Hành-động của CSVN vì vậy đã chính-thức-hóa sự hiện-diện của Trung-Cộng tại vùng biển của Việt-Nam. Việc này CSVN công-nhận chủ-quyền các bãi đá của Việt-Nam đã bị Trung-Cộng xâm-lăng các năm 1987, 1988 và 1992.

Trong quan-hệ với Đài-Loan, CSVN vì quá lệ-thuộc vào Trung-Cộng nên đã có một quan-niệm dứt-khoát không cần-thiết về quan-hệ giữa Đài-Loan và Trung-Cộng.

Quan-niệm của quốc-tế về Trung-Hoa là chỉ có một nước Trung-Hoa. Liên-Hiệp-Quốc chỉ có một đại-diện dành cho Trung-Hoa và Hoa-Kỳ đã loại phe họ Tưởng ở Đài-Loan ra khỏi ghế đại-diện này từ năm 1970. Phe Quốc-Dân Đảng cầm-quyền Đài-Loan trước đây và đảng CS Trung-Hoa cầm-quyền hiện nay tại Bắc-Kinh, dầu đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau, nhưng ít nhất hai bên đều đồng-ý với nhau ở một điều cơ-bản: Quốc-gia Trung-Hoa chỉ có một. Đài-Loan sẽ «giải-phóng» lục-địa hay lục-địa sẽ «thống-nhất đất nước» là chuyện chưa biết, nhưng quốc-gia Trung-Hoa chỉ có một. Mặt khác, trong vấn-đề chủ-quyền ở Biển-Đông, Đài-Loan và Bắc-Kinh có cùng một lập-trường.

Như trên có viết, đảo Ba-Bình được sát-nhập hành-chánh vào Nam-Kỳ (Cochinchine) năm 1929. Nhưng chỉ đến ngày 18 tháng 4 năm 1930 đảo mới chính-thức chiếm-hữu do chiến hạm “Malicieuse” và được ghi vào Công-Báo ngày 26 tháng 5 năm 1933. Sự hiện-diện của Đài-Loan hiện nay tại đảo Ba-Bình hoàn-toàn sai trái và họ không có chủ-quyền tại đây. Tư-cách của Đài-Loan không khác tư-cách của Trung-Cộng: chiếm đất từ một quốc-gia khác.

Quan-niệm của Việt-Nam về Đài-Loan và Trung-Cộng là “một bên” hay “hai bên” trong các thương-lượng về chủ-quyền tại Trường-Sa đáng lẽ là một chọn-lựa chiến-lược mà thái-độ khôn-ngoan là không lựa-chọn thái-độ nào.

Riêng về quan-hệ của Việt-Nam với các nước ASEAN, rõ-ràng Việt-Nam đã không tạo được thế liên-minh chiến-lược để cùng đối-phó với sự bành-trướng của Trung-Cộng tại Trường-Sa. Mặc dầu các năm 1995-200 đã không thiếu cơ-hội. Trung-Cộng, cường-quốc đang lên, đã vận-dụng khéo-léo mọi phương-diện để xé lẻ khối ASEAN ra và vô-hiệu hóa sự chống-đối của từng nước một. Sự quan-hệ hiện nay giữa Phi và Trung-Cộng xem ra còn khắn-khít hơn là quan-hệ giữa Phi và các nước trong khối ASEAN.

VI. Kết-Luận: Thái-độ của CSVN ngày hôm nay trước vấn-đề Đài-Loan.

Năm 2004, Việt Nam đã phải hủy bỏ một chương trình du lịch bằng máy bay ra vùng đảo Trường Sa sau khi có sự phản đối từ phía Trung Quốc, mặc dầu Việt-Nam có đầy đủ bằng-chứng để chứng-minh chủ-quyền của mình tại đây. Trong những lần tranh-chấp với Trung-Cộng, phía CSVN luôn luôn lép vế bởi vì CSVN không làm gì khác ngoài nhượng-bộ. Việt-Nam hiện nay suy-kém, hoàn-toàn không có một khả-năng nào về ngoại-giao, kinh-tế hay quân-sự để trả-đũa lại Trung-Cộng.

Đối với Đài-Loan cũng thế, ngày hôm nay Đài-Loan tuyên-bố xây-dựng phi-trường trên đảo Ba-Bình, ông Lê Dũng, đại-diện Bộ Ngoại-Giao CSVN lên tiếng phản-đối và Đài-Loan tức thời bác-bỏ những lời phản-đối này. Việt-Nam chắc-chắn cũng sẽ không có một khả-năng nào có thể trả-đũa Đài-Loan, mặc dầu thế-lực Đài-Loan chỉ bằng ngón chân của Trung-Cộng.

Về quân-sự, hải-quân Việt-Nam đã để lộ ra những yếu-kém không thể tha-thứ được. Điển-hình là biến-cố Vịnh Bắc-Việt xãy ra vào đầu năm 2005, hải-quân Trung-Cộng ngang-nhiên xâm-phạm lãnh-hải Việt-Nam, giết chết một số ngư-dân Việt-Nam, tịch-thu thuyền-bè và bắt đi một số người khác mà hải-quân Việt-Nam đã không có một phản-ứng nào. Hải-quân Việt-Nam đã không bảo-vệ được lãnh-hải của quốc-gia cũng như không bênh-vực được người dân lúc lâm-nạn, mặc dầu đây là bổn-phận chính của quân-đội.

Đối với Đài-Loan thì chúng ta cũng đừng nên hy-vọng, lực-lượng hải-quân Việt-Nam chỉ đủ làm trò cười chứ không đủ để răn-đe đảo-quốc này.

Về ngoại-giao, Việt-Nam hiện nay không có uy-tín hoặc tư-cách gì để trừng-phạt Đài-Loan. Việt-Nam cần Đài-Loan hơn là Đài-Loan cần Việt-Nam. Khối ASEAN thì lỏng-lẽo, hồn ai nấy giữ.

Về kinh-tế cũng vậy, trong vấn-đề đầu-tư, Việt-Nam là kẻ nắm đằng chuôi. Đài-Loan có nhiều cách trả-đũa Việt-Nam về kinh-tế, thí-dụ, không cho người Việt sang Đài-Loan làm việc hoặc không nhập-cảng gạo và các mặt hàng khác, mà VN không có cách nào bắt-bẻ lại.

Vậy VN có cách nào trả-đũa Đài-Loan không"

Hiện nay tại Việt-Nam công-nhân một số xí-nghiệp có vốn nước ngoài đình-công. Lý do đình-công là nhân-công đòi tăng lương.

Ban đầu thì hầu hết các xí-nghệp đình-công thuộc về Đài-Loan nhưng sau đó việc đình-công ngày một lan rộng và hiện nay khoảng 50% các xí-nghiệp đình-công thuộc về Đài-Loan. Trong khi đó, các xí nghiệp quốc-doanh, lương công-nhân tại đây (trung bình 300.000 đồng/tháng) ít hơn lương công-nhân tại các xí-nghiệp Đài-Loan (500.000 đồng/tháng), lại không đình-công đòi tăng lương. Mặt khác, việc đình-công đồng-bộ và nhịp-nhàng tại các xí-nghiệp cùng với thái-độ «ngó lơ» của công-an, khiến người ta nghĩ rằng các cuộc đình-công này đã được tổ-chức chu-đáo và người đứng sau các cuộc đình-công là chính-quyền CSVN.

Như thế, nhìn chung, người ta liên-tưởng ngay Đài-Loan đang bị Việt-Nam trả-đũa về kinh-tế. Nhưng nhìn sâu vấn-đề, giả-sử nhà-nước CSVN chủ-trương việc này, rõ-ràng họ đang tự hại lấy mình.

Ông Phan Văn Khải ra nghị-định cho tăng lương tối-thiểu lên 40% và hiệu lực vào đầu tháng 2-2006. Đây rõ-ràng là một biện-pháp tùy-tiện để chữa cháy bởi vì việc này sẽ khó áp-dụng vì nhiều lý-do mà lý-do chính là Việt-Nam phải chịu những ràng-buộc với các hợp-đồng đã ký-kết với các nước đầu-tư. Nhà nước Việt-Nam có thể bị kiện ra tòa vì tội không tôn-trọng hợp-đồng ký-kết. Ông Khải đã phải dời việc áp-dụng tăng lương đến tháng 4-2006 và không có hy-vọng nào ở thời điểm này lời hứa của ông Khải được thực-hiện.

Uy-tín ông Khải vốn không có bao nhiêu trước quốc-tế nay càng thê-thảm trước quốc-dân. Nhưng chắc-chắn công-nhân sẽ tiếp-tục đình-công và việc này khiến người ta liên-tưởng đến Liên-Đoàn Đoàn-Kết của Ba-Lan. Nhưng sự im-lặng đến mức «nóng ruột» của những nhân-vật «tranh-đấu cho dân-chủ» tại Việt-Nam làm cho người ta e rằng Việt-Nam thiếu một Walesa.

Vì vậy các vụ đình-công khó có thể do nhà-nước CSVN tổ-chức, giật dây nhằm trả đũa Đài-Loan. Trong việc này, nếu tính về thiệt-hại, Đài-Loan thiệt 1, Việt-Nam thiệt 10. Giả-sử chủ Đài-Loan không tăng lương và rút về nước hay việc đình-công kéo dài, thiệt-hại do nạn thất-nghiệp và thất-thu thuế có thể làm cho chế-độ sụp đổ.

Nhưng dầu thế nào, việc đình-công hiện nay không thể do tự phát. Báo-chí ngoại-quốc đề-cập đến một giả-thuyết là việc đình-công xảy ra do các phe trong đảng CSVN tranh nhau để hạ uy-tín lẫn nhau trong việc chạy đua dành quyền-lực. Tuy nhiên, một yếu-tố khác trong vấn đề Đài-Loan là yếu-tố Trung-Cộng. Rõ-ràng Đài-Loan tuyên-bố xây-dựng phi-đạo để «phòng-hờ mọi cuộc tấn-công của Trung-Cộng». Đây là một hành-động của phe khuynh-hướng một «nước» Đài-Loan độc-lập. Đối-tượng của Đài-Loan là Trung-Cộng mà sau lưng Đài-Loan sẽ có mặt của Hoa-Kỳ. Vì vậy, bằng mọi giá, Trung-Cộng phải trả-đũa.

Như thế, rất có thể phe thân Trung-Cộng trong đảng CSVN đã là chủ-chốt trong việc này. Họ làm việc này cho Trung-Cộng. Từ lâu, «Tàu Cộng» đã ra mặt tranh-chấp với «Tàu Tưởng» trong việc dành chỗ để đầu-tư tại Việt-Nam. Tàu Cộng rất muốn độc quyền tại Việt-Nam nhưng ở thế trâu chậm uống nước đục và không có vốn mạnh bằng Tàu Tưởng nên phải chịu lép vế. Đài-Loan rút vốn khỏi Việt-Nam là Tàu-Cộng tức-khắc thế chân và như thế sẽ lọt vào bẫy của Trung-Cộng.

Đòn phép của Trung-Cộng mượn tay Việt-Nam đánh Đài-Loan, bên nào chết, hay hai bên cùng chết, thì Trung-Cộng đều hưởng lợi, nhưng đây chỉ là màn mở đầu. Chắc-chắn hiện nay Trung-Cộng đã có kế-hoạch hành-quân chiếm đảo Ba-Bình trong tay Đài-Loan, trước khi đảo này được trang-bị hệ-thống ra-đa tối-tân và trước khi đảo này được hải-quân Hoa-Kỳ bảo-vệ.

Về phương-diện chiến-lược, Biển Đông là không-gian sinh-tồn của Trung-Cộng. Quyền-lợi sinh-tử của họ là ở đây. Khi Hoa-Kỳ đồng-ý để Trung-Cộng chiếm Hoàng-Sa trong tay Việt-Nam năm 1974 thì Hoa-Kỳ đã hàm ý công-nhận điều này. Nếu Hoa-Kỳ ủng-hộ Đài-Loan độc-lập và giúp đảo-quốc này xây dựng đảo Ba-Bình thành một đơn-vị quân-sự nhằm ngăn-chặn bước tiến của Trung-Cộng thì Hoa-Kỳ đã thay đổi chiến-lược. Hoa-Kỳ đã ý-thức được sự đe-doạ nguy-hiểm của Trung-Cộng trong tương-lai.

Nếu vậy, quyền-lợi sinh-tử của Trung-Cộng bị xâm-phạm. Nước này không thể ngồi yên. Vấn-đề là khi nào Trung-Cộng «giải-phóng» đảo Ba-Bình" (Người viết dùng từ của những người cộng-sản chỉ việc xâm-lăng: Giải-phóng và thống-nhất). Người ta thường đưa cái mốc 2008 là năm Trung-Cộng tổ-chức Thế-Vận-Hội tại Bắc-Kinh. Trung-Cộng không thể gây xáo-trộn trước 2008, việc này có thể ảnh-hưởng xấu đến Thế-Vận-Hội Bắc-Kinh 2008 mà họ đã đầu-tư hàng chục tỉ đô-la. Nhưng Trung-Cộng lo-ngại việc «c. trâu để lâu hóa bùn», khi Ba-Bình nằm dưới cây dù của Hoa-Kỳ thì Trung-Cộng khó lòng đụng đến. Đảo này trở thành khúc xương khó nuốt.

Thử đóan Trung-Cộng giải-quyết vấn-đề đảo Ba-Bình trước 2008 hay sau 2008"

Hiện nay chưa thấy cụ-thể những biện-pháp trả-đũa Đài-Loan của Trung-Cộng. Nhưng nếu Đài-Loan, vì lo-ngại Trung-Cộng, chỉ «nói mà không làm», thì vấn-đề «thống-nhất» đất nước vẫn là mối lo hàng đầu của đảng CS Trung-Hoa. Ba-Bình (cũng như Đài-Loan) vẫn phải «trở về» với đất mẹ. Đây là trách-nhiệm quan-trọng nhất của đảng CS Trung-Hoa, vì nó khẳng-định tính «chính-thống» đảng lãnh-đạo.

Nếu tình-hình Đài-loan không thay-đổi, tức việc «nói và làm» đi đôi với nhau, rất có thể Trung-Cộng sẽ «giải-phóng» Ba-Bình trước 2008 và sẽ «thống-nhất» Đài-Loan sau 2008. Khi đó đảo Ba-Bình sẽ không còn là đảo «sóng êm» nữa (ba là sóng, bình là êm). Nó sẽ trở thành đảo Ba-Đào!

Về phần Việt-Nam, sau hơn 30 năm cai-trị cả nước, đảng CSVN đã làm đất nước tụt-hậu thê-thảm từ mọi mặt. Không người dân Việt-Nam nào không cảm thấy nhục-nhã với tình-hình đất nước hiện nay. Xã-hội, kinh-tế, giáo-dục, quân-sự… đều suy-thoái đến tận đáy. Nhục quốc-thể, vì sao nên nỗi mà Việt-Nam không có một biện-pháp nào trả-đũa lại những nước đã xâm-lăng, cướp đất của nước mình" Lịch-sử dân-tộc chưa bao-giờ có những nhục-nhã như ngày hôm nay.

Con đường duy-nhất thoát khỏi nhục-nhã là nước Việt-Nam phải giàu và mạnh. Muốn làm được việc này chỉ còn một con đường duy-nhất: Dân-chủ-hóa chế-độ.

Nhưng thói quen thường hay phạm sai-lầm của CSVN, người ta e rằng khi họ ý-thức được thì việc này đã trở thành quá muộn!

Pháp quốc, những ngày đầu năm Bính-Tuất.

Trương Nhân Tuấn

Nhân đây chúng tôi cũng đồng thời trân trọng kính mời quí thức-giả tại Paris và vùng phụ cận đến tham-dự buổi ra mắt sách Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-Sử Thành-Hình và Những Tranh-Chấp vào ngày:

Thứ bảy 11 tháng 02 năm 2006, từ 14 giờ đến 18 giờ, tại

C.I.S.P Phòng Maurice Ravel, 6 avenue Maurice Ravel,

75 012 PARIS,

Métro : Bel-Air – Porte de Vincennes – Porte Dorée

Trân-trọng kính mời.

Trương Nhân Tuấn

--

Những chữ in nghiêng trích từ RFA.

«Code de Conduite» được đề-nghị từ Tuyên-Bố Chung của các nước ASEAN về Biển Đông vào năm 1992.

2 Xem các bài viết của Sơn Hồng Đức, Nguyễn Huy, Trịnh Tuấn Anh trong “Đặc-khảo về Hoàng-Sa và Trường-Sa” trong tập-san Sử-Địa số 29 (Saigon 1975) về đặc-tính thiên-nhiên và các nguồn tài-nguyên tại đây.

Đặt tâm-điểm quần-đảo ở tại vị-trí (9° Bắc, 114° Đông), ta có thể phân-chia quần-đảo làm 4 nhóm địa-lý. Nhóm Tizard, trải dài 30 dặm từ Đông sang Tây và 8 dặm từ Bắc xuống Nam. Đây là một bãi do san-hô (récif) kết-tạo nên, làm nền-tảng cho nhiều đảo và cồn cát, có hình vành, giữa là một đầm (lagon). Những đảo chánh (cao hơn mặt biển) của Trường-Sa thì ở trên bãi nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.