Hôm nay,  

APEC: Trump Ca Ngợi Gương Hai Bà Trưng; APEC: Trump Lờ Nhân Quyền, Biển Đông VN, Chỉ Đòi Thương Mại Sòng Phẳng Với Các Nước

11/11/201700:00:00(Xem: 3144)
ĐÀ NẴNG  -    Trong lúc Vietnam sắp đón tiếp hội nghị thượng đỉnh APEC, đảng CS toàn trị ra sức bảo đảm không điều gì gây gián đoạn sự kiện lớn này – ngoài nhu cầu khắc phục hậu quả của bão lụt tại Đà Nẵng, các lãnh tụ đảng cũng quyết tâm không kém trong việc cản trở các nhà hoạt động làm hỏng biến cố có ý nghĩa phô truơng.

Phát ngôn viên của đảng Viet Tân nói “Nhà chức trách Vietnam sợ các nhà tranh đấu liên lạc với các phái đoàn quốc tế để trình bày tình hình nhân quyền trong nuớc, vẽ 1 bức tranh tiêu cực về đảng cầm quyền. Hàng chục nhà hoạt động và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam trong vài tháng gần đây – hơn 100 người bị đưa vào nhà đá vì các lý do chính trị.

Gần ngày TT Trump tới, blogger Phan Kim Khanh 24 tuổi bị kết án 6 năm tù về tội mà Hà Nội thường dùng, là “tuyên truyền chống phá nhà nuớc”.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền ước luợng số tù nhân luơng tâm bị tù tại Vietnam là trên 100.

Giám đốc Brad Adams, phụ trách châu Á tại Human Rights Watch nói “Lãnh tụ dân chủ nào đi dự hội nghị APEC mà không nêu lên chính nghĩa của tù chính trị Vietnam phải biết hổ thẹn nếu bỏ lỡ cơ hội này tại diễn đàn quốc tế”.

Nguồn tin thông thạo cho biết TT Trump sẽ không công khai đả kich tình hình nhân quyền tại Voetnam – ông có thể nói thoáng qua vấn đề này khi hội đàm với các nhân vật cao cấp trong chuyến công du chính thức Hà Nội.

TT Obama tiếp 1 số nhà hoạt động Vietnam tại toà ĐS khi công du Vietnam hồi Tháng 5-2016.

Trước đây mấy tháng, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh blogger Mẹ Nấm Nguyễn ngọc Như Quỳnh bằng giải thưởng International Women of Courage, dường như là theo khuyến cáo trong hồ sơ của triều Obama nhậy cảm hơn về quyền con người.

Chính quyền độc đảng toàn trị tại Vietnam có 1 lịch sử dài về hù dọa và “bịt miệng” các chỉ trích trước khi quốc khách đến.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt trên đường tìm gặp các viên chức lập pháp Liên Âu, năm 2015. Nhóm chóp bu đảng CSVN không quên hội nghị APEC 2006 – khi ấy, trên 100 trí thức và nhà tranh đấu phát tuyên cáo  “hiến chuơng về tự do và dân chủ tại Vietnam” ngày 4-8-2006, là đòi hỏi mạnh nhất về thể chế đa đảng. Nhóm này sau đuợc biết với tên 8406, là ký hiệu của thời điểm kể trên – 1 số người trong nhóm bị bắt giữ nhanh chóng với tội “lan tràn tuyên truyền chống nhà nước”. 1 số nhà tranh đấu tin rằng hệ thống độc đảng của Hà Nội, đặt căn bản trên hệ tư tuởng lỗi thời, sẽ sụp đổ – bằng chứng chưa thấy, nhưng đã có dấu hiệu của thay đổi từ từ, theo ATIMES.

Giới phân tích ghi nhận Vietnam là 1 xã hội trẻ với 40% dân số thuộc hạng tuổi dưới 24.

Theo phát ngôn viên của Việt Tân, ảnh hưởng lớn nhất với phong trào dân chủ là sự nổi lên của mạng truyền thông xã hội.

Tính vào cuối năm 2016, Vietnam có 53.7 triệu người dùng internet trong tổng dân số 92 triệu. Nhà cầm quyền Hà Nội hiểu và tìm cách vô hiệu hoá mối đe dọa từ mạng xã hội…

Bản tin của Báo New York Times hôm 10 tháng 11 cho biết rằng trong phát biểu của TT Trump tại Hội Nghị APEC ở Đà Nẵng hôm 10 tháng 11 đã có đề cập đến sự cần thiết về tự do hàng hải -- ý muốn nói đến Biển Đông. Nhưng ông Trump chỉ nhắc đến rất ngắn.

Bản tin Đài BBC hôm Thứ Sáu cho biết rằng, “Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt tay nhau khi xếp hàng chụp hình chung trước buổi tiệc chiêu đãi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cao cấp APEC hôm thứ Sáu 10/11.

“Ông Trump và ông Putin tươi cười và đứng cạnh nhau khi các lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh chung. Sau đó họ đến ngồi ở hai bàn tiệc khác nhau.”

Bản tin Itar Tass thì cho biết rằng,    TT Putin và TT Trump sẽ gặp gỡ bên lề hội nghị APEC, 2 bên đã thỏa thuận ngày giờ và địa điểm, theo tường thuật của thông tấn Itar Tass. Trong lúc tiếp xúc báo chí, ngoại trưởng Tillerson từ chối xác nhận tin trên. Trên phản lực cơ Air Force One, TT Trump nói với nhà báo từ trước : trông đợi gặp TT Purin và hy vọng Moscow đứng cùng phe chống lại tham vọng nguyên tử của Pyongyang.

Bản tin Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) hôm 10 tháng 11 thì cho biết rằng, “Trong khi nước Mỹ của Donald Trump co cụm trong chủ thuyết «kinh tế quốc gia chủ nghĩa» thì Trung Quốc của Tập Cận Bình tiến lên một bước, với hàng loạt đề án hợp tác trong vùng. Theo nhà phân tích Ian Bremmer của nhóm chuyên gia Eurasia Group, Hoa Kỳ càng ngày càng bị xem như là một đồng minh «thiếu nhất quán». Cho dù hầu hết các quốc gia châu Á không ưa gì mô hình Trung Quốc nhưng họ đành phải tìm cách thích nghi với tình huống mới. Thêm vào đó, sau Đại Hội Đảng Cộng Sản vừa qua, uy quyền của Tập Cận Bình được củng cố thêm. Lãnh đạo Trung Quốc tạo được hình ảnh một «hoàng đế đỏ» thống lĩnh một đại cường đang lên và đủ sức làm rung chuyển nước Mỹ. Đối đầu với «nước Mỹ trước đã», chủ tịch Tập Bình tuyên bố «tự do thương mại là xu thế lịch sử không thể đảo ngược» và Bắc Kinh thông báo «nới rộng thị trường đón tiếp doanh nghiệp thế giới».


Về bài phát biểu của TT Trump tại APEC trang mạng VNExpress đã phổ biến bản dịch toàn văn.

Trong đó xin trích lại một số đoạn của bài phát biểu của ông Trump như sau:

“Hôm nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng nhau, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của chúng ta.

“Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự đầu tư trực tiếp.

“Thật không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế quan, thương mại, cho phép hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.

“Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.

“....

“Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.

“...

“Hơn nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên tắc này  tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng chí hướng.

“...

“Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.”

Đặc biệt ông Trump đề cao gương hy sinh đấu tranh cho tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam 2000 ngàn năm trước của Hai Bà Trưng.

Ông nói, “Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.”

Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng trong lúc TT Trump và phái đoàn công du châu Á cùng 1 số đồng minh nói về viễn ảnh “hợp tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, lãnh tụ Trung Cộng cả quyết tương lai thế giới thuôc về châu Á.

Trung Cộng là nước đông dân nhất và là nền kinh tế lớn hạng nhì thế giới.

Chuyên gia Diao Daming của Renmin University (Beijing) phát biểu tại 1 buổi hội thảo hôm Thứ Sáu “Sự chọn lựa thuật ngữ của ông Trump và khả năng thực hành là 2 chuyện hoàn toàn khác” – theo lời ông này, châu Á đang dẫn đầu về phát triển và ông Trump hô hào “America First” là không thể phớt lờ sự hiện hữu ấy.

Washington khuyến khích New Dehli hợp tác với Tokyo – gần đây, Tokyo hậu thuẫn Dehli trong tranh chấp biên giới với Beijing.

Tại Bộ ngoại giao Trung Cộng, phát ngôn viên Hua Chunying công nhận khái niệm đó đã đuợc nói tới nhiều lần, và tỏ ý hy vọng châu Á Thái Bình Duơng là vùng ổn định, thịnh vuợng và trật tự, cũng là nơi có thể giải quyết các bất đồng bằng sự khôn ngoan.

Trong tháng qua, ngoại trưởng Tillerson đã nói tới nhu cầu hậu thuẫn vùng thịnh vuợng chung nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương. Nhưng, không phải tất cả đồng minh đuợc thuyết phục – khi Bạch Ốc phát tuyên cáo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn hôm Thứ Tư về viễn ảnh Indo-Pacific, thông cáo báo chí của Phủ TT Nam Hàn có ý thận trọng với câu “Chúng tôi cảm thấy thảo luận thêm là cần thiết để thấy thuật ngữ ấy có là thích hợp với nỗ lực hướng tới các mục tiêu chiến luợc chung”.

Ấn Độ nổi lên như là cường quốc kinh tế Nam Á bằng cải tổ kinh tế thị trường, cùng lúc tăng cường sức mạnh quân sự là yếu tố chính trong vai trò ngày càng quan trọng của vùng Ấn Độ Dương.

Trung Cộng không thể đánh giá thấp chính sách Indo-Pacific của TT Trump, vì là ngược lại sáng kiến “Một Đai Một Đường” của Beijing, theo  nhận định của chuyên gia Jia Wenshan, thành viên Center for China and Globalization (Beijing). Ông này nhắc nhở “Tốc độ phát triển của Ấn Độ và sự e ngại Trung Cộng của Australia là các thực tế chiến luợc”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.