Hôm nay,  

Trọng Đi Tây, Dân Biểu Tình

28/03/201800:00:00(Xem: 4512)
PARIS -- Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tới thăm Pháp quốc có được gì không?

Bản tin RFA ghi rằng theo lời mời của Tổng Thống Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng một  phái đoàn gồm nhiều viên chức cao cấp đến Pháp nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược. Chuyện viếng thăm kéo dài từ ngày 25-28/3. Sáng ngày 26/3, người Việt tại Pháp đã biểu tình để phản đối chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, người Việt tư1ức khắc dàn trận biểu tình đón Nguyễn Phú Trọng...

Sáng thứ hai 26/3, từ 6 giờ sáng, dọc từ tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp ở đường Miromenil cho đến Phủ Tổng Thống ở điện Elysée, cảnh sát canh chừng nghiêm ngặt. Trong khi đó, tại Place du Perou, góc đường Miromenil và Messine, Người Việt tại Paris đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Pháp từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Tổng Thống Pháp Emanuel Macron nhân dịp kỷ niệm 45 quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược.

Cũng bản tin RFA ghi nhận bình luận từ nhà hoạt động Nguyễn Gia Kiểng, nêu lên vấn đề hình ảnh của Việt Nam trong chuyến đi lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Điều rất quan trọng hiện nay là quan hệ giữa Việt Nam và Châu Âu rất xuống cấp. Hình ảnh của Việt Nam tại Câu Âu rất xuống cấp sau khi Việt Nam làm một hành động mà tới bây giờ không ai có thể tưởng tượng ra là đi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay thủ đô của một quốc gia cột trụ của Châu Âu. Cho nên Việt Nam cũng có nhu cầu sửa sang lại hình ảnh của Việt Nam.”

Ông Trịnh Xuân Thanh là một quan chức bị cáo buộc tham nhũng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, trốn sang Đức xin tị nạn vào năm 2016. Tháng 7/2017 ông được cho là đã bị phía Việt Nam tổ chức bắt cóc trên đất Đức để đưa về nước. Cho tới nay Chính phủ Việt Nam không chính thức công nhận hay phủ nhận hành động này, nhưng phía Đức đã trưng ra nhiều bằng chứng cho việc này và đình chỉ những quan hệ đối tác chiến lược đối với Việt Nam.

Đừng quên rằng nước Pháp và Liên hiệp Châu Âu cũng có thể có những đầu cầu khác. Nhất là Việt Nam với tình trạng nhân quyền tồi tệ như vậy, thì cũng không xứng đáng để cho người ta làm đầu cầu.

Ông Nguyễn Gia Kiểng cũng cho rằng hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt người Châu Âu vì sự đàn áp nhân quyền trong nước, nhất là ông nhấn mạnh đến hai phiên tòa xử hai người phụ nữ hoạt động xã hội có hai con nhỏ là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù, những bản án mà ông Nguyễn Gia Kiểng nói rằng với những tiêu chuẩn nhân quyền của Cộng đồng châu Âu là những bản án dã man.

Trong khi đó, CSVN gây sự với các nhà văn ngoaì luồng, theo BBC: Đại diện của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập nói với BBC rằng "nên lấy làm mừng" về văn bản của Ban Tuyên Giáo lệnh đề nghị "rút toàn bộ tác phẩm của nhà văn có tên trong Văn đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa."

Mạng xã hội rò rỉ một văn bản đề ngày 15/3 do ông Võ Văn Phuông, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, "đề nghị Ban Cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức Văn đoàn Độc lập ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới."

Văn bản cũng nêu: "Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bám sát định hướng của Đảng. Sách giáo khoa Ngữ văn mới phải thể hiện sâu sắc nội dung giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cao cả."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.