Hôm nay,  

Từ Tôn Giáo Tới Quốc Giáo

05/11/201700:00:00(Xem: 4338)
Nguyên Giác

 
Đây là một sự thực ở cõi này: Có nhiều quốc gia ưa thích đặc biệt một tôn giáo nào đó, chính thức hay không chính thức. Trong đó, Hồi Giáo là tôn giáo được nhiều quốc gia nhất lựa chọn làm quốc giáo, và nhiều nước khác chọn Thiên Chúa Giáo. Đó là nhận định từ những con số trong bản khảo sát PEW phổ biến ngày 3 tháng 10/2017.

Có hơn 80 quốc gia ưa thích một tôn giáo cụ thể nào đó, hoặc một cách chính thức được chính phủ nơi đó chọn làm quốc giáo, hoặc ưu đãi hơn các tôn giáo khác, theo bản khảo sát mới của Pew Research Center khi phân tích dữ liệu từ 199 quốc gia và lãnh thổ khắp thế giới.

Hồi Giáo là tôn giáo được nhiều chính phủ chọn nhất, với 27 nước (hầu hết trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi) chính thức chọn Hồi Giáo làm quốc giáo. Trong khi đó, có 13 quốc gia (trong đó có 9 nước Châu Âu) chọn Thiên Chúa Giáo hay một hệ phái cụ thể trong niềm tin đó để làm quốc giáo.

Có 40 chính phủ khác trên toàn cầu, một cách không chính thức, ưu đãi một tông giáo cụ thể, và trong hầu hết trường hợp là ưu đãi một hệ phái Thiên Chúa Giáo. Các giáo hội Thiên Chúa Giáo được đối xử ưu đãi tại nhiều quốc gia nhất (tới 28 quốc gia) hơn bất kỳ tôn giáo nào khác.

Trong một vài trường hợp, quốc giáo đóng vai nhiều hơn nghi lễ hình thức. Biệt đãi đó thường là ưu đãi thuế, quyền sở hữu đất hay tài sản địa ốc, hay được hỗ trợ tài chánh từ chính phủ. Tại nhiều quốc gia có quốc giáo, một số tôn giáo thiểu số thường bị hạn chế.

Tại 10 quốc gia, chính phủ hoặc là giám sát chặt chẽ tất cả các cơ chế tôn giáo, hoặc là một cách tổng quát có thái độ khắt khe với tôn giáo. Các nước này bao gồm bốn quốc gia cộng sản hiện nay và nhiều quốc gia cựu Xô viết, nơi các hoạt động tôn giáo và chính trị bị giám sát chặt chẽ.

Hầu hết các chính phủ khắp thế giới giữ vị trí trung dung đối với tôn giáo. Hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trong cuộc nghiên cứu của Pew không biệt đãi tôn giáo nào vào năm 2015. Trong đó có Hoa Kỳ, nơi trao một số đặc  quyền cho các tổ chức tôn giáo được công nhận quyền hoạt động -- thí dụ, miễn thuế cho hội đoàn bất vụ lợi.

Tính vào năm 2015, có 22% quốc gia trên thế giới chọn duy một tôn giáo làm quốc giáo, có ghi rõ trong Hiến pháp hay trong Luật căn bản của quốc gia đó.

Trong khi đó, có 20% quốc gia trên thế giới có một tôn giáo được biệt đãi – tuy không chính thức là quốc giáo, nhưng có thể ghi rõ trong Hiến pháp hay Luật pháp như là (một hay vài) tôn giáo truyền thống, lịch sử hay văn hóa của quốc gia đó, và có thể được chính phủ trợ giúp riêng.

Một điển hình biệt đãi là Phật Giáo tại Lào quốc, nơi Hiến Pháp không ghi công khai Phật Giáo là quốc giáo, nhưng có ghi rõ: “Chính phủ tôn trọng và bảo vệ tất cả các hoạt động hợp pháp của Phật tử và tín đồ các tôn giáo khác, [và] vận dụng và khích lệ các tỳ kheo và sa di Phật giáo cũng như tu sĩ các tôn giáo khác tham dự vào các hoạt động có lợi cho đất nước và dân tộc.”

Về thực tế, chính phủ Lào quốc bảo trợ các cơ sở Phật Giáo, đề cao Phật Giáo như yếu tố căn cước của Lào quốc, và dùng nghi lễ Phật Giáo trong các hoạt động nhà nước. Phật Giáo cũng được miễn trừ một số hạn chế chính phủ Lào áp dụng với các tôn giáo khác. Chính phủ Lào cho in ấn, nhập cảng và phân phối kinh sách Phật Giáo trong khi hạn chế in ấn, nhập cảng và xuất bản tài liệu tôn giáo với hầu hết tôn giáo khác.


Nơi khác, một chính phủ có thể ưu đãi nhiều tôn giáo trong khi cụ thể biệt đãi nhiều nhất với một tôn giáo. Thí dụ, luật nước Nga chọn Thiên Chúa Giáo Chính Thống, Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Phật Giáo là “tôn giáo truyền thống” trong khi công nhận “đóng góp đặc biệt” của Thiên Chúa Giáo Chính Thống Nga (ROC) đối với lịch sử nước Nga. Nhóm 4 tôn giáo truyền thống được một số ưu đãi: sinh viên nào chọn học một lớp tôn giáo có thể chọn một trong bốn tôn giáo truyền thống, hay một lớp tổng quát về tôn giáo thế giới, và một chương trình chính phủ tài trợ cho các vị tuyên úy trong quân đội chị hạn chế cho các tuyên úy trong nhóm 4 tôn giáo trên. Dù vậy, chính phủ Nga biệt đãi với Thiên Chúa Giáo Chính Thống Nga: Thí dụ, chính phủ cấp cho Đức Giáo Chủ ROC một đơn vị cận vệ và an ninh, và cấp ROC sử dụng một số xe chính thức, và cấp nhiều khoản trợ cấp tài chánh tử ngân sách Tổng Thống cho các tổ chức kiểm soát bởi ROC trong hình thức “chính phủ bí mật yểm trợ” cho giáo hội ROC.

Có 53% quốc gia không có quốc giáo và không có tôn giáo biệt đãi, tính vào năm 2015. Dù vậy, nhiều quốc gia đối xử với các tôn giáo khác nhau (như, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo) nhiều hay ít bình đẳng hơn, nhưng nhìn chung là có quan hệ trung tính với tôn giáo.

Điển hình, Pháp quốc không có quốc giáo, không có tôn giáo biệt đãi, nhưng có một hạn chế từ chính phủ đối với một số tôn giáo trong năm 2015. Như việc cấm mang mạng che mặt nơi công cộng, hay như khi một Thị trưởng Pháp lập danh sách riêng tên các trẻ em “nghe âm vang Hồi Giáo” trong thị trấn của ông.

Khoảng 5% quốc gia không có quốc giáo, không có tôn giáo biệt đãi, nhưng kiểm soát chặt chẽ các nhóm tôn giáo trong nước. PEW liệt kê các nước này là: Azerbaijan, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Bắc Hàn, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan.

Trường hợp Trung Quố, không có quốc giáo, cũng không có một tôn giáo ưu đãi. Hiến Pháp TQ ghi rõ là công dân có “tự do tín ngưỡng,” nhưng thực tế chính phủ kiểm soát chặt các hoạt động tôn giáo và chỉ có 5 “tổ chức tôn giáo yêu nước” được đăng bộ với chính phủ và thực hiện nghi lễ tôn giáo. Các nhóm tôn giáo khác trong năm 2015 đều bị chính phủ TQ gây rối, bao vây, bắt giam các tu sĩ truyền giáo…

Phật Giáo là tôn giáo chính thức của hai quốc gia: Bhutan và Cambodia.

Không có quốc gia nào chọn Ấn Giáo (Hinduism) làm quốc giáo, cho dù Ấn Độ có một đảng chính trị Ấn Giáo đầy quyền lực.

Có 40 quốc gia không có quốc giáo, nhưng lại có một tôn giáo được ưu đãi và hầu hết là Thiên Chúa Giáo. Trong đó,  28 quốc gia (tức 70%) có Thiên Chúa Giáo là tôn giáo ưu đãi, hầu hết ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Có 4 quốc gia chọn Phật Giáo là tôn giáo ưu đãi – đó là Miến Điện (Myanmar), Lào quốc, Mông Cổ và Tích Lan (Sri Lanka).

Bản khảo sát đầy đủ của PEW ở đây:

http://www.pewforum.org/2017/10/03/many-countries-favor-specific-religions-officially-or-unofficially/

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.