Hôm nay,  

Người Anh Hùng Lý Tống

10/01/200600:00:00(Xem: 5246)
- Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống

Vụ dẫn độ Lý Tống không đơn thuần là một vụ án pháp lý. Bay trên không phận Saigon để rải truyền đơn chống chính phủ là một hành vi chính trị. Nên đây là một vụ án chính trị. Hơn nữa vụ án này còn có tính lịch sử. Vì ngày nay Lý Tống đã đi vào lịch sử. Do 3 phi vụ trác tuyệt:

1) Phi Vụ Saigon I, tháng 9-1992, khi Lý Tống cưỡng chế chiếc máy bay dân sự Hàng Không Việt Nam, bay lượn 5 vòng trên không phận Saigon để rải 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào trong nước đứng lên lật đổ chế độ Cộng Sản. Anh đã bị bắt giữ và bị kết án 20 năm tù.

2) Phi Vụ Saigon II, tháng 11-2000, khi Lý Tống tự lái chiếc máy bay một động cơ từ Thái Lan bay lượn 25 phút trên không phận Saigon để, một lần nữa, rải 45 ngàn truyền đơn hô hào người Việt trong nước hưởng ứng phong trào đấu tranh giải thể Cộng Sản, đứng lên đòi dân tộc tự quyết, chấm dứt chế độ độc tài độc đảng để thiết lập chế độ Tự Do Dân Chủ. Anh đã trở về Thái Lan bình an vô sự.

3) Phi Vụ Havana ngày 1-1-2000 khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba, khi Lý Tống tự lái chiếc phi cơ Cessna bay lượn trên không phận Havana để rải 50 ngàn truyền đơn bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, hô hào người dân Cuba đứng lên lật đổ chế độ bạo tàn Fidel Castro. Anh đã bay về Hoa Kỳ bình an vô sự. Anh không bị chính phủ Hoa Kỳ truy tố về tội hình sự, chỉ bị phạt hành chánh, rút bằng lái phi cơ 6 tháng. Đơn yêu cầu dẫn độ của Chính Phủ Cuba đã bị Chính Phủ Hoa Kỳ bác bỏ.

Năm 1980 Lý Tống vượt ngục từ trại cải tạo Nam Hà, nổi danh là trại không thể vượt thoát. Đây là nơi giam giữ những phần tử đối kháng tối nguy hiểm, như Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ từng bị kết án tử hình về tội phản nghịch. (Mới đây Thượng Tọa được đồng bào hải ngoại trao tặng Giải Nhân Quyền 2005).

Trong hành trình vượt ngục, vượt tuyến, Lý Tống đã đi bộ suốt giải đất Việt từ Bắc vào Nam. Rồi từ Đông sang Tây Căm Bốt (lúc này Việt Cộng đã đem quân chiếm đóng Căm Bốt để bành trướng chủ nghĩa bá quyền). Sau đó anh đã đi từ Thái Lan qua Mã Lai bằng xe đạp, xe đò, hay quá giang xe vận tải. Năm 1982, khi anh bơi tới quốc đảo Singapore và đặt chân lên tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ để xin tị nạn chính trị, quần áo anh còn ướt sũng nước biển.

Cuộc vượt ngục vượt tuyến gian nan này, qua 5 quốc gia trong 20 tháng, đã được tạp chí Reader's Digest, với trên 10 triệu độc giả, tường thuật đầy đủ chi tiết với những lời thán phục.

Cuộc trường chinh trác tuyệt này cộng với 3 phi vụ trác tuyệt đã tạo thành "Huyền Thoại Tứ Tuyệt" hay "Huyền Thoại Lý Tống".

Cách đây hơn 2200 năm, khi Kinh Kha mạo hiểm đến Hàm Dương để hành thích bạo chúa Tần Thủy Hoàng, anh ý thức rằng đây là chuyến đi không trở lại. Mục đích để cứu dân phạt kẻ có tội (điếu dân phạt tội), trừ quốc nạn, lật đổ chế độ bạo tàn sát hại dân lành, đốt sách thánh hiền và chôn sống nho sĩ. Dầu có hạ sát được Tần Thủy Hoàng, thân xác anh rồi cũng bị băm vằm bởi hàng trăm vệ sĩ. Tuy nhiên cái chết của anh không vô ích! Chỉ hơn 10 năm sau, Trần Thắng, Hạng Vũ và Lưu Bang đã kế tiếp sứ mạng của anh và hoàn thành ý nguyện của anh.

Ngày nay Lý Tống cũng có tâm trạng và ý nguyện như Kinh Kha. Trong các Phi Vụ Saigon II và Havana, anh đơn thương độc mã, tự lái phi cơ tiến sâu vào vùng cộng sản chiếm đóng để làm bia cho phi đạn từ các giàn hỏa tiễn và các chiến đấu cơ Mig. Vậy mà anh đã thoát hiểm, nhờ gan dạ và mưu lược. Và cũng vì Trời không muốn phụ kẻ hảo tâm (Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân).

Trong Phi Vụ Saigon I, khi cưỡng chế chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam, Lý Tống biết rằng, sau khi hoàn thành sứ mạng, anh không thể bay về Thái Lan vì phi cơ không đủ nhiên liệu. Và anh sẽ phải nhảy dù xuống địa phận Saigon cho đội ngũ công an, quân cảnh bao vây tứ phía. Lúc này Đài Kiểm Soát Phi Trường đã được thông báo về hành vi của người phi công vô danh vừa nhảy dù xuống đất. Quả nhiên anh đã sa lưới, bị truy tố và kết án 20 năm tù về tội thường phạm "cưỡng đoạt máy bay", thay vì tội chính trị "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Để tước đoạt tư cách tù nhân chính trị của anh, tòa án đã cải tội danh từ tội chính trị thành tội thường phạm.

Thế là sau 10 năm thoát vòng lao lý, Lý Tống lại tự nguyện bước vào chốn tù đầy chết chóc. Khi từ Thái nhập Việt, Lý Tống chắc cũng nhớ câu "tráng sĩ một đi không trở lại" (Tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn). Vì căm giận bạo quyền nên nộ khí xung thiên, tim trào máu sôi, tóc hờn dựng ngược (Tráng sĩ phát xung quan).

Chúng tôi có duyên với Lý Tống. Năm 1992, sau Phi Vụ Saigon I, chúng tôi thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Lý Tống để phối hợp với các hội đoàn Nam Bắc Cali vận động đòi trả tự do cho anh. Nhờ áp lực quốc tế và sự vận động của đồng bào hải ngoại, tam kiệt Lý Tống-Đoàn Viết Hoạt- Nguyễn Đan Quế đã được phóng thích đầu tháng 9-1998.

Như hổ nhớ rừng, 16 tháng sau, đúng ngày 1-1-2000 khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba, Lý Tống lại tái xuất giang hồ để hoàn thành tuyệt vời Phi Vụ Havana. Và anh đã bay về Hoa Kỳ bình an vô sự. Anh được nửa triệu người Cuba lưu vong tiếp đón như một anh hùng trong ngày Lễ Ba Vua.

10 tháng sau, tháng 11-2000, nhân chuyến du hành Việt Nam của Tổng Thống Clinton, Lý Tống lại một lần nữa hoàn thành mỹ mãn Phi Vụ Saigon II. Anh đã bay về Thái Lan bình an vô sự.

Nhưng rồi kình ngư mắc cạn! Vì quá tin vào lòng thiện của con người, và cũng vì bệnh "bất tiểu tâm" của nhiều anh hùng liệt sĩ (chỉ chú trọng đến đại cuộc mà lãng quên chi tiết). Ở đây chi tiết quyết định là người dân Thái Lan không phải là người dân Cuba lưu vong, và nước Thái Lan (hiếu hòa trung lập) cũng không phải là Hoa Kỳ. Do đó, trong khi Hoa Thịnh Đốn bác đơn xin dẫn độ của Havana, thì Bộ Tư Pháp Thái Lan đã chấp thuận đề nghị dẫn độ của Chính Phủ Hà Nội. Nhưng chỉ đồng ý cho dẫn giải Lý Tống về Việt Nam với điều kiện anh chỉ bị truy tố về tội "vi phạm không phận quốc gia".

Cho đến nay không thấy có vụ dẫn độ nào về tội vi phạm không phận quốc gia. Công Ước Quốc Tế Chicago về Vi Phạm Không Phận (1944) không dự liệu trường hợp dẫn độ cho tội vi phạm không phận quốc gia. Công Ước chỉ quy định 4 biện pháp chế tài những vi phạm không phận là:

1. Thông báo phi cơ vi phạm phải bay ra khỏi không phận quốc gia.

2. Buộc phi cơ vi phạm phải đáp xuống một phi trường chỉ định.

3. Gửi kháng thư ngoại giao cho quốc gia có phi cơ vi phạm.

4. Bắn hạ nếu phi cơ vi phạm khiêu khích (võ trang).

Hơn nữa, theo công pháp quốc tế, các quốc gia không được dẫn độ các bị cáo về những tội chính trị, trong đó có những tội xâm phạm an ninh quốc gia, như tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hay tội tuyên truyền chống nhà nước...

Sự dẫn độ chỉ có ý nghĩa khi bị cáo được xét xử vô tư và công bằng. Chiếu Công Ước Chống Tra Tấn Hành Hạ Liên Hiệp Quốc 1984, "các Quốc Gia Hội Viên không được dẫn độ các công dân hay trú dân sang một quốc gia khác, nếu quốc gia này có những thành tích vi phạm nhân quyền thường xuyên, tập thể và thô bạo". Đó chính là trường hợp của Việt Nam. Hiện nay, cùng với Bắc Hàn, Trung Quốc và Miến Điện tại Đông Á, Việt Nam bị liệt vào danh sách "các quốc gia cần đặc biệt quan tâm" về vấn đề tự do tôn giáo, tự do dân chủ.

Thay vì để ban phát công lý cho người dân và bảo vệ con người về sinh mạng, tự do, danh dự và tài sản, tòa án và luật pháp đã được nhà cầm quyền Cộng Sản dùng làm công cụ khủng bố để đàn áp đối lập và củng cố chế độ độc tài toàn trị. Ngày nay luật pháp Cộng Sản là luật rừng xanh (jungle law), và tòa án Cộng Sản là tòa án của loài đại thử (kangaroo court). Trong 3 thập niên qua, họ đã bắt giam độc đoán hàng trăm tù nhân lương tâm thuộc các thành phần đối kháng ôn hòa và bất bạo động, với các bản án bất công, và các tội trạng lố bịch, cưỡng ép hay giả tạo, như gián điệp, phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ v...v...

Đối với người Cộng Sản, những lời cam kết và những hiệp ước quốc tế chỉ là những cơ hội hay phương tiện để đạt được những mục tiêu chính trị. Họ không giữ lời hứa, không đếm xỉa đến danh dự của người kết ước và danh dự quốc gia.

Do đó, nếu Lý Tống bị dẫn độ về Việt Nam, một trong hai tai họa có thể xảy ra:

1) Nếu Chính phủ Hà Nội chấp nhận điều kiện dẫn độ nói trên của Chính Phủ Thái Lan, Viện Kiểm Sát sẽ chỉ truy tố Lý Tống về tội "vi phạm không phận quốc gia". Tuy nhiên kinh nghiệm cho biết tòa án có thể giảo hoạt cải tội danh thành tội tuyên truyền chống nhà nước, hay tội hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, với hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2) Hơn nữa, theo Hình Luật Việt Nam, tội vi phạm không phận quốc gia có thể bị phạt đến 10 năm tù! Trong khi Tòa An Thái Lan, trong phiên xử ngày 25-12-2003, chỉ phạt Lý Tống 4 tháng tù về tội này. (Và Hình Luật Hoa Kỳ cũng chỉ phạt vạ hay phạt tù tối đa là 1 năm).

Vì vậy, để cứu nguy Lý Tống, đồng bào hải ngoại phải kết hợp đấu tranh trên mọi bình điện như ngoại giao, chính trị, pháp lý (quốc tế vận), truyền thông, đặc biệt là đấu tranh quần chúng để vận động Chính Phủ Thái Lan thâu hồi Quyết Định Dẫn Độ và trả tự do cho Lý Tống. Đồng bào trong nước chắc cũng ý thức rằng Lý Tống không phải là không tặc. Anh đã 3 lần vào sinh ra tử, để kích động phong trào giải phóng đồng bào khỏi nạn Cộng Sản.

Rồi đây, trong một tương lai không xa, khi những kẻ điên khùng như Fidel Castro, Kim Chính Nhất, những đao phủ tại Thiên An Môn và bọn người quỷ quyệt tại Bắc Bộ Phủ không còn tác yêu tác quái trên mặt địa cầu, khi đó đồng bào ta sẽ tuyên dương Lý Tống là một anh hùng dân tộc. Và nhân loại văn minh sẽ vinh danh Lý Tống là một trong những chiến sĩ tiền phong trong phong trào quốc tế đấu tranh giải thể Cộng Sản tại Châu Á và Châu Mỹ La-Tinh.

NHUỆ HỒNG NGUYỄN HỮU THỐNG

Ngày cuối năm 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.