Hôm nay,  

ASEAN Không Ưa Mỹ?

05/04/201800:00:00(Xem: 4387)
Trần Khải

Nhiều chuyện khó hiểu... Sau một thời thân Mỹ, nhiều quốc gia bây giờ lại e ngại thân Mỹ sẽ bất lợi cho giao hảo với Hoa Lục. Bất ngờ là nhiều quôc gia trong khoi ASEAN lại có vẻ đổi chiều, ít nhất là trong khi chưa có chiến tranh để cần Mỹ trợ thủ.

Báo Jakarta Post hôm 5 tháng 4/2018 đăng bài viết của chuyên gia Mark J Valencia, được đăng lại trên nhiều báo khu vực ASEAN trong đó có báo The Nation của Thái Lan, nhan đề “Does Asean support US military presence in the South China Sea?”

Câu hỏi nhức nhối rằng có đúng là ASEAN muốn Mỹ hiện diện quân sự ở Biển Đông?

Dĩ nhiên, với Việt Nam thì đúng là muốn mời Mỹ vào, nhưng ở mức độ để không bị Trung Quôc gây sự. Nguyên tắc là, Việt Nam đi dây, không để bị nghiêng hẳn về một bên.

Với Singapore là rõ ràng, vì Thủ Tướng Lee Hsien Loong mới nói với truyền thông Úc châu rằng hầu hêt trong khôi ASEAN muôn Mỹ có mặt quân sự ở Biên Đông.

Nhưng nhiêu chiến lược gia Indonesia nói rằng Mỹ vào sẽ chỉ bất lợi cho khu vực vì họ “nghi ngờ ý đồ của Mỹ” và họ không muốn bất ổn khu vực, khi Mỹ-TQ cạnh tranh quân sự trong khu vực.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Indonesia là Ryamizard Ryacudu nói rằng “nếu khu vực tự giải quyết được Biển Đông, không cần ai vào nữa.”

Thế là rõ, vì ai là ai, ngoaì Mỹ, một quôc gia rất xa Biển Đông.

Philippines thì nghi Mỹ cùng cực: Tổng Thống Rodrigo Duterte không tin Mỹ sẽ can thiệp thực sự gì vào Biển Đông, do vậy nhờ Mỹ vào không cần.

Thực tế cũng vì, Philippines đã mất bãi cạn Scarborough Shoal, và khi Haỉ quân TQ bao vây và chiếm nơi naỳ, Hải quân Mỹ không nhúc nhích gì.

Brunei  và Thái Lan có vẻ gần gũi với TQ hơn là Mỹ, vì đỡ phaỉ nghe chuyện nhân quyền.

Trong khi đó, ba nước ASEAN không gần Biển Đông -- Cam Bốt, Lào, Miến Điện -- lại ung dung độc lập, không ủng hộ gì chuyện bảo vệ Biển Đông khỏi bàn tay TQ.

Nghĩa là, lợi ích riêng từng quó6c gia sẽ chi phôi chính sách của ASEAN... Nghĩa là, chuyện Mỹ muôn dấn thân vào Biển Đông cũng là chuyện rất xa, nếu có.

Trong khi đó, bản tin RFI hôm 4/4/2018 ghi nhận: Mỹ và ASEAN quan ngại Biển Đông bị «quân sự hóa»...

Bản tin ghi rằng trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 31 tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 03/04/2018, đại diện Hoa Kỳ và hiệp hội ASEAN đồng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng Biển Đông dần dần biến thành vùng quân sự với một hệ thống tiền đồn đã và đang thiết lập mà phần lớn là của Trung Quốc.

Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN do quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ, bà Susan Thornton, và tổng thư ký bộ Ngoại Giao Malaysia, ông Dato Ramlan Ibrahim, đồng chủ tọa, nhằm xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai đối tác Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ an ninh, kinh tế cho đến giáo dục và xã hội.

Bản thông cáo báo chí cho biết Mỹ và các nước Đông Nam Á đã có những trao đổi quan điểm về khái niệm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mỹ và ASEAN xác định «gắn bó» với trật tự khu vực đặt trên nền tảng luật lệ và kiến trúc của hiệp hội ASEAN. Trong tinh thần này, Mỹ và ASEAN hoan nghênh các nỗ lực «đi đến một bộ quy tắc ứng xử» ở Biển Đông và nhấn mạnh đến «nhu cầu giải quyết xung đột bằng phương thức hoà bình, luật pháp và ngoại giao».


Nhưng điều làm Mỹ và ASEAN lo ngại là vùng Biển Đông đang bị «quân sự hóa với hàng loạt tiền đồn». Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã biến các bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự, trại lính, phi trường, quân cảng.

Liên quan đến tình hình Bắc Á, Mỹ và ASEAN cùng chia sẻ quan điểm hoan nghênh Bắc Hàn tỏ dấu hiệu hợp tác để «giải trừ hạt nhân» nhưng khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng cho đến khi đạt được kết quả cụ thể.

Bản tin RFI cũng nêu viễn ảnh: Hàng không mẫu hạm Mỹ -Trung «tập trận» cùng lúc tại biển Đông?

Theo báo chí Hồng Kông, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sắp tham gia một cuộc tập trận tại Biển Đông, cùng lúc với một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ thương mại căng thẳng giữa hai nước.

Nhật báo Orient Daily News cho biết hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, hiện đang cặp bến Singapore, sẽ dẫn đầu hải đội tác chiến số 9, thuộc hạm đội 7, và rất có thể sẽ tiến hành một cuộc tập trận với «lực lượng của nhiều nước khác» tại Biển Đông. Hành động này có thể bị Trung Quốc xem là «khiêu khích».

Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, kể từ ngày 05 cho đến 11/04, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ cùng với 40 chiến hạm tập trận tại Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Hải để «nâng cao khả năng tác chiến và chuẩn bị đương đầu với một cuộc xung đột nếu xảy ra».

Trong tình hình sôi động như thế, hai miền Đại Hàn có vẻ như sẽ nói chuyện được về thông nhất... Thế là tiết kiệm xương máu.

Bản tin KBS ghi rằng Nam Hàn và Bắc Hàn đồng thuận xúc tiến phương án cùng tiến vào lễ khai mạc Á vận hội 2018.

Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Nam Hàn Do Jong-hwan đang trong chuyến thăm Bình Nhưỡng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Bắc Hàn Kim Il-guk vào sáng hôm 2/4 tại Đại lễ đường Mansudae (trụ sở Hội đồng nhân dân tối cao, cơ quan tương đương Quốc hội).

Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về phương án giao lưu thể thao liên Triều, trong đó đông thuận xúc tiến phương án đoàn thể thao hai miền Nam-Bắc cùng tiến vào lễ khai mạc Á vận hội sắp diễn ra tại Indonesia vào tháng 8 tới.

Trước tiên, Bộ trưởng Thể thao hai nước nhất trí sẽ lập phương án giao lưu thể thao cụ thể sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, trong đó bao gồm phương án cùng tiến vào lễ khai mạc Á vận hội. Bộ trưởng miền Bắc Kim Il-guk bày tỏ tin tưởng nếu hai bên liên tục gặp gỡ, trao đổi tài liệu, tiếp xúc cấp chuyên viên để thảo luận về thể thao, đồng thời cùng hợp sức thì hoàn toàn có thể đứng đầu châu Á, trở thành một đội tuyển mạnh tầm cỡ thế giới.

Về phần mình, Bộ trưởng Nam Hàn Do Jong-hwan cho rằng do hai miền đang phải chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 4 nên việc thảo luận cụ thể về vấn đề thể thao nên để sau khi cuộc họp này kết thúc. Bộ trưởng Do hy vọng thể thao sẽ là lĩnh vực đi đầu trong hòa giải và giao lưu giữa hai miền. Ông cũng đề nghị thảo luận tiếp về việc có hợp nhất đoàn thể thao liên Triều tại Đại hội thể thao châu Á Jakarta (Indonesia) hay không trong thời gian tới.

Thế là, khỏi phải đổ xương máu cho một cuộc thống nhất nữa -- hy vọng thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.