Hôm nay,  

Đọc Hồi Ức ‘điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử’ Của Võ Nguyên Giáp

30/11/200500:00:00(Xem: 7115)
“Có Dân là có tất cả"

Trong bài trước bình phẩm quyển hồi ức đầu tiên "Những năm tháng không thể nào quên" (nxb QĐND Hànội, 1999) của tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta chỉ nghe tiếng chuông của Giáp và nhận xét của các tác giả Peter MacDonald (Anh) và Cebil B. Currey (Hoa kỳ). Bài này liên hệ đến quyển hồi ức thứ hai "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử" của Giáp, sẽ bổ túc bằng những tài liệu cụ thể liên hệ đến hai vấn đề hệ trọng: 1) Vai trò của Nga, Tàu sau lưng đảng CS Việtnam theo một số văn kiện được giải mật và 2) Thử đối chiếu sách lược của Hànội trước 1975 với hình thức chiến tranh mới do Hoa kỳ áp dụng tại Kosovo.

Vai trò của Nga, Tàu trong chiến tranh Việt Nam

Mở đầu hồi ức "Điện Biện Phủ, Điểm hẹn lịch sử" (ĐBP), xuất bản tháng 4-2001 tại Hànội (nxb Quân Đội Nhân Dân), Võ Nguyên Giáp cho biết từ đầu 1948, Hồ đã tiếp xúc với Đảng CS Trung Quốc để phối hợp hoạt động. Hồ cũng có xin Liên Xô giúp trang bị cho 10 đại đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cao xạ, Xtalin nói: "Yêu cầu của VN không lớn. Nên có sự phân công giữa Trung Quốc và Liên Xô.

Liên Xô hiện đang phải lo nhiều cho các nước Đông Âu. Trung quốc sẽ giúp cho VN những thứ đang cần. Những thứ gì Trung quốc chưa có, thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung quốc chuyển cho VN, và sẽ dược Liên Xô hoàn trả". Xtalin nói vui: "Trung quốc sẽ không thiệt vì trao cho VN những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới!" Trong quan hệ quốc tế phải có đi có lại. Liên Xô viện trợ cho Trung quốc một xe tăng. Trung quốc trả lại một con gà, một khẩu pháo, trả một quả trứng. VN trả Trung quốc thế nào thì tùy..." (ĐBP, trang 14-).

Sau 5 năm chiến đấu "trong vòng vây", từ tháng 9-1945 đến Mùa Hè 1950, Hồ quyết định cho mở chiến dịch tại Cao Bằng - một căn cứ chiến lược "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ - sát biên giới Quảng Tây và là đầu mối của những trục dường cực kỳ quan trọng.

Lúc đó, về quân số, CSVN thua kém Quân đội Viễn chinh Pháp khá nhiều (166.000/ 180.000) và trang bị rất yếu kém. Tháng 3.1950, Hồ qua Bắc kinh và Mạc Tư Khoa cầu viện. Trung Quốc giữ lời trang bị 5 trung đoàn Việt cộng và - với nhiều nước xã hội chủ nghĩa - công nhận Chính phủ Hànội. Hồ xin Mao gởi Cố Vấn. Tháng 6-1956, Lã Quý Ba đến Việt Bắc với cương vị Đại sứ Tàu đầu tiên và Trưởng phái đoàn cố vấn, gồm có Vi Quốc Thanh (quân sự), Mai Gia Sinh (công tác tham mưu) và Mã Tây Phu (công tác hậu cần). Về sau, có thêm đại tướng Trần Canh, bạn thân của Hồ từ 1920. Các cố vấn này đều có mặt trong những trận đánh hệ trọng, thắng hay thua. Không thấy Giáp nói tới sự hiện diện của một đơn vị tác chiến Trung cộng nào.

Trong ĐBP, Giáp nhiều lần nhắc và đề cao vai trò của hậu cần. Đặc biệt nơi trang 108-109, Giáp ghi: "Trong toàn chiến dịch Cao Bắc Lạng, các chiến sĩ hậu cần đã cung cấp 1.886 tấn gạo, thực phẩm, 41 tấn đạn, cấp cứu 1.200 thương binh, nuôi dưỡng 3.500 tù binh. Sức chịu đựng của họ thật là kỳ lạ. Đây là công lớn của Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp... Cho tới hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung quốc 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 2.634 tấn gạo, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô. Viện trợ của Trung quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả của chiến dịch".

Trong quyển đối thoại "Mây Mù Thế Kỷ", nxb Đa Nguyên, CA, 1998; nơi trang 115 và tiếp theo, Bùi Tín khẳng định "hoàn toàn không có đơn vị chiến đấu Liên Xô và Trung quốc ở chiến trường VN". Theo Tín, tháng 8-1950, đoàn cố vấn quân sự Tàu đầu tiên đến Việt Bắc, đông gần 100 người, mang mật danh "Tổ công tác Trung Nam".

Trong chiến dịch biên giới bắt đầu từ tháng 9-1950, hơn 40 cố vấn Trung quốc có mặt ở các sư đoàn, trung đoàn "không có ai tham chiến trực tiếp", Trần Canh đóng vai trò hệ trọng. Bùi Tín xác nhận thêm: tại Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh dự chiến dịch, các sư đoàn đều có tổ cố vấn, nhưng "họ không tham gia chiến đấu".

Trong vụ tấn công Lai Châu và Điện Biên, cố vấn Tàu chủ trương "khoái đả, khoái diệt" nhưng ngày 20-1-1954, Giáp đổi phương châm tác chiến thành "đánh chắc, tiến chắc" vì tình hình thay đổi, các cố vấn "cũng đồng ý". Bùi Tín viết nơi trang 118-119: "Trong cuộc chiến đấu chống không quân Mỹ ở Miền Bắc, từ cuối năm 1967 có một số đơn vị cao xạ Trung quốc tham gia nhưng không nhiều... Binh lính Liên Xô không có mặt ở VN.

Tháng 8-1993, sử gia gốc Trung Hoa Chien Jiang, giáo sư tại Clark University, Hoa kỳ, có đăng một bản phúc trình dài "China and the First Indochina War 1950-1954" trong tạp chí The China Quarterly căn cứ vào các tài liệu được Băc kinh giải mật về vai trò của Trung quốc trong cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh. Vì nhu cầu ngăn chận Hoa kỳ trên ba mặt trận: Đông Dương, Triều Tiên và Đài Loan, Mao chấp nhận ủng hộ hết lòng Hồ chiến thắng Pháp. Mao và Bộ tham mưu gồm có Châu Ân Lai, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài đã dốc tâm trí và tài nguyên qua Bắc Việt.

Phái bộ cố vấn, gồm có Luo Guibo (Lã Quý Ba), Mei Jiaoshing (Mai Gia Sinh), Den Yifan (Đặng Nhất Phấn), Wei Guoqing (Vi Quốc Thanh) và Chen Gen (Trần Canh), đặt kế hoạch và nắm quyền chủ động trong các chiến dịch Biên giới (1950), Tây Bắc (1952), Châu thổ Hồng Hà (1952), Thượng Lào (1953) và Điện Biên Phủ (16-1-1954 đến 7-3-1954).

Năm 1949, Ủy viên Trung ương Hoàng Văn Hoan được gởi qua Bắc kinh để phát triển mối hữu nghị Hoa-Việt. Đại sứ VN đầu tiên này đào tẩu qua lục địa năm 1970 và qua đời tại đây năm 1991. Hoan đã xác nhận vai trò quyết định của các cố vấn Tàu. Hồ đã ít nửa ba lần qua triều yết Mao nhận lệnh và cầu viện: tháng giêng 1950, tháng 9-1952 trước chiến dịch Thượng Lào và tháng 7-1954 trước Hiệp định Genève. Theo Chien Jiang, đặc biệt trong chiến dịch Thượng Lào, về việc chiếm đóng Nghĩa Lộ và chiến dịch Tây Bắc, về quyết định chuyển toàn bộ mục tiêu về châu thổ Hồng Hà, Giáp bất đồng ý kiến với cố vấn Trung quốc nhưng cuối cùng bị lép vế vì có áp lực của Hồ.

Tháng 7-1950, phái bộ 70 cố vấn Tàu ngụy trang dưới danh hiệu "Nhóm công tác Nam Hải" được huy động đến cấp tiểu, trung và sư đoàn. Trong các trận nổ lửa ở Hòa Bình,Tây Bắc và Điện Biên Phủ, quân lệnh được nhận thẳng từ Bắc kinh. Tại Điện Biên Phủ, Bắc kinh viện trợ cho Bắc Việt 200 xe vận tải, 10.000 thùng dầu, 3000 súng đủ loại, 2.400.000 đạn dược, 60.000 đạn đại bác, và khoảng 1.700.000 tấn thóc. Một sư đoàn pháo Trung cộng tham chiến theo hồi ký của Ye Fei, trang 644-645. Bắc kinh còn khuyến khích không nên tiết kiệm đạn và đồng thời, thúc áp dụng chiến thuật biển người.

Trong nhật ký, quyển 2, trang 23- 31, cố vấn Trần Canh (Chen Gen) chê Giáp và một số tướng lãnh Việt "thiếu tinh thần tự giác Bôn Sê Vích và thường bất mãn với những chỉ trích của các cố vấn". Trong một đoạn Trần Canh nói Giáp "lươn lẹo, không thực lương thiện với các đồng chí Trung quốc". Tình thế đôi khi căng thẳng đến mức trong thơ gởi cho Tướng Vi Quốc Thanh ngày 29-1-1951 (Tuyển Tập Mao, Quyển 2, trang 90), Mao nhắc các cố vấn "không nên áp chế ý kiến mình lên các đồng chí Việt".

Tại Hội nghị Genève, vì lo ngại CS Việtnam hoàn toàn kiểm soát Đông Dương, Bắc kinh không còn là "đồng minh môi hở răng lạnh" với Hànội nữa. Ngày 18-5-1954, mười ngày sau khi Hội nghị khai mạc, một phụ tá của Ngoại trưởng Châu Ân Lai nói thẳng với một thành viên của phái đoàn Pháp: "Chúng tôi tới Hội nghị để tái lập hòa bình chớ không phải để hỗ trợ Viêt Minh". Bắc kinh và Hànội sống trong cảnh đồng sàng dị mộng cho đến ngày Đặng Tiểu Bình cho xua quân năm 1979 qua Lạng Sơn để phạt người em đồng minh phản bội.

Dù sao Bắc Việt chiến thắng nhờ Trung cộng hỗ trợ hết mình. Chiến thuật du kích đem thắng lợi cho Quân Đội Nhân Dân phần lớn nhờ Giáp và Bộ tham mưu học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia Bắc kinh, đặc biệt của Mao đã dày công nghiên cứu sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh và viết ra thành sách tại Diên An. Bộ sách này được dịch ra Anh Ngữ gồm ba cuốn nhan đề On Guerrilla Warfare, On The Protracted War và Strategic Problems Of China's Revolutionary War, căn cứ vào thất bại của dĩ vãng và đúc kết tổng hợp binh pháp của Tôn Tử tức Sun Tzu, Thủy Hử tức Shui Hu Chua và của thời Tam Quốc Sunkuo.

Trong quyển sách "After the war was over, Hànội and Sàigòn" (nxb Random House Inc, NY), ký giả Mỹ Neil Sheehan - người được giải Pulitzer với tác phẩm "A bright shining lie" về chiến tranh VN - đã trở qua Hànội năm 1992 để phỏng vấn một số lãnh tụ CS, trong đó có Võ Nguyên Giáp. Sheehan ghi lại hai điểm đáng lưu ý sau đây:

Khi được hỏi nghĩ sao về Hoa kỳ, Giáp trả lời: "Ông hỏi tôi còn ác cảm đối với người Mỹ không" Làm thế nào tôi ác cảm được với Thiếu tá Thomas (tên đầy đủ của ông là Allison Thomas, một nhân viên tình báo OSS tức CIA cũ). Ông ấy đã ở bên cạnh tôi tại Thái Nguyên khi chúng tôi chống Nhựt. Các người Mỹ đến VN không phải chỉ để chống chúng tôi, You Americans didn't always come here to fight us ".

Và sau đó, Giáp đã đích thân chỉ cho Neil Sheehan nơi núp ẩn của Hồ và Giáp tại một biệt thự ở trung tâm Hànội, bên kia đường là chỗ trốn của nhóm nhân viên OSS trong giai đoạn chiến tranh bí mật. 2) Đề cập đến hiện trạng nghèo đói của VN, Giáp nói: "Xứ chúng tôi như một con bệnh đau từ lâu. Các quốc gia ở xung quanh đã tiến tới rất nhiều, chúng tôi phải chịu giặc giã." Giáp nhìn nhận: "Người VN cần thay đổi suy tư và huấn luyện lớp người trẻ về khoa học và kỹ thuật". Và Giáp kết thúc cuộc phỏng vấn bằng một câu thơ của thời niên thiếu: "Mỗi ngày đổi mới, một lần nữa mỗi ngày đổi mới, Each day anew, once more each day anew". Neil Sheehan nhận xét về Giáp: "Giáp khôn ngoan để không về hưu trong Quân đội vì ông biết mình là ai, đã làm được gì và không ai có thể tước đoạt ông được điều này".

Trong ba quyển hồi ký "Hoa Xuyên Tuyết" (nxb Nhân Quyền, CA 1991), "Mặt thật" (nxb Saigon Press, CA, 1993) và "Following Hồ Chí Minh" (nxb Hurst & Co, London, 1995), Bùi Tín trình bày trường hợp CSVN hạ bệ Giáp năm 1982 trong Đại hội 5 và sau đó, rỉa hết tay chân của Giáp trong Quân đội bằng cách cho về hưu một số, giam cầm và điều tra một số khác, trong vụ "Xét lại, chống Đảng". Vài tướng lãnh thân cận Giáp bị đột tử. Từ 1945, Lê Duẫn - sau này là Tổng bí thư - bắt tay với Lê Đức Thọ, Ủy viên trung ương kiêm Trưởng ban Tổ chức, để chiếu tướng Giáp.

Đặc biệt, Lê Duẫn đã công khai mạ lỵ Giáp trong vụ Vịnh Bắc Việt (1964), và chiến dịch Mùa Xuân 1975, bằng những danh từ khiêu khích như "vừa đánh, vừa run,... thực tế là không chỉ huy,... nhát như thỏ đế.. v..v..". Ngoài ra, Lê Duẫn còn bắc thang cho Văn Tiến Dũng, Tham mưu trưởng, qua mặt Bộ trưởng Quốc phòng Giáp bằng cách viết hồi ký "Đại Thắng Mùa Xuân" (nxb Quân Đội Nhân Dân,Hànội 1976) tố Giáp đã giành công cấp dưới. Trớ trêu thay, Dũng lại bị Thượng tướng Trần Văn Trà trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam, sửa lưng trong hồi ký "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" (nxb Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1978) với câu mở đầu: "Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây!" Trà xác nhận chính y có công hãn mã.

Chiến tranh du kích của CSVN và Cyberwar của Hoa kỳ ngày nay

Hồ và các đồng chí khai thác tận cùng lòng yêu nước và sự câm phẫn của dân tộc Việt đối với Đế quốc để đưa cuộc chiến đến thành công. Chiến tranh du kích là hình thức đấu tranh của một dân tộc nghèo, thiếu phương tiện và võ khí nhưng bù đắp bằng can đảm, ý chí, sáng kiến và hy sinh không giới hạn. CS đã khôn khéo và quỷ quyệt vận dụng lòng ái quốc VN để xích hóa đất nước. Về tâm lý, Hồ đánh trúng đích.

Trong ĐBP, trang 47, Võ Nguyên Giáp ghi lại như sau: "Sau trận Đông Khê, những ngày chờ địch, Bác nói: Dân mình ghê thật! Chỉ mới năm năm sau 80 năm mất nước mà đã như thế này! Người ta tính sau 300 năm bị đô hộ thì một dân tộc sẽ bị đồng hóa. Giao Chỉ bị đô hộ một ngàn năm! Hai ngón chân cái thay đổi, nhưng dân Việt vẫn tồn tại. Bên trên thay đổi gì thì thay, dưới thôn, làng vẫn thế! Vẫn đền miếu thờ phụng Hai Bà Trưng, Bà Triệu... Lần này sẽ có một trận như Chi Lăng!" Ở một trang khác, Giáp nhắc lời của Hồ "Có dân là có tất cả!"

Ngày nay, Bắc bộ phủ đang mất dân. Dân không còn là thành trì bảo vệ chế độ. Quân Đội VN không xứng đáng được gọi Quân Đội Nhân dân vì đang xa dân để giữ ghế cho Đảng như một tổ chức cảnh sát đồng lõa, một cánh tay sai biểu của mafia. CSVN đã mị dân, đang mất dân và sẽ mất tất cả! Điều này khỏi cần được Hồ xác nhận để trở thành chân lý. Hào khí chiến đấu lúc xưa nay chỉ là kỷ niệm xa xôi, tan theo mây khói. Lửa thiêng đã tắt. Nếu một cuộc chiến xảy ra, tìm đâu ra những chiến sĩ sẵn lòng vào sanh, ra tử"

Mặt khác, về quan niệm và phương thức chiến tranh, thế giới kỹ thuật ngày đang tiến với đôi hia ngàn dặm và sẽ không ngừng tại đây. Cuộc chiến cyberwar ở Kosovo giữa NATO và Chính phủ Milosevic là một thí nghiệm đầu tay điển hình. Chiến thuật mới dựa vào kỹ thuật thông tin thám thính và kiểm soát khoa học (télésurveillance globale), pháo kích không trật từ trên không gian bằng tia sáng laser, xử dụng sức mạnh không quân tối đa với một quân số tối thiểu phát xuất từ các căn cứ hải quân ngoài xứ địch, với mục tiêu chính là làm rối loạn và tê liệt (disruption) thay vì tàn phá (destruction) đối phương. Tướng Hoa kỳ Wesley Clark, Tổng chỉ huy lực lượng NATO, mệnh danh chiến lược này là "chiến lược zéro mort, không người chết, tôn trọng sinh mạng."

* * *

Chiến tranh VN là một bài học để suy ngẫm. Đặc biệt về Chính nghĩa và Dân tộc. Dân tộc tạo ra Chính nghĩa. Lý thuyết chính trị nào, dù sâu sắc đến dâu, thiếu sự ủng hộ của dân, cũng không thể dùng làm nền tảng cho Chính nghĩa. Lý thuyết ấy chỉ là một trò bịp bợm, trước sau gì cũng lộ bộ mặt thật. Có thể gạt được một số người, một giai cấp, trong một thời gian nhưng không thể gạt tất cả một dân tộc dài dài và mãi mãi. Các chế độ nắm quyền liên tiếp tại Việtnam - trong Nam lẫn ngoài Bắc - đến nay vẫn chưa phải thật sự là của dân, do dân chọn tự do, vì thế thất bại. Vấn đề sống chết của ngày mai là làm sao thu phục và giữ vững lòng dân, thống nhứt nhân tâm về một mối.

Đừng quá xa vời viễn vông. Mộng của người dân Việt đơn sơ, khiêm nhường và thực tế: có đủ ăn đủ mặc, yên ổn sanh sống, thờ phượng ông bà, được tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và tự do ăn nói, làm chủ căn nhà mình ở, miếng đất mình trồng trọt, không bị cường hào ác bá hiếp đáp đe dọa và nhứt là có quyền bầu người đại diện xứng đáng. Thỏa mãn được những điều kiện tối thiểu đó là tạo sức mạnh vô địch cho Chính phủ, hết lo nơm nớp "diễn biến hòa bình" và bất sợ ngoại xâm. Là có hy vọng thu hút lớp chuyên viên trẻ trở về chung lưng tái thiết đất nước xinh đẹp hơn. Là xóa mối nhục chậm tiến triền miên 50 năm nay! Lật đổ CS không phải là chuyện giản dị. Thay thế CS bằng một chế dộ thật sự của dân, bởi dân và vì dân, càng phức tạp hơn.

Ngay cả bom nguyên tử cũng không diệt nổi lòng dân. Không chiến lược hay chiến thuật nào có hy vọng thành công xóa bỏ một quốc gia xuất phát 100% từ dân. Vì lương tri của Thế giới và Nhân loại không bao giờ cho phép. Đúng vậy, có dân là có tất cả! Nhưng,.. làm thế nào có Dân" Một câu hỏi cho lớp người tự xưng là sĩ phu. Giải đáp được thì không còn cộng sản tại Việtnam. Giải pháp nằm trong tay dân tộc.

LÂM LỄ TRINH

Thủy Hoa Trang

Californie

*

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1- "Mây mù thế kỷ" by Bùi Tín (nxb Đa Nguyên, CA, 1998)

2- "China and the first Indochina War 1950-1954" by Chien Jiang in The China Quarterly, 1998, NY)

3- "On Guerrilla Warfare, On the Protracted War" by Mao Tse Dong (Series Strategic Problems of China's Revolutionary War, 1980,NY)

4- "After the war was over" by Neil Sheehan (Edit. Random House Inc. NY 1990)

5- "Following Hồ Chí Minh" by Bùi Tín (nxb Hurst & Co.London 1995)

6- "Đại thắng Mùa Xuân" by Văn Tiến Dũng (nxb Quân Đội Nhân Dân, Hànội 1976)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.