Hôm nay,  

Nhân Viên Đường Sắt Nghỉ Ào Ạt

20/11/201700:00:00(Xem: 3001)
HANOI -- Lương thấp, nhân viên đường sắt ồ ạt bỏ việc...

Bản tin VietnamNet hôm 13/11/2017 ghi nhận rằng công việc nặng nhọc, mức lương quá thấp khiến hơn 500 nhân viên đường sắt bỏ việc. Ngành đường sắt vừa phải đề nghị Bộ GTVT tăng lương cho cán bộ công nhân viên.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, nhiều năm vừa qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia rất hạn chế nên chỉ giải quyết được vấn đề an toàn chạy tàu.

Chi phí nhân công trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt cũng phải chiết giảm, không đáp ứng đủ yêu cầu, chế độ tiền lương, đơn giá ngày công theo quy định được hưởng đối với người lao động.

Người lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với khối lượng lớn, cường độ cao nhưng thu nhập thấp, chưa được trả đúng, trả đủ chế độ quy định và chưa tương xứng công sức lao động bỏ ra đã tạo nên một “làn sóng” nghỉ việc.

Trong khi đó, báo PetroTimes ghi nhận: Hơn 500 công nhân viên đường sắt nghỉ việc do lương thấp.

Công việc nặng nhọc, đòi hỏi trách nhiệm cao và có yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng nhưng mức lương lại quá thấp, hơn 500 công nhân viên đường sắt đã nghỉ việc thời gian qua. Trước thực trạng này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh tiền lương của công nhân khối quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2018.

Theo báo cáo của VNR, những năm vừa qua, nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt rất hạn chế nên chỉ giải quyết được vấn đề an toàn chạy tàu, đáp ứng một phần yêu cầu của vận tải đường sắt. Do nguồn vốn có hạn nên chi phí nhân công trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt cũng phải tiết giảm theo. Trong khi đó, khối lượng công việc duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn chạy tàu không giảm, thậm chí tính chất phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm gia tăng do chất lượng hạ tầng đường sắt xuống cấp và mật độ phương tiện giao thông đường bộ, đường ngang giao cắt đường sắt gia tăng.

Bên cạnh đó, người lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng thu nhập thấp, chưa tương xứng. Đây chính là nguyên nhân tạo nên một làn sóng nghỉ việc, đặc biệt là bộ phận tuần đường, gác chắn đường ngang tại các thành phố lớn, đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông đường sắt.

Theo VNR, mức lương bình quân của công nhân gác đường ngang nếu tính theo chế độ quy định là 7,4 triệu đồng/người/tháng, nhưng thực lĩnh là 5,2 triệu đồng; công nhân tuần đường thực lĩnh là 6 triệu đồng, công nhân duy tu đường sắt thực lĩnh 6,7 triệu đồng, trong khi 2 đối tượng này được hưởng lương theo chế độ quy định lên tới 8,3 triệu đồng/người/tháng. Mức lương chưa tương xứng, nên 9 tháng đầu năm 2017, số lao động xin thôi việc trong khối quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là 508 người.

Cũng theo VNR, việc tuyển dụng lao động mới rất khó khăn, vì công việc thủ công, nặng nhọc, đòi hỏi trách nhiệm cao và có yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng người lao động, nhưng thu nhập thấp hơn so với các ngành nghề khác tại địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.