Hôm nay,  

Du Nhập Lối Sống Mỹ Vào VN

06/12/201700:00:00(Xem: 6139)
Vi Anh

 
Để tránh không dùng văn to, chữ lớn, xin dùng từ ngữ ‘lối sống’ thay vì chữ ‘văn hoá’. Nếu ngôn ngữ là yếu tố văn hoá hàng đầu của một dân tộc, thì ăn ở, lễ hội là hàng quan trọng kế tiếp. Dưới cái nhìn đó, có thể nói Mỹ thời CSVN đã du nhập lối sống Mỹ vào VNCS rất nhiều, nhiều hơn gấp bội ở TC.

Bây giờ có youtube, facebook, trang mạng xã hội người VN trong ngoài nước có thể thấy ở nước nhà VN chưa có nhà chọc trời như Mỹ, nhưng có nhiều cao ốc hình hộp quẹt diêm, cửa kiếng mọc lên hầu như khắp hai thủ đô chánh trị Hà nội và thủ đô kinh tế Saigon rất nhiều, nhiều lần hơn thời Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh.

Còn tiếng Anh kiểu Mỹ, American English chỉ là sinh ngữ 1 ở các trường trung tiểu học công lập VN Cộng hoà. Nhưng  tiếng Mỹ bây giờ hầu như đã thành chuyển ngữ của các trường tư và một số đại học liên kết với Úc, Mỹ hay của Mỹ như đại học Fulbright do Mỹ mới giúp cho VN. Chính sách giáo dục VN thời CS mất tính dân tộc của thời VNCH.

Lãnh vực văn học của VNCS bị mỹ hoá dễ hơn, nhiều hơn thời VNCH và thời thuộc địa Pháp. Nhớ hồi nhỏ thời thuộc địa Pháp gần tàn, người viết bài này bị học chương trình Pháp từ lớp Tư (cours préparotoire) đến Bậc 2 tú tài Pháp, mãi khi sau 1954 VN Cộng hoà ra đời, lên đại học mới được học bài bằng tiếng Việt. Thời giáo dục Pháp ở Miền Nam, một số giáo sư Pháp, thầy Việt cũng phải giảng bài bằng tiếng Pháp vẫn dạy ‘nos ancêtres sont des Gaulois’ (tổ tiên chúng ta là người Gaulois) và la France est la mère des Lettres et des Arts’ (Pháp là mẹ của văn học, nghệ thuật). Đa số quí vị ‘godautre’ (gõ đầu trẻ - tiếng Việt bị pháp hoá ở thuộc địa Đông dương) chê lối sống Mỹ giàu mà không sang nên gọi lối sống của Mỹ là  ‘à l’ haméricaine’ thêm âm h trước chữ a, như người Mỹ ở New York thời TT Bush Con ghét Pháp cứ nói tới nói lui không chịu chống Iraq nên không ăn món khoai tây chiên khoái khẩu vì món french fries có chữ French.

Nhưng có thể nói chính con đường học chương trình Pháp mà ngừơi Việt gọi là Lang xa hay Tây đó là con đường chống Pháp. Dân có ăn học Pháp ở Bắc, Trung, Nam, và ở Pháp là những người thường đứng lên trong phong trào Việt Minh chống Pháp.

Trở lại việc phân tích lối sống Mỹ vào VN rất nhanh trong thời CS.

Nhanh không phải do CSVN đâu, mà phát khởi từ thời VN Cộng hoà đồng minh với Mỹ. Trong thời chiến VNCH chống CS Bắc Việt, từ du kích, đến cán bộ đảng viên CS cấp trung và cao như Võ văn Kiệt, Bí Thư Saigon Gia định, Nguyễn tấn Dũng y tá du kích ở Cà mau Rạch giá đều thừa nhận ‘đánh Mỹ cứ đánh, hàng hoá Mỹ tốt cứ xài’. Từ cái quần, cái võng Việt Cộng  khoái dùng  vải nylon dù trái sáng bắn rơi xuống, đến viên thuốc trị sốt rét ngã nước Chloroquine do kinh tài CS mua gởi vào bưng biền, đều made in USA.

 Còn CS Bắc Việt sau khi chiếm được Miền Nam, anh ‘cán bộ, bộ đội’ nào cũng ‘bon chen’ kiếm chiếc xe [đạp], cái đài [radio], cây quạt [máy], cái đồng hồ ‘không người lái’ [tự động] để đem về quê nhà Miền Bắc.


Bây giờ sau mấy chục năm ‘hoà bình lập lại’ và mấy thập niên ‘bình thường hoá’ ngoại giao với ‘kẻ thù’ Mỹ thì CSVN vẫn còn tin chắc hàng hoá Mỹ, ‘made in USA’ vẫn ‘xịn’, bền, đẹp, tốt hơn TC.

Kể cả đường sá, nhà cửa, chợ búa cũng xây cất theo kiểu Mỹ, ngang bằng, sổ thẳng, phong quang, rộng rãi, tiện nghi hơn của Pháp. Và ăn uống thì khoái kiểu đồ ăn thức uống nhanh như Burger King, KFC, và McDonald, cà phê Starbucks tiện lợi, an toàn cho lối sống kỹ nghệ, thời gian tính từ phút. Đối với lớp trẻ đã hơn 60% ở VN, giới lao động trí óc và chân tay, nhứt là sinh viên vừa học vừa làm coi món ăn nhanh của Mỹ là cứu tinh, đỡ mất thời gian, đủ bỗ dưỡng, bảo đảm an toàn thực phẩm, đi, đứng, ngồi đều ăn được.

Tại Saigon nay là TP/HCM, McDonald đã phát triển được 16 cơ sở, thì bắc tiến ra Hà nội 36 phố phường, mở  và khánh thành một McDonald đầu tiên ở Hà Nội. Tin BBC trích dẫn hãng tin Pháp AFP, cho biết “Thương hiệu khổng lồ toàn cầu McDonald sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, khai trương cửa hàng đầu tiên tại khu vực trung tâm phố cổ Hà Nội, nơi nổi tiếng về những món ăn truyền thống với giá cả phải chăng được giới sành ăn địa phương yêu thích.” Khách hàng xếp hàng nối đuôi nhau để mua hamburger Big Macs và gà McNuggets tại cửa hàng mở cửa lần đầu tiên ở thủ đô hôm 02/12/2017 có vị trí 'đắc địa' nhìn xuống hàng cây rợp bóng hồ Hoàn Kiếm. Cũng tương tự như lần mở cửa đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, cả hai tầng của cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội của thương hiệu này đều chật kín khách đến ăn lần đầu.’

Được biết trước khi mở nhà hàng ở Hà Nội, "McDo" [tiếng gọi tắt, gọn của đồng bào trong nước] nay đã có 16 nhà hàng ở Sài Gòn và cơ sở đầu tiên hoạt động từ năm 2014. Tại Việt Nam các nhà hàng ăn nhanh đang rất thịnh hành..

Thế mới biết về văn hoá hay lối sống trong đó có văn hoá ẩm thực thì lối sống nào cao hơn, tiện lợi hơn sẽ vượt trội lên theo nguyên tắc bình thông nhau, cao thì tràn lấp cái thấp. Như  Nhà Thanh từ Mãn Châu đánh thắng Trung hoa, cai trị Trung Hoa cả trăm năm, nhưng văn hoá Trung Hoa cao hơn, nên từ triều nghi, y phục, tổ chức xã hội, học thuật nhà Thanh bị Hán hoá, vua quan nhà Thanh ở Trung hoa chỉ còn giữ được cái đuôi sam thôi.

Cũng vậy,  ở VNCS, Mỹ giúp CSVN chuyển hệ tư duy đổi sang kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư Tây Âu, Bắc Mỹ vào. Đảng viên CS thành tư bản đỏ và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn.

Giới trẻ VN 30 tuổi trở lên bây giờ chiếm trên 60% dân số khoảng  số 93 triệu đang sống theo tác phong kỹ nghệ, thích thức ăn nhanh trong ngày đi làm, đi, đứng, ngồi đều ăn được. Cũng thích học tiếng Mỹ dễ kiếm việc làm lương cao. Sưu khảo của PEW năm 2014, RFA trích dẫn cho biết: “Khảo sát 1.000 người có độ tuổi trên 18 từ ngày 18/4 đến 8/5, kết quả từ Trung tâm Pew cho thấy tại Việt Nam chỉ có 16% người được hỏi là có thiện cảm với Trung Quốc nhưng tỉ lệ này với Hoa Kỳ lên đến 76%.’./. (VA)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.