Hôm nay,  

Đảng Csvn Chấn Động Vì Cuốn Hồi Ký 1 Phó Thủ Tướng

17/06/200500:00:00(Xem: 5324)
Mười: “Phiêu bị gái nó nắm hết rồi. Có đứa là CIA. Kỳ này phải thay...”
Một cuốn hồi ký của một cán bộ trung ương Hà Nội đang làm cho chế độ CSVN rúng động, vì đã kể hết, kể thẳng về các tranh chấp, đấu đá nội bộ đảng nhiều thập niên qua, đặc biệt tình hình Đỗ Mười vu khống để tạo vây cánh ra sao.
Tài liệu của Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam, trích từ Điện Thư - Số 47, Tháng 06 năm 2005.
Lời Giới Thiệu của Câu Lạc Bộ Dân Chủ VN: Ông Đoàn Duy Thành, một cán bộ cao cấp của ĐCS VN, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: bí thư thành uỷ Hải Phòng, bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (phó thủ tướng) chính phủ, tác giả cuốn hồi ký trường thiên "Làm người là khó. Làm người xã hội chủ nghĩa còn khó hơn nhiều", trong đó tác giả đã hé mở nhiều chuyện trong thâm cung bí sử của Đảng ông ta. Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu với bạn đọc những đoạn trích thú vị trong cuốn hồi ký này, ngõ hầu cung cấp cho quý vị những hiểu biết thêm vào những gì đã biết về nội bộ ĐCSVN....
...
Đồng chí Đỗ Mười đã dùng rất nhiều cách để hạ uy tín của tôi. Có rất nhiều chuyện, tôi chỉ kể ra đây hai chuyện. Trước đại hội VII, trong cuộc họp bàn về nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khố VII, anh Mười đứng lên phát biểu: “Bây giờ mới khui ra Đoàn Duy Thành có 3, 4 nhà ở Hải Phòng”. Đồng chí Nguyễn Đình Hương phải đứng lên cải chính: “Anh Đoàn Duy Thanh chỉ có một nhà ở Hải Phòng do thành phố thu xếp cho, chúng tôi đã đi kiểm tra. Khi về công tác ở Trung ương, anh Thành đã trả lại nhà cho thành phố”.
Câu chuyện thứ hai, anh Mười nói với một số cán bộ thân anh Mười để họ làm cái loa nói theo: “Đoàn Duy Thanh ôm chân Võ Văn Kiệt”. Họ rêu rao chuyện đó hằng năm. Anh Lê Đức Thọ nghe biết chuyện này. Anh Thọ đã nói trong một cuộc họp: “Đoàn Duy Thành nó thèm ôm chân ai. Đến tôi, nó cũng cãi tới số”. Một hôm tôi gặp anh Mười, tôi bảo: “Anh bảo tôi ôm chân anh Võ Văn Kiệt" Anh biết đấy, ở cái đất nước này, tôi không thèm ôm chân ai. Tôi đề nghị anh không nên nói như vậy. Tôi quí trọng người có đức, có tài; lễ độ, tôn kính người biết tự trọng và đối nhân xử thế có nhân cách...” Từ đó anh Mười mới không nói nữa. v.v... Kể ra còn nhiều, nhưng tôi nghĩ những chuyện sinh hoạt tầm thường của cá nhân không nên kể.
Năm 1997, Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp có dư luận nói là lần này tôi không làm Chủ tịch và về hưu. Việc về nghỉ, với tôi, tôi đã nói nhiều rồi. Bao giờ Đảng và Nhà nước bảo nghỉ là nghỉ ngay. Tôi không xin. Không rõ ai nói đến tai nhà tôi, nhà tôi đến nhà anh Mười, xin cho nhà tôi ở thêm khố nữa. Khi nhà tôi về, tôi hỏi nhà tôi đi đâu. Nhà tôi bảo đi đòi nợ ông Mười. Tôi hỏi lại, đòi cái gì" Nhà tôi mới cho biết đến đề nghị anh Mười để tôi làm thêm một khố nữa. Tôi bảo: “Anh đã bảo em nhiều lần, không nên xin anh Mười chức vụ, quyền lợi gì". Nhà tôi đứng phắt dậy nói: “Em đến đòi nợ ông ta. Ông ta đã làm anh khổ sở, quá thiệt thòi. Đến đòi được ít nào hay ít ấy... Anh để mặc em, lần này em phải làm cho ra nhẽ. Không để ông ấy bắt nạt mình mãi...”
Mấy hôm sau, anh Mười gọi tôi đến bảo: “Cậu về làm đơn xin làm thêm khố nữa”. Anh không nhắc gì chuyện nhà tôi đến gặp anh. Tôi bảo: “Anh bảo tôi làm đơn, anh có ủng hộ không" Nếu anh không ủng hộ, không sao đâu”. Anh Mười chỉ bảo: “Cậu về làm đơn đi”. Tôi về suy nghĩ, bàn với mấy đồng chí giúp việc. Các đồng chí khuyên tôi nên viết đơn. Phòng Thương mại và Công nghiệp cũng rất cần tôi làm thêm khố nữa. Còn tôi, tôi cũng nghĩ đến những công trình dở dang, cơ chế về vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân chưa được thông qua, nếu tôi làm tiếp cũng là để hoàn tât được công việc. Tôi viết đơn gửi anh Mười và gửi đồng chí Nguyễn Văn An, uỷ viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Sau Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, anh Mười đi một số nơi tại Hải Phòng, anh Mười nói: “Đấy, Đoàn Duy Thành xin tôi làm khố nữa, tôi cho làm đấy”. Tôi nghe các đồng chí nói lại. Tôi bảo nhà tôi: "Anh Mười đã kể công với mình đấy” Nhà tôi bực mình nói: “Mặc ông ấy, mình đòi được một ít nợ là được rồi”. Tôi bảo: “Nợ này được cái gì" Chỉ biết trước mắt phải làm bao nhiêu việc cho doanh nghiệp, cho VCCI ...”. Nhà tôi lại lý sự với tôi: “Được làm việc cho cách mạng, đem lại lợi ích cho mọi người chứ sao. Để người khác họ đến phá và thu vén hết cho cá nhân, thì công lao khố trước của anh cũng mất hết...”. Tôi cười vui và nói: “Tôi lại thấp mưu hơn cô”.
Đến giữa nhiệm kỳ khố VII, tôi lại thăm anh Mười. Dù anh đối xử với tôi thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn giữ tình cảm anh em, đồng chí với anh. Lúc nào tôi cũng coi anh là thủ trưởng. Anh kể cho tôi nghe, cuộc họp Trung ương giữa nhiệm kỳ này, anh xin nghỉ. Tôi hỏi ai thay, anh bảo tôi: “Lê Khả Phiêu”. Rồi anh giới thiệu quá trình của anh Lê Khả Phiêu, có đoạn đáng lưu ý và buồn cười với sự giới thiệu và giải thích này: “Cậu Phiêu nó chiến đấu ở Bình Trị Thiên được rèn luyện 14 năm. Nó lên có thể giữ được 2 khố. Còn bảo nó hủ hố thì mấy người còn hủ hố quá nó!... ”. Tôi nói phải giữ được hàng trăm năm chứ sao lại hai khố" Còn đoạn sau tôi không bình luận. Khi nghĩ một Tổng Bí thư giới thiệu một Tổng Bí thư mới thay mình mà nói như vậy nghe không được. Không rõ anh Mười đã nói với bao nhiêu cán bộ về câu chuyện này" Tôi thấy cách giải thích đó không đúng tầm của một cán bộ lãnh đạo quốc gia.
Đến Đại hội IX, trong thời gian chuẩn bị nhân sự đại hội, tôi biết có nhiều phức tạp. Hôm Bộ Chính trị mời một số cán bộ cao cấp đến tham khảo ý kiến về nhân sự, trước khi đến họp, tôi lại thăm anh Mười. Anh nói nhiều chuyện về nhân sự. Khi nói đến Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, anh Mười nói: “Cậu Phiêu bây giờ gái nó nắm hết rồi. Có đứa là CIA. Kỳ này phải thay người khác...”. Tôi đã định nói một câu, nhưng suy đi nghĩ lại sợ anh Mười phật lòng, nên tôi không nói nữa. (Câu tôi định nói là: “Nay chắc anh Lê Khả Phiêu hủ hố hơn mấy người trước "”)
Tôi thấy rât buồn, cán bộ chủ chốt không đào tạo, không qui hoạch, thay đổi vội vàng thì lòng Đảng không yên, lòng dân yên sao được "
Trong việc thay anh Lê Khả Phiêu, tôi đến đự hội nghị được một đồng chí cho biết: có một cán bộ thân với anh Mười, hỏi anh Mười sao lại làm như vậy. Anh Mười trả lời: “Nó lật tôi, tôi lật lại”. Tôi nghĩ trong nội bộ mà xử sự như vậy lộn xộn lắm! Tôi nhớ lại Đại hội VII, anh Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư sẽ nghỉ. Anh bảo tôi lại nhà chơi. Anh hỏi tôi giới thiệu ai là người thay anh. Rồi anh đưa vài người ra phân tích cho tôi nghe. Khi anh lại hỏi ý kiến, tôi nói: “Như anh đã nói nhiều lần khi anh làm Tổng Bí thư khố VI; Cán bộ không qui hoạch, không đào tạo, nước đến chân mới nhảy, như cầm đóm đi soi ếch... Còn bây giờ tuỳ anh và Bộ Chính trị chọn. Tôi nghĩ: “Cạn ao, bèo đến đất”, “Chọn bó đũa lấy cột cờ”, giữ được đoàn kết nội bộ, ổn định chính trị là tốt nhất. Còn các đồng chí mà anh giới thiệu, kẻ tám lạng, người nửa cân, người được mặt này, yếu mặt kia, tuỳ anh lựa chọn. Tôi không dám tham gia cụ thể”.
Sắp hết đời chỉ mong được tự do nhưng vẫn không yên thân
Cuối năm 2002, mọi người đều biết là đến 4-2003, tôi sẽ nghỉ hưu, sau Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Một số nhà văn, nhà báo đến chơi. Trong các buổi đến chơi, các đồng chí cũng không đặt vấn đề phỏng vấn, chỉ đề nghị tôi trong đời hoạt động cách mạng có những gì còn đọng lại, mang dấu ấn vui buồn thì kể lại cho nghe. Trong các cuộc gặp gỡ cuối năm vui vẻ đó, tôi kể một số chuyện mà tôi tâm đắc nhất... Rồi các nhà báo về tự viết. Họ đưa lại tôi xem những sự kiện viết có chính xác không, còn văn vẻ, đầu đề bài báo do nhà báo, nhà văn viết, tôi không duyệt lại. Số báo có các bài khi xuất bản các đồng chí đều biếu tôi. nơi một bản, nơi 2, 3 bản, như các bài “Vị tướng của doanh nhân” (báo Thế Giới Mới); bài “Thủ lĩnh của doanh nghiệp” (báo Tài Chính); bài “Người say mê với sự nghiệp làm giàu” (báo Khoa Học), va một số báo khác.

Những bài báo trên là hoàn toàn sự thật 100% nhưng không hiểu sao anh Đỗ Mười lại tức giận đến thế! Anh không nói gì với tôi, nhưng qua nhiều nguồn tin tôi biết. Tôi nghĩ có dịp đến thăm, tôi sẽ nói cho anh Mười rõ là tôi không có ý định viết về mình. Ngay các nhà báo viết những bài trên, gần đây đến chơi và gọi điện cho tôi nói rằng họ viết hoàn toàn tự nguyện, không ai đề nghị, nhưng áy náy vì đã làm cho tôi phải phiền lòng. Tôi bảo không sao cả, quan trong là sự thật.
Đến ngày 2-8-2003, anh Đỗ Mười bảo tôi đến chơi. Nhân đó tôi hỏi anh Mười sao không kỷ luật những người tái vu khống tôi trên tờ báo An Ninh Thế Giới" “Tôi sẽ kiện ra toà về tội vu khống chính trị. Hôm nay tôi chính thức đề nghị với anh đồng ý cho tôi kiện”. Anh Mười vội vàng tìm máy gọi anh Nông Đức Mạnh, anh Phan Diễn, anh Trần Đình Hoan để nói chuyện. Nhưng ba anh trên đều đi vắng. Anh Mười nói chuyện với thư ký của ba anh, nhắc ba anh giải quyết sớm vụ việc của tôi không để tôi đi kiện.
Sau đó anh ngồi nói chuyện với tôi, anh bảo: “Mình đã vo tròn lại, cậu lại rũ rối ra”. Câu nói đó tôi rất sửng sốt, không hiểu tôi rũ rối cái gì. Vụ anh Tô Duy vu khống tôi, từ ngày có kết luận của Tổng Bí thư tôi có nói gì nữa đâu. Chỉ khi họ tung tin anh Mười kết luận “hồ đồ”, “vội vàng”, ám chỉ anh Mười thiên vị tôi, tôi mới làm đơn xin đối chất lại, xố kết luận cũ, giao cho một người chủ trì do phía anh Tô Duy giới thiệu, để khỏi mang tiếng cho anh Mười. Có thế thôi. Tôi có rũ rối gì đâu.
Anh Mười nói: “Tôi nhận được miếng giấy con của anh Nguyễn Văn Trân (anh giơ ba đầu ngón tay ra, và nói: “Bằng từng đây này”), phản đối bài báo của cậu ”Vị tướng của doanh nhân”. Tôi nghĩ liên quan gì đến anh Nguyễn Văn Trân về bài báo này nhỉ" Tôi ngồi suy nghĩ phân vân quá! Vì sao mấy bài báo nói sự thật vừa qua, lại dẫn đến bài báo của anh Tô Duy đăng ở trang 31 báo An Ninh Thế Giới ra ngày 17-4-2003" Trước ngày họp Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam" Thật là khó hiểu... .
Sau đó anh Mười bảo tôi thôi đừng kiện Tô Duy nữa: “Hai ông gộc, một Phó Thủ tướng, một Bộ trưởng đi kiện nhau làm gì"" Tôi nói tôi kiện thì anh và anh Võ Chí Công cũng phải ra toà làm chứng. Anh Mười bảo: “Thế cơ à"” Tôi cười và nói: “Luật của thế giới là vậy đấy. Còn ở ta các anh viết một lá thư, hoặc cho luật sư nói thay là đủ”. Anh Mười bảo tôi thôi đừng kiện nữa, sẽ bảo anh Nông Đức Mạnh giải quyết sớm. Còn việc nhập vàng hỏi chú Thuý, anh không nhớ. Tôi nghĩ việc nhập vàng anh “chửi” tôi hàng năm, anh lại không nhớ. Thật là kỳ lạ! Tôi chào anh ra về. Anh tiễn tôi ra đến cổng một cách thân mật.
Tôi về nhà, tôi tiếp tục suy nghĩ. Mở lá thư của anh Tô Duy viết ngày 15-5-2003 gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư và anh Đỗ Mười, trang 4 có đoạn viết: “Đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Trung ương đảng tố cáo bài báo đó chứa đựng nhiều điều bịa đặt, lừa bịp rất trắng trợn, để đề cao cá nhân Đoàn Duy Thành một cách hết sức lố bịch”.
(...)
Trong lúc đó, không biết theo chỉ thị của ai, họ đem camera, đặt ở tầng hai nhà kế bên nhà số 10 Đinh Tiên Hoàng để theo dõi nhà tôi. Sau này tôi biết một chi tiết rất nhỏ: “Đặt camera theo dõi nhà ông Thành xem có di chuyển tài sản gì đi đâu không. Nếu có, báo ngay cho biết chuyển tài sản gì đi, nhất là ban đêm, sẽ ập vào bắt và khám nhà”. Theo dõi nửa năm chẳng thấy động tĩnh gì nên họ rút. Phòng gác hai là của đồng chí Phan Văn, giám đốc Sở Văn hố được phân phối. Nhưng đồng chí Phan Văn về ở với con, phòng khố cửa. Còn do ai cho muợn để đặt máy quay thì đồng chí kể lại chuyện này không cho tôi biết.
Họ nghĩ rằng tôi công tác ở Hải Phòng 36 năm, làm Chủ tịch và Bí thư thành uỷ 7 năm, chắc vơ vét được nhiều tiền của lắm, nhiều tài sản quí hiếm lắm! Sau khi được nghe kể lại chuyện này, tôi rất buồn. Làm cho dân, cho nước, mình không vụ lợi một xu nhỏ, đối xử với mình lại như thế"
Mãi đến năm 1990, khi tôi nghỉ Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại và xin về hưu, một số công ty thuộc Bộ và địa phương đến thăm thấy Bộ trưởng tài sản chẳng có gì, đồng chí Mai Văn Dâu, giám đốc Tổng hợp I của Bộ mang xuống tặng một cái tivi cũ của Nhật Bản; công ty Xuất nhập khẩu thành phố Vũng Tàu và tỉnh Đồng Tháp cho cái tủ lạnh và bộ radio cassette, vợ chồng đồng chí giám đốc Công ty Huy Hoàng - Cẩm Nhung cho bộ cassette 4 tầng mới nhất của Nhật Bản và 5 triệu đồng. Nhà tôi từ chối mãi không được. Chú Huy Hoàng và cô Cẩm Nhung nằn nì mãi, và nói: :”Anh đã nghỉ rồi, đây là tình cảm, chị nhận cho”. Nhà tôi nhất định không nhận, Hai cô chú cứ để lại và ra về... Công ty Rau quả Hải Phòng cho nhà tôi một điều hoà cũ do Liên Xô sản xuất. Từ đó trong nhà chúng tôi mới có hàng “xịn” để dùng. Còn trước chỉ có một tivi Neptun của BaLan sản xuất, một đài Hồng Đăng của Trung Quốc. Nghỉ Bộ trưởng, thành ra đổi đời về sinh hoạt.
Khi đương chức, một số anh em biếu quà bình thường thì nhà tôi nhận, còn thì không nhận. Có người đi nước ngoài về cho mấy củ sâm Cao Ly, khách ra đến cổng rồi, nhà tôi còn đuổi theo trả lại.
Năm 1993, tôi sang thăm Thái Lan. Biết anh Nguyễn Văn Linh mới đi thăm Italia về cùng nghỉ ở lầu trên khách sạn Principale- Băng Cốc, tôi lên thăm anh. Anh kể chuyện đi thăm Italia cho tôi nghe. Rồi anh nhắc lại việc tôi xin từ chức, anh lại khóc, anh lại nói lại: “Tôi không cứu được anh”. Tôi bảo: “Tôi làm gì khiến anh phải cứu" Có ủng hộ tôi thì ủng hộ”. Tôi biết anh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Hải Phòng và với tôi. Anh lớn lên từ 6 tuổi đã ở với ông chú tại Hải Phòng. Qua nhiều năm công tác, tôi quen biết anh, lại cùng ở tù Côn Đảo, tuy anh là bậc đàn anh, lớp tù trước so với tôi nhưng mỗi khi anh em gặp nhau là chuyện trò rất sôi nổi...
(...)
Còn đối với anh Đỗ Mười, tôi phải phục anh là người “siêu” trong việc che giấu nội tâm của mình. Ngày 21-6-2003, trong thư tôi gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, anh Đỗ Mười, anh Võ Chí Công, ở trang 7 tôi còn đánh giá: “Chắc cả nước ta ai cũng biết đồng chí Đỗ Mười là người thẳng thắn trung thực”. Nhưng mãi đến ngày 2-8-2003, hơn 20 năm sau, sự thật trần truồng (La vérité toute nue), tôi mới khẳng định được người đứng sau vụ án “gián điệp quốc tế” này, chính là đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư của Đảng ta. Đồng chí Đỗ Mười đạo diễn và chỉ đạo rất tinh vi, lúc cứng lúc mềm đối với tôi, làm cho đối Tượng như rơi vào trận đồ bát quái, không xác định được phương hướng. Do đó, quá trình diễn ra vụ án nghi vấn chính trị lớn nhất đối với tôi, có rất nhiều đồng chí, kể cả hầu hết Uỷ viên BCT, Uy viên Ban Bí thư lúc đó đặt câu hỏi với tôi: “Cần phải xem xét còn có nguyên nhân sâu xa gì nưã mà hơn một chục cán bộ chủ chốt Hải Phòng, không ai có chứng cứ cụ thể, lại dám ký vào đơn tố cáo " Anh cần xem xét kỹ việc này”. Tôi chưa trả lời được câu hỏi ấy.
Nhưng từ sau ngày 2-8-2003, tôi đã có thể trả lời câu hỏi này, khi đồng chí Trần Đình Hoan, Uỷ viên BCT, Ban Bí thư, trưởng ban Tổ chức Trung ương, ngày 8-8-2003 đặt câu hỏi như nội dung trên. Xin thưa: “Tất cả là do đồng chí Đỗ Mười”. Tháng 1-2004, đồng chí Nguyễn Đức Tâm,. nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương lại đặt lại câu hỏi này với tôi, mà trước đây đồng chí đã hỏi tôi nhiều lần, tôi chưa trả lời được. Nay tôi đã trả lời chính thức đồng chí Nguyễn Đức Tâm: “Tất cả là do đồng chí Đỗ Mười”.
...
Theo nhận xét của một nhà văn Quận Cam, chỉ đọc các đọan trên đã đủ thấy bùi ngùi đau xót. Thực sự, làm người là khó. Nhan đề hồi ký là “Làm Người Là Khó.” Điều này bây giờ các cán bộ lãnh đạo mới biết" Đó là những gì thường dân biết từ nhiều thập niên rồi, từ khi Đảng CSVN lên nắm quyền và tước đoạt các quyền con người hết sạch... Riêng ông Đỗ Mười, đất nứơc có nợ gì ông kiếp trứơc mà kiếp này ông Mười đánh bật hết gốc rễ kinh tế Miền Nam như thế, để rồi khi qua thời đổi mới, dân cả nứơc làm việc hòai vẫn chưa lại sức"
(Bài trên đã rút ngắn cho vừa trang báo. Tòan văn ở www.ykien.net. )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.