Hôm nay,  

TQ Thách Thức Vị Thế Siêu Cường Của Mỹ Ở Biển Đông

10/04/201800:00:00(Xem: 4518)
Huỳnh Quang

 
Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Quốc Hội Trung Quốc đã xóa bỏ điều luật hạn chế 2 nhiệm kỳ của chức vụ chủ tịch nhà nước Trung Cộng để Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm quyền lãnh đạo tối cao vĩnh viễn nhà nước độc đảng toàn trị này. 5 ngày sau, vào ngày 17 tháng 3 năm 2018, Tập Cận Bình được suy tôn lên làm chủ tịch nhà nước Trung Cộng không hạn chế nhiệm kỳ, có nghĩa là có thể tại vị vĩnh viễn.

Sự kiện này tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Tập Cận Bình tiếp tục thực hiện chính sách bá quyền dân tộc đại Hán và đẩy Trung Cộng vào cuộc phiêu lưu tham vọng xâm chiếm lãnh thổ vá lãnh hải của các lân bang và cạnh tranh quyền lực với siêu cường Mỹ không những tại Á Châu Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.

Phó Giáo Sư Will Saetren tại Viện Nghiên Cứu Mỹ-Trung và nhà phân tích tình hình Á Châu Hunter Marston tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã nhận định và phân tích về vị thế siêu cường của Mỹ đang bị Trung Cộng cạnh tranh nguy hiểm trong bài viết “Washington Must Own up to Superpower Competition With China” [Washington Phải Lấy Lại Sự Cạnh Tranh Siêu Cường Với Trung Quốc], được đăng trên trang mạng www.thediplomat.com hôm 8 tháng 3 năm 2018, cho thấy nhiều điểm đáng quan tâm như sau.

Với quyết định của Quốc Hội Trung Quốc gỡ bỏ giới hạn đối với chức vị chủ tịch, và việc suy tôn Tập Cận Bình lên làm chủ tịch vô thời hạn đã củng cố quyền lực tối thượng của ông Tập. Biến chuyển này bảo đảm chủ trương về Trung Quốc của  họ Tập, càng quyết liệt và chắc chắn hơn trong khả năng đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương, đã chiến thắng. Sự kiện này khiến cho 2 siêu cường, Trung Cộng và Hoa Kỳ, đã bước vào cuộc cạnh tranh siêu cường. Nhưng Washington thất bại trong việc hành động đối với thực tế mới này phô bày các hiểm họa nghiêm trọng. Cho đến khi nào vấn đề này còn tồn tại, Hoa Kỳ sẽ phải tự chuốc lấy bất lợi nặng nề trong khả năng kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.

Cùng lúc khi mà niềm tin toàn cầu vào Hoa Kỳ đang suy sụp, Trung Quốc đang thực hiện các nỗ lực để thu phục các quốc gia tại khắp Âu Á và Thái Bình Dương vào vòng ảnh hưởng của họ. Chiến lược này đang bắt đầu có lời, chậm nhưng chắc ăn trong việc xé nhỏ trật tự do Mỹ dẫn đầu kể từ năm 1945.

Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, Trung Quốc đã trở thành nước cạnh tranh gần ngang sức với Hoa Kỳ. Dù tổng sản lượng nội địa toàn quốc (GDP) của Trung Quốc bằng 1/3 của Hoa Kỳ, sức mạnh mua sắm của họ đạt tới 25,000 tỉ đô la vượt hơn Mỹ 1/3. Trung Quốc sắp trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và nền kinh tế của họ đang phát triển ở tỉ lệ gia tăng gấp 2 của kinh tế toàn cầu. Theo Bloomberg, vào năm 2028 Trung Quốc sẽ soán đoạt ngôi vị nền kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ bằng thước đo GDP.

Theo Chỉ Số Stockholm International Peace Research Index, ngân sách quốc phòng của TQ trong năm 2016 bằng 1/3 của Hoa Kỳ, nhưng hệ thống đấu thầu của họ thì hiệu quả hơn nhiều. Hẳn nhiên, TQ có nhiều vấn đề với tham nhũng và không hiệu quả (các ảnh hưởng kết hợp làm trì kéo nền kinh tế TQ), nhưng không có vẻ gì điều đó lớn bằng gánh nặng phức tạp kỹ nghệ quân sự của Mỹ. Trong năm 2016, báo Washington Post công bố một nghiên cứu nội bộ cho thấy rằng Ngũ Giác Đài đã cố giấu nhẹm 24 tỉ đô la của ngân sách quốc phòng đã bị hoang phí. Chỉ một năm trước đó, Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Ray Mabus than thở rằng 20% ngân sách quốc phòng bị đổ sông bỏ biển.


TQ ngày càng gia tăng chi tiêu quân sự, trong khi Hoa Kỳ ngày càng cắt giảm ngân sách quốc phòng. Dù Hoa Kỳ vẫn giữ lợi thế về chất lượng so với quân đội TQ, Bắc Kinh không mang gánh nặng 2 cuộc chiến diễn ra tại Trung Đông và chiếc dù an ninh mà Washington cung cấp cho các đồng minh. Trong trường hợp lưỡng đầu thọ địch tại sân sau của Trung Quốc, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị phân tán rất mỏng để có đủ lực lượng cần thiết để đối đầu.

Chẳng may là Washington dường như phủ nhận hiện thực mới này. Không nơi nào mà điều này thấy rõ hơn là tại Biển Đông, nơi mà Hải Quân Hoa Kỳ đã  giáp mặt với thực tế là nó [Biển Đông] không còn là vùng biển của thế giới nữa.

Nhiều năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) trong mỗ lực đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Về mặt chiến lược, điều này đã thất bại trong việc mang lại các kết quả mong muốn: ngăn chận Bắc Kinh xây đảo và tuyên bố khẳng định “quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm xa về phiá nam của họ. Ngược lại, Trung Quộc đã khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ trong khu vực bằng việc bố trí quân sự trên các bãi đá nhân tạo đủ lớn để làm hải cảng cho toàn bộ hải quân của họ. Cộng với sự trình làng các hệ thống phi đạn chống tàu chiến hiện đại như DF-21D, việc thống trị khu vực của Trung Quốc là chuyện đã rồi. Bất kể đến điều này, chính phủ Trump khẳng định rằng chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực cần phải dựa vào hiện trạng, mà đã không nhận ra sự ngang bằng quyền lực mới.

Các quốc gia Đông Nam Á đã nhìn thấy sự thất bại của chính sách Hoa Kỳ để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc và đã bắt đầu hồ nghi sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Tại Phi Luật Tân, Tổng Thống Rodrigo Duterte đã bày tỏ suy nghĩ rằng liệu Mỹ có sẽ bảo vệ Phi Luật Tân hay không và đã cố gắng làm hòa với Trung Cộng. Các quốc gia khác trong vùng như Singapore và Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc qua việc chính phủ Trump có muốn duy trì sự hiện diện an ninh của Mỹ tại Thái Bình Dương không.

Chiến Lược Phòng Thủ Quốc Gia (NDS) được phổ biến gần đây nói rằng “Trung Quốc là đối thủ chiến lược.” Trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (NSS) năm 2018 còn đi xa hơn và tuyên bố rằng Trung Quốc tìm cách “thách thức quyền lực, ảnh hưởng, và lợi ích của Mỹ, cố bào mòn an ninh và thịnh vượng của Mỹ.”

Chỉ nêu tên và phàn nàn Trung Quốc không thôi thì chưa đủ để giải quyết vấn đề nền tảng. Nếu Hoa Kỳ muốn duy trì sức mạnh cạnh tranh đứng đầu trong mối quan hệ này, thì phải nhận ra rằng sức mạnh cạnh tranh của Trung Quốc còn lớn hơn Washington nhận biết. Để chơi trò chơi khôn khéo, những người chơi game trước hết cần đồng ý một số luật lệ đặc biệt và phát triển các chiến lược của họ cùng lúc. Bằng vào việc bác bỏ sự thừa nhận rằng Trung Quốc đã trở thành siêu cường bùng nổ, Hoa Kỳ đang tự mình từ chối các dụng cụ cần thiết để kềm chế mối quan hệ một cách thành công và đảo ngược sự đối đầu mà có thể đưa đến kết cuộc tai hại.

Chuyến viếng thăm lịch sử trong vòng hơn 40 năm qua của Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson vào bến cảng Đà Nẵng của Việt Nam vào ngày 5 tháng 3 có thể được hiểu như là bước đi mạnh mẽ nhất của Mỹ trong chính sách thể hiện cam kết về sự hiện diện của Quận Đội Hoa Kỳ tại Biển Đông để chận đứng đà bành trướng tham vọng xâm chiếm biển đảo của Trung Cộng trong vùng biển chiến lược này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.