Hôm nay,  

Có Trường 200 Cán Bộ Ngồi Chơi

13/11/201700:00:00(Xem: 2985)
SAIGON -- Nhiều trường tại VN sẽ sụp tiệm nếu không được bao cấp...

Báo Tin Tức ghi rằng “Tự chủ tài chính sẽ làm 'bộ lọc' loại bỏ những trường yếu kém”...

Từ trước đến nay, nhờ vào cơ chế bao cấp tài chính, nhiều trường nghề không tuyển đủ chỉ tiêu vẫn tồn tại nhờ vào nguồn tài chính từ ngân sách. Vì thế, việc áp dụng tự chủ tài chính sẽ loại bỏ những trường đào tạo yếu kém.

Bản tin ghi rằng đến nay, TP SG có 392 cơ sở, bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp có tham gia đào tạo nghề.

Bi thảm là, nhiều trường dạy nghề tìm sinh viên rất khó khăn.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền: “Trường đại học mọc lên ngày càng nhiều đến mức hút hết người học, làm cho người đi học trung cấp nghề, cao đẳng giảm đáng kể. Hiện nay, nhiều trường cao đẳng nghề bán cho các trường đại học vì không tuyển sinh được.”

Trong khi đó, ngành nghệ thuật lại được ưa chuộng: Bà Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP SG, cho rằng một số ngành “hot” của trường như đào tạo làm ca sĩ, diễn viên... muốn tuyển sinh thêm cũng không có chỗ học; hay khi muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành thì cơ sở vật chất không đáp ứng nên không tuyển được. Bên cạnh đó, khi tiến tới tự chủ tài chính, vấn đề học phí của sinh viên cũng rất nan giải, không phải sinh viên nào cũng đáp ứng được mức học phí khi các trường hướng tới tự chủ tài chính.

“Để hướng tới các trường tự chủ tài chính hoàn toàn, trước mắt cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường để trường có thể tăng nguồn tuyển sinh và có thêm nguồn tài chính để hoạt động, vì đặc thù của trường đào tạo ra những ngành phục vụ cho nhu cầu văn hoá nghệ thuật của thành phố nên cần có một cơ chế đào tạo theo nhiệm vụ chính trị”, bà Nga đề xuất.


Báo Người Lao Động có bản tin nói thẳng: Trường 200 người ngồi không, sao tự chủ được!

Bản tin NLĐ viết: "Tôi biết có những trường tuyển sinh không được, nhưng bộ máy vẫn ngồi đó 200 người thì làm sao mà tự chủ được. Tôi cũng biết có những trường được như ngày hôm nay, phải trải qua quá trình lột xác rất đau đớn, nhất là việc tinh giản nhân sự".

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP SG cho biết như trên tại buổi Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp hướng tới tự chủ tài chính của các trường CĐ, Trung cấp công lập trên địa bàn TP HCM" được tổ chức sáng 10-11.

Bản tin cũng ghi lời Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, thành viên Nhóm tư vấn đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP SG nhận định, phần lớn các trường nghề hiện nay ngại khi lựa chọn mô hình tự chủ tài chính. Nếu cơ chế tự chủ tài chính áp đặt chung cho tất cả các trường nghề công lập đồng nghĩa với việc tạo ra một bộ lọc loại bỏ những trường không phù hợp, yếu kém. Khi đó sẽ tạo ra động lực để các trường nghề đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, nâng chất đội ngũ…để cạnh tranh trong việc thu hút học viên. Khi đó sẽ không còn tình trạng cào bằng trong phân bổ ngân sách, tránh lãng phí trong đầu tư. Lâu nay vẫn có trường xây cơ sở, mua thiết bị lớn nhưng không tuyển sinh được.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, chậm nhất đến ngày 31-12, các trường phải trình đề án tự chủ tài chính về các cơ quan chủ quản, về sở. "Bây giờ bản thân các trường phải cứng rắn, tự quyết: Nếu cho tôi cái này thì tôi tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không thì thôi. Chính các trường phải thoát khỏi sự trì trệ, cồng kềnh của bộ máy. Nếu không thể tự chủ thì phải chấp nhận chuyện sáp nhập, ở chung hay ở riêng là do các trường có tự vận động, chịu thay đổi hay không?", ông Lâm nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.