Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận – 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

06/06/200500:00:00(Xem: 5340)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

*

Bài 2: Phỏng Vấn Bác Sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch CĐNVTD/UC 5 Nhiệm Kỳ

VÀI HÀNG TIỂU SỬ BÁC SĨ BÙI TRỌNG CƯỜNG
1964 Tốt nghiệp Cao Đẳng Công Chánh Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ
1972 Tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Saigon - Cử Nhân Luật Khoa Ban Tư Pháp
1974 Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Saigon - Đệ trình Luận Án Tiến Sĩ ngày 12-04-1975
30-04-1975 Vượt biên đến Phi Luật Tân rồi Guam
17-05-1975 Định cư tại Úc - tiểu bang Queensland
1976 Đỗ kỳ thi tương đương và phục vụ trong các Bịnh Viện Hoàng Gia tại Brisbane
1978 Bác Sĩ toàn khoa tại Mt Gravatt, Brisbane cho đến nay
1979-1981 Thành viên Ủy Ban Cố vấn Chính Phủ Liên Bang về Người Tỵ Nạn.
1980-1983 Thành viên Ủy Ban Định Cư Di Dân tại tiểu bang Queensland
Từ 1975 cho đến nay, phục vụ trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Queensland và Úc Châu.
Đã giữ nhiều chức vụ từ Ủy Viên Báo Chí, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ đến Chủ Tịch Tiểu Bang (3 nhiệm kỳ) và đã đảm nhiệm chức vụ
Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu từ 1982-1992 (5 nhiệm kỳ). Hiện là thành viên ban cố vấn Cộng Đồng Liên Bang.
Thành viên của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển Úc Châu, đã đi thăm đồng bào tỵ nạn tại Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia và Mã Lai.
Thành viên và hiện là Hội Trưởng Hội Y Tế tại Queensland.
Thành viên của Hội Y Sĩ Úc Á tại Queensland.
Thành viên của Thân Hữu Điện Lực Việt Nam tại Queensland và Ái Hữu Công Chánh Úc Châu.
Được trao tặng Huy Chương OAM (Order of Australia Medal) năm 1985.
Giải thưởng Paul Cullen của tổ chức AUSTCARE vì đã phục vụ cho người tỵ nạn năm 1992.
Đã đóng góp nhiều bài vở cho các báo, tuần san, nguyệt san như Tập San Y Sỉ, Người Việt, Văn Nghệ Tiền Phong, Thế kỷ 21, Times, News Weekly về những đề tài liên quan đến người tỵ nạn và vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam.

*

LTS: Tuần trước, qúy độc giả đã theo dõi bài phỏng vấn ông Lưu Tường Quang, trong đó ông đã tái tạo ngắn gọn bối cảnh chính trị, xã hội Úc cách đây 30 năm, cùng những diễn tiến quan trọng góp phần thành lập cơ cấu cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc Châu. Trong số báo tuần này, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Bác Sĩ Bùi Trọng Cường OAM, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Queensland cũng như cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc Châu; và là người tiếp nối ông Lưu Tường Quang, làm Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc trong 5 nhiệm kỳ, từ 1982 đến 1992.

CÂU MỘT

11 giờ trưa ngày 30-4-1975 lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và yêu cầu quân nhân các cấp buông súng, tôi đang ở trên tầu tiến ra hải phận quốc tế. Tôi là một trong những người Việt đầu tiên đặt chân đến đất Úc sau ngày 30-4-75. Chúng tôi đến dưới diện ‘đoàn tụ gia đình’ vì lúc đó chính phủ thân cộng Whitlam không nhận người tỵ nạn Việt Nam. Khi đến Úc tôi mới 29 tuổi, vừa ra khỏi trường Y khoa được 5 tháng thì mất nước. Suốt từ lúc còn bé cho đến ngày ra trường tôi đã may mắn được hưởng sự che chở của các người lính QLVNCH để đi học do đó tôi tự thấy có bổn phận phải đóng góp cho các đồng hương trong đó có những quân nhân và gia đình của họ. Tôi luôn luôn quan niệm rằng năm 75 chúng ta đã chỉ thua một trận lớn nhưng chúng ta chưa thua cuộc chiến này. Do đó để sửa soạn cho công cuộc đấu tranh giành lại Tự Do Dân Chủ cho quê hương, chúng ta cần phải xây dựng một cộng đồng hải ngoại vững mạnh. Tôi tự cảm thấy có bổn phận phải phụ với những bậc đàn anh lớn tuổi hơn để đạt mục đích đó.
Tôi định cư ở Queensland từ tháng 5-75, đến tháng 8, thì nhóm 300 người tỵ nạn đầu tiên đến Brisbane. Tôi bắt đầu làm việc cho cộng đồng từ ngày đó và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ từ ủy viên báo chí, phó chủ tịch ngoại vụ đến chủ tịch. Tôi đã giữ chức vụ chủ tịch tại tiểu bang Queensland trong ba nhiệm kỳ, mỗi lần hai năm.
Cộng đồng người Việt ở Úc lúc đầu, kể cả một số nhỏ Việt kiều, các công chức làm việc trong các cơ sở ngoại giao và gia đình, các sinh viên đang du học, nếu tôi không lầm, chỉ độ vài trăm người. Nhưng sau đó vì chính sách nhận người tỵ nạn nên con số đã lên khá nhanh chỉ trong vòng có gần 5 năm đã tăng lên đến trên 100,000 người. Dù chính phủ đã có dự định là đưa người tỵ nạn đến nhiều nơi khác nhau kể cả các tỉnh nhỏ như Cairns, Toowoomba, Townsville, Rockhampton ở Queensland hay Newcastle, Wollon- gong ở New South Wales, hoặc Ballarat, Geelong ở Victoria, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau đồng hương chúng ta cũng đã tự động kéo về sinh sống tại các đô thị lớn như Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide, Perth. Hai nơi khác nhỏ hơn nhưng vẫn còn đông người Việt là Canberra và Wollongong. Trái lại ở Darwin, Hobart, Cairns số người Việt còn ở lại những nơi này khá ít. Vì nhu cầu cần có ban đại diện cho đồng hương nên ở mỗi tiểu bang đều có thành lập một tổ chức đại diện mà tên gọi lúc đầu đã hoàn toàn khác hẳn nhau. Chẳng hạn như ở NSW tên của tổ chức là Hội Liên Hương, ở Melbourne, Canberra và Adelaide là Hội Ái Hữu Việt Kiều, ở Queensland là Hội Người Việt Tự Do…
Năm 1977, ông Lưu Tường Quang lúc đó là chủ tịch tại Caberra (ACT) đã kêu gọi các hội ngồi lại lập thành một tổ chức chung gọi là Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Úc, các hội tại các tiểu bang vẫn giữ tên cũ và có những hoạt động độc lập tại địa phương. Vị chủ tịch Liên Hội là ông Lưu Tường Quang, Phó Chủ Tịch là ông Lê Huy Thiện, Tổng Thư Ký là ông Nguyễn Văn Hưng. Cứ mỗi năm các hội lại họp lại để bầu ban chấp hành mới. Ông Lưu Tường Quang đã được tín nhiệm cả ba lần sau đó.
Đến đầu năm 1982 trong phiên Đại Hội của Liên Hội tại Adelaide, trong phần tu chỉnh nội quy, ban chấp hành Hội Người Việt Tự Do tại Queensland đã thành công trong việc xin Đại Hội chấp thuận việc đổi tên Liên Hội thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và các hội thành viên đều đổi tên là Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang NSW, Victoria, Queensland…. Tổng cộng chúng ta có 6 Cộng Đồng tiểu bang là NSW, Nam Úc, Queensland, Tây Úc, Tasmania, Victoria, 2 Cộng Đồng lãnh thổ là ACT và Bắc Úc. Riêng Cộng Đồng tại Wollongong tuy không phải là tiểu bang hay lãnh thổ nhưng vì là một đơn vị sáng lập của cơ chế liên bang từ năm 1977 nên vẫn được kể là thành viên chính thức của Cộng Đồng Liên Bang. Kể từ đó chúng ta có được một cơ chế Cộng Đồng thống nhất từ tiểu bang đến liên bang, một cơ chế mà theo tôi nghĩ không thấy được thành lập tại các châu hay các quốc gia có người Việt định cư khác.
Trong Đại Hội năm 1982 đó tôi đã được bầu vào chức vụ Chủ tịch, ban chấp hành gồm có Phó Chủ tịch nội vụ ông Nguyễn Hữu Chánh (NSW) ngoại vụ ông Lê Quang Vinh (Tây Úc), Tổng Thư Ký Ông Nguyễn Văn Hưng (Victoria), Thủ Quỹ Bà Tô Châu (NSW). Nhiệm kỳ của ban chấp hành cũng được thay đổi là hai năm thay vì một năm như trước. Sau đó trong bốn lần Đại hội kế tiếp tôi đều đã được tín nhiệm trong chức vụ chủ tịch, tổng cộng là năm nhiệm kỳ.

CÂU HAI

Cộng đồng chúng ta ngay cả vào năm 1982 cũng hãy còn non trẻ, do đó có những việc cần làm mà ưu tiên là:
Giúp đồng hương định cư thành công trên quê hương mới
Lưu giữ ngôn ngữ văn hóa Việt
Nêu cao chính nghĩa của người Việt tỵ nạn
Giúp các đồng hương còn trong các trại tỵ nạn
Trong chiều hướng đó, với sự giúp đỡ của các chính phủ tiểu bang và liên bang cũng như với sự phụ giúp của các hội đoàn, đoàn thể từ tôn giáo, chính trị đến ái hữu, tương trợ, cộng đồng chúng ta đã:
có được văn phòng cộng đồng, nhân viên xã hội, những lớp hướng nghiệp, hướng dẫn khai thuế, xử dụng máy vi tính, những buổi hội thảo y tế…
tổ chức thành công những lớp dạy Việt ngữ cho các em, những lớp dạy Anh văn cho người lớn, những buổi ‘Đố vui để học’, những buổi tuyên dương các học sinh xuất sắc của bậc trung học, những lễ ‘Chào mừng Tân khoa’, những Đại Hội Văn Hóa Giáo Dục, những Đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương, các Tết Nguyên Đán và Trung Thu.
Trong chiều hướng nêu cao chính nghĩa tỵ nạn và đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, ngoài những cuộc biểu dương vào những ngày Quốc Hận 30-4 hằng năm còn có những cuộc biểu tình mỗi khi có những tên cộng sản gộc như Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Văn Linh… đến Úc. Cộng đồng chúng ta còn tổ chức tiếp đón những gương đấu tranh tiêu biểu như cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện…. Ngoài ra còn nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lãnh vực khác nhau từ văn học, âm nhạc, nghệ thuật…. cùng các cựu tướng lãnh VNCH đã đến viếng thăm Úc châu.
Để giúp đỡ cho đồng bào tỵ nạn cộng đồng chúng ta cũng có những nhóm thanh niên nam nữ tình nguyện đến làm việc trong các trại tỵ nạn tại Hồng Kông, Phi Luật Tân… Đây là một điểm son đáng kể vì những người trẻ Việt Nam đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Úc… đã góp phần rất nhiều trong việc đón tiếp, giúp đỡ đồng hương trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời tỵ nạn. Có những người đến trại tỵ nạn khi còn rất trẻ, có người vừa tốt nghiệp đại học, chỉ định đến làm việc trong thời gian nghỉ hè nhưng đa số đã ở lại làm việc đến cả 2, 3, 4 năm hay lâu hơn, có người cho đến hôm nay, 2005, hãy còn làm việc cho các đồng hương chúng ta như trường hợp của Luật Sư trẻ Trịnh Hội. Song song và cùng phối hợp làm việc với tổ chức Boat People SOS của anh Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, ở Úc chúng ta có Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển đứng đầu là anh Nguyễn Mạnh Tiến, trong đó có anh Đoàn Việt Trung và tôi. Ngoài việc quyên góp tiền bạc, sách báo cho đồng hương, công việc nặng nề và khó khăn nhất vẫn là việc vận động cho chính phủ nhận cho định cư những người đã bị rớt thanh lọc hay đã bị loại vì lý do sức khỏe được đến Úc dưới hình thức di dân, đoàn tụ gia đình hay vì lý do nhân đạo.
2.a. Cái khó của chúng ta là đã phải làm việc trong một hoàn cảnh không có tiền trong quỹ sinh hoạt, không có người, tất cả cùng vừa làm vừa học nhưng chúng ta đã xây dựng được cộng đồng như ngày hôm nay vì lý do chúng ta có một mẫu số chung đó là ‘chính nghĩa tỵ nạn’. Mẫu số chung đó đã giữ cho chúng ta ngồi lại với nhau, cùng làm việc chung, bỏ qua được những dị biệt cá nhân và cũng nhờ đó mà có được sự hỗ trợ, hưởng ứng của đồng hương trên đủ mọi phương diện từ nhân sự đến tài chánh…
2.b. Nói về những thành công trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại thì nhiều lắm không thể nhớ và kể hết được tuy nhiên tôi xin tóm tắt thế này: cơ chế và tổ chức cộng đồng của chúng ta là một điểm son, sự đoàn kết và nhất trí được biểu hiện hàng năm vào ngày 30-4 và gần đây nhất là vụ VTV4 là một thành công không thể chối cãi được. Nói về đối ngoại thì những liên hệ mật thiết của cộng đồng mình với các cấp chính phủ từ địa phương đến tiểu bang và liên bang đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc định cư và ổn định đời sống trên quê hương mới.
Nói về những tồn đọng thì các vấn nạn của thanh thiếu niên là một điều mà trong thập niên 82-92 chúng ta làm chưa đủ. Trong khoảng thời gian đó vấn đề tỵ nạn đã là ưu tiên một nhất là khi phải đối phó với việc tàu hải quân Mã kéo tầu tỵ nạn ra khơi, thanh lọc bất công, cưỡng bách hồi hương… Việc thứ hai là chúng ta đã không giúp gì được cho việc phát triển của cộng đồng tại Bắc Úc và Tasmania.
2.c. Trước khi nói về những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất tôi xin phép được nhắc đến tên của một vài vị đã làm việc, đã hy sinh nhiều cho cộng đồng mà nay không còn nữa. Tôi muốn nhắc đến GS Nguyễn Hoàng Cương thuộc Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục tiểu bang NSW, Thiếu Tá Nguyễn Thiện Châu chủ tịch đầu tiên của Cộng Đồng tiểu bang Queensland, Bác sĩ Nguyễn Đức Hùng chủ tịch Cộng Đồng tiểu bang Victoria, Ông Nguyễn Anh Tuấn chủ tịch Cộng đồng tiểu bang NSW, Ông Lê Quang Bô chủ tịch Cộng Đồng tại Wollongong, nhà báo Chu Văn Hợp chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Chuông Saigon, tờ báo đầu tiên tại Úc Châu, nhà báo Trần Huy Quyền ‘người nói chuyện với đầu gối’, họa sĩ kiêm điêu khắc gia Lê Thành Nhơn một thiên tài Việt Nam, anh Văn Xuân An một người trẻ có tấm lòng vàng...
2.d. Thập niên 82-92 đã được nhắc đến như một thời vàng son của giới cựu quân nhân tại Úc Châu. Song song với cơ chế Cộng Đồng, chúng ta có Tổng Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu và tại các tiểu bang. Tôi muốn nhắc đến để cám ơn các anh đã hết lòng hỗ trợ cộng đồng trong mọi công tác. Có người đã ví các anh như là xương sống của cộng đồng, tôi thấy không sai chút nào. Những công tác của cộng đồng cũng được chia xẻ, phụ giúp bởi các hội đoàn, đoàn thể chính trị như Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, Lực Lượng Dân Quân Yểm Trợ Phục Quốc, Đoàn Thanh Niên Thiện Chí, Liên Minh Dân Chủ, Liên Minh Toàn Dân.
2.e. Thời gian làm việc cho Cộng Đồng cả tiểu bang lẫn liên bang chẳng những đã giúp cho tôi học hỏi rất nhiều mà còn cho tôi rất nhiều kỷ niệm vui buồn rất đáng nhớ mà tôi nghĩ cũng nên chia xẻ với đồng hương:
Những phiên họp của Ủy ban cố vấn cho chính phủ liên bang về người tỵ nạn Đông Dương. Trong Ủy ban này có sơ Niên ở Adelaide và tôi.
Cuộc biểu tình chống cộng đầu tiên tại Brisbane năm 1977
Cuộc họp báo phản đối tầu hải quân Mã Lai kéo tầu tỵ nạn ra biển làm chết oan một số người.
Những chuyến viếng thăm đồng bào tỵ nạn tại Hồng Kông, Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương sau khi quy chế thanh lọc được đem ra áp dụng.
Cuộc biểu tình tuyệt thực tại Canberra.
Những vận động ngoại giao để đòi trả tự do cho anh Võ Đại Tôn.
Phương cách cưỡng bách hồi hương các thuyền nhân rớt thanh lọc của chính phủ Mã Lai.
Việc sửa đổi chương nói về Việt Nam trong sách giáo khoa của nhà xuất bản Jacaranda.
Đại Hội Tổng Liên Hội Người Việt Tự Do Hải Ngoại tại Montréal năm 1991

CÂU BA

Không có ý kiến gì về câu hỏi này.

CÂU BỐN

Nếu có cơ hội như anh giả dụ, tôi nghĩ những tồn đọng đã kể ở trên cần được chú tâm hơn. Những chủ trương, những chính sách của Cộng Đồng Liên Bang trong suốt năm nhiệm kỳ mà tôi là chủ tịch đều là những quyết định của Đại Hội Cộng Đồng, chúng tôi trong ban chấp hành chỉ là những người thừa hành. Để thành công hơn, tôi không cảm thấy có điểm nào cần bỏ mà chỉ thấy những điểm cần làm thêm hoặc tích cực hơn thôi.

CÂU NĂM

Tôi chỉ có hai cháu, nhờ sự chăm sóc của mẹ các cháu, ông bà nội ngoại nhất là bà ngoại và những lớp dạy Việt ngữ của cộng đồng, các cháu đã có được một cái vốn kha khá về văn hóa cũng như nói, đọc và viết khá rành rẽ tiếng Việt. Tuy các cháu không khắn khít với tôi lắm nhưng tôi tin là giờ này các cháu cũng đã lớn và hiểu tại sao tôi phải làm việc cộng đồng.

CÂU SÁU

Việt Nam sẽ và phải có thay đổi về thể chế chính trị thuận lợi cho việc xây dựng dân chủ thật sự cho toàn dân trong một tương lai không xa. Khi việc đó đã xảy ra, thì 10 năm, 25 năm hay 50 năm nữa cũng không khác nhau bao nhiêu. Lúc nào ta cũng sẽ có cộng đồng người Việt hải ngoại và bổn phận của chúng ta cũng như những thế hệ mai sau là xây dựng cho cộng đồng thật lớn mạnh để tiếp tay với đồng bào trong nước đem Việt Nam ra khỏi sự nghèo đói, lạc hậu hôm nay. Sự lớn mạnh của cộng đồng tại Úc cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giao thương của các chính phủ tiểu bang và liên bang đối với Việt Nam. Chúng ta cần có tiếng nói trong chính quyền các cấp và tôi tin là thế hệ thứ hai của cộng đồng chúng ta sẽ làm được việc đó.

CÂU BẢY

Nhân cơ hội này tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị em thuộc ban chấp hành cộng đồng các tiểu bang và lãnh thổ đã sát cánh cùng làm việc với tôi trong nhiều năm qua. Sự hy sinh, đóng góp thời giờ, công sức của quý vị chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng chúng ta hôm nay. Tôi muốn được đặc biệt nhắc đến công sức của hai anh Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Văn Sanh hai vị Tổng Thư Ký của Cộng Đồng Liên Bang chúng ta trong thời kỳ sơ khai mới thành lập. Sau cùng tôi phải cảm ơn sự hỗ trợ của mọi giới đồng hương, các anh, các chị, các em, các cháu đã cùng với tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn, căng thẳng cũng như đã chia xẻ với tôi những giây phút sung sướng thành công của những công tác cộng đồng. Hôm nay trước sự lớn mạnh, thành công của cộng đồng, trước những thành quả của thế hệ thứ hai chúng ta có thể hãnh diện và tin tưởng rằng một ngày không xa trong thời kỳ hậu cộng sản chúng ta có thể trở về để góp phần xây dựng quê hương.
Thành thật cảm ơn báo Saigon Times và xin kính chào quý đồng hương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.