Hôm nay,  

Sóng Thần Âu Châu: Dân Pháp Lắc Đầu

30/05/200500:00:00(Xem: 5035)
Âu châu vừa bị sóng thần, nổi lên từ Pháp: tỷ lệ chống Hiến pháp Âu châu lên tới độ long trời lở đất.
Đến trưa Chủ Nhật, giờ miền Tây Hoa Kỳ, thì mọi sự đã ngã ngũ.
Với tỷ lệ tham gia là hơn 70% - thuộc loại đông đảo nhất của nền Đệ ngũ Cộng hòa - 42 triệu dân Pháp đã trả lời cuộc trưng cầu dân ý về việc nên hay không chấp nhận bản Hiến pháp Âu châu. Bộ Nội vụ Pháp cho biết là căn cứ trên 83% số phiếu được kiểm thì hơn 57% đã lắc đầu, một tỷ lệ chống đối được truyền thông gọi là vũ bão, động đất. Tỷ lệ chống này càng khiến dân Hòa Lan cũng sẽ lắc đầu mạnh vào Thứ Tư mùng một này, trong cuộc trưng dầu dân ý của họ.
Nhưng, chẳng cần đợi kết quả ấy hay dân ý tại Anh vào năm tới, mọi người đều thấy rằng Âu châu và Pháp vừa bị một cơn sóng thần.
Tại Pháp, Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin chuẩn bị ra về sớm để lãnh nợ cho thượng cấp là Tổng thống Jacques Chirac. Một người có tham vọng lên thay là đương kim Bộ trưởng Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Dominique de Villepin, thành danh ở tài làm thơ và chống Mỹ. Một khuôn mặt nữ đáng kính và chung thủy là Bộ trưởng Quốc phòng Michèle Alliot-Marie, như một Jeanne d'Arc hiện đại, bà có thể lao mình vào cứu giá để cứu nước. Nếu có bản lãnh, Chirac có thể bổ nhiệm một thuộc cấp ông không ưa mà lại được lòng đảng viên lẫn dân chúng hơn cả ông lẫn Thủ tướng Raffarin, là Nicolas Sarkozy, nguyên Bộ trưởng và đương kim lãnh tụ đảng UMP của ông. Sau đó, Chirac có thể từ biệt giấc mơ hy sinh thêm một nhiệm kỳ ba, vào năm 2007 này, nếu như ông giống được một phần nhỏ của lãnh tụ và thần tượng năm xưa là Charles de Gaulle.
Bên phía đối lập, đảng Xã hội cũng gặp khủng hoảng vì bị tách đôi, Thủ tướng cũ Lionel Jospin và lãnh tụ đảng hiện nay là Francois Hollande đều vận động dân Pháp ủng hộ Hiến pháp nhưng một Thủ tướng cũ là Laurient Fabius, người vận động dân Pháp ủng hộ việc thống nhất Âu châu năm xưa với Thỏa ước Maastritch nay lại xoay ra chống. Cùng với Henri Emmanuelli, Fabius sẽ phải giật lấy thành quả của sự xoay trở - báo chí Pháp có nơi gọi là "nổi loạn" này. Nhưng sau đó, đảng Xã hội sẽ đi về đâu"
Và nước Pháp sẽ đi về đâu sau khi vận động hợp tác rồi hội nhập rồi thống nhất Âu châu kể từ năm 1951 đến nay"
Đây là một cuộc nổi loạn của dân chúng chống lại rất nhiều điều về chính trị, xã hội và kinh tế Pháp, có khi chẳng liên hệ gì tới vấn đề Âu châu nhưng chắc chắn là liên hệ tới khả năng thẩm định và lãnh đạo của các phần tử ưu tú Pháp. Cuộc khủng hoảng vì vậy không giới hạn vào quan hệ của dân Pháp đối với Âu châu mà về bản sắc, sự an toàn và tương lai của họ.

Cuộc khủng hoảng ấy không chỉ khoanh tròn trong nước Pháp.
Nếu cả Hòa Lan và Pháp - hai sáng lập viên của Cộng đồng Âu châu - lại từ chối bản Hiến pháp, do một cựu Tổng thống Pháp là trưởng ban soạn thảo, 23 nước còn lại sẽ hàn gắn mảnh vụn ra sao để gìn giữ Âu châu và đợi chờ một ngày dân Pháp đổi ý" Với tỷ lệ chống đối quá lớn này, kế hoạch B, gọt dũa lại bản Hiến pháp 448 điều, dày như một cuốn niên giám điện thoại, sẽ khó tiến hành xuông xẻ. Giải pháp chắp vá cho xong như đã từng áp dụng để làm vui lòng dân Đan Mạch và Ái Nhĩ Lan năm xưa sẽ không thành.
Nếu không nhất trí nổi với bản hiến pháp mới, Liên hiệp Âu châu sẽ phải trở lại khung pháp lý cũ - vốn đã được xem là không thỏa đáng nên mới phải soạn Hiến pháp mới và mâu thuẫn nội bộ về quyền lợi của từng nước và thẩm quyền của Âu châu sẽ càng gia tăng.
Kết luận"
Trước mắt thì đồng Euro sẽ tuột dốc - thị trường đã trù tính vậy mà không ngờ là Liên Âu bị khủng hoảng nặng như thế; đồng Lira của Turkey cũng sụt giá vì sự chống đối dữ dội của Pháp khiến Turkey - dân Thổ, đạo Hồi - càng ít hy vọng gia nhập Âu châu. Tiền Anh, tiền Mỹ, tiền Thụy Sỹ, tiền Nhật sẽ lên giá, kinh tế Âu châu suy trầm, lãi suất sẽ tăng, đầu tư vào Âu châu thêm rủi ro và việc mở rộng Âu châu cho nước khác sẽ càng khó hơn.
Về lâu dài, lãnh đạo Âu châu phải tự xét lại mình.
Liên Âu được xây dựng trên một nền móng thực dụng là hòa bình và áo cơm mà thiếu một yếu tố tinh thần, thí dụ như quốc gia dân tộc. Hai lợi ích thực dụng ấy nay chỉ là tương đối trong khi một cơ chế thư lại, siêu quốc gia, lại xóa mờ chủ quyền quốc gia, hoặc gây cảm giác là bản sắc dân tộc đang bị đe dọa. Âu châu chưa nhất trí về thể chế chính trị và đường lối kinh tế chung đã vội thống nhất đồng bạc. Vì vậy Liên Âu mới gặp một cuộc khủng hoảng về bản sắc hoặc mục tiêu, và sẽ phải mất thời gian thử nghiệm một giải pháp khác.
Để cứu vãn, người ta có thể nghĩ đến việc tu chỉnh lại Hiến pháp nhưng cấp thời thì nhiều mâu thuẫn chính trị sẽ bùng nổ khiến nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Ý sẽ có lãnh đạo mới. Như một nhân vật đáng ghét - Henry Kissinger - đã hỏi: "Khi hữu sự mà cần nói chuyện với Âu châu thì điện thoại cho ai"" Nói chung, Liên Âu sẽ hết là thế lực trên trường quốc tế, việc gia nhập hệ thống tiền tệ thống nhất của các xứ khác sẽ có trở ngại, và gia nhập Liên Âu hết là giấc mơ của nhiều nước.
Một chuyển biến không vui cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.