Hôm nay,  

Cách Làm Đúng/Sai Khi Nhận Trẻ Em Việt Nam Làm Con Nuôi

27/10/201700:00:00(Xem: 3721)
Le Minh Hai_2014 Feb
 Lê Minh Hải

 
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Trong 90 quốc gia, kể cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đang tuân theo những nguyên tắc Hiệp Định Hague Về Con Nuôi. Đây là vấn đề con nuôi  quốc tế, những nguyên tắc về con nuôi của Việt Nam và Hoa Kỳ đều phải tuân theo. Và điều này cũng có nghĩa là luật con nuôi của quốc gia hoặc của liên bang, Việt Nam và Hoa Kỳ đều phải tuân theo, chứ không chỉ dựa vào những điều luật của tiểu bang hay của tỉnh thành.

Ngày nay, hầu hết người Việt Nam ở Hoa Kỳ không còn thích nhận nuôi trẻ em từ Việt Nam nữa. Lý do rất đơn giản: Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt ở Việt Nam đã làm giới hạn việc nhận nuôi trẻ em với những nhu cầu đặc biệt, hoặc trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Những trẻ em này thường sống trong những trung tâm săn sóc trẻ em của nhà nước tại Việt Nam và chúng được nhà nước Việt Nam chọn lựa để đưa vào danh sách con nuôi. Trẻ em không sống trong viện mồ côi, nhưng bị tàn tật hoặc bị bệnh nguy hiểm, và những trẻ em bị nhiễm bệnh liệt kháng HIV/AIDS, có thể hợp lệ để được nhận nuôi. Những trẻ em khỏe mạnh sống ở ngòai cô nhi viện không hợp lệ cho Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt, mặc dù các em từ 5 tuổi trở lên.

Những năm trước đây, người Việt Nam ở Hoa Kỳ có thể nhận một trẻ em ở Việt Nam có liên hệ gia đình làm con nuôi, nhưng việc này đã không còn nữa. Tương tự, cũng không còn có cơ hội nhận con nuôi dưới 5 tuổi.

Một yếu tố khác là phí tổn trong tiến trình nhận con nuôi, từ 20 đến 30 ngàn mỹ kim, chưa kể những phí tổn khác để hòan tất việc nhận con nuôi sau khi đứa trẻ đến Hoa Kỳ.

Vì thế, liệu vẫn còn có thể nhận nuôi cháu trai, cháu gái còn trẻ từ Việt Nam không? Câu trả lời là "có thể" và "không có thể".

Đây là cách mà một gia đình ở Hoa Kỳ đã làm và đưa đến kết quả thất bại.

Tại Việt Nam, cha mẹ đã chuẩn bị cho con trai của họ một chiếu khán (visa) du học. Người con đã đến Hoa Kỳ khi anh được 15 tuổi và đến sống với người thân ở một tiểu bang miền Nam. Trong vài tháng sau khi người con đến Hoa Kỳ, người thân của anh đã ra tòa xin nhận anh làm con nuôi. Điều này có thể rất dễ dàng thực hiện ở một số tiểu bang. Họ chỉ cần có một giấy thỏa thuận cho con từ cha mẹ ruột ở Việt Nam, và sự đồng ý của người con, và như vậy là đủ. Người con chính thức được nhận làm con nuôi và có  giấy khai sinh mới ở Hoa Kỳ với tên của cha mẹ nuôi. Người con đã lên 16 tuổi hai tháng sau khi được nhận làm con nuôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi nghĩ rằng người con nuôi mới có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh vì là con của công dân Hoa Kỳ. Đây là điều sai lầm. Việc nuôi con thì hợp pháp trong tiểu bang mà gia đình này sinh sống, nhưng đối với một đứa trẻ Việt Nam thì việc nhận con nuôi không hợp lệ theo thỏa hiệp của Hiệp Định Hague.

Người con có thể ở lại Hoa Kỳ trong thời gian anh hợp lệ với chiếu khán du học. Sau đó, cách duy nhất mà anh có thể ở lại Hoa Kỳ là sẽ kết hôn với một công dân Mỹ hoặc được một công ty Mỹ thuê mướn. Anh có thể không bao giờ có thẻ xanh vì cách được nhận làm con nuôi.

Nếu anh kết hôn với một công dân Mỹ và nộp đơn xin Thẻ Xanh, Sở di trú có hồ sơ con nuôi và việc này sẽ có ảnh hưởng rất xấu với đơn xin chuyển diện. Đối với Sở di trú, họ hiểu rất rõ người thanh niên này không thành thật khi nộp đơn xin chiếu khán du học tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn và mục đích của anh đến Hoa Kỳ chỉ vì muốn được nhận làm con nuôi.

Tương tự, nếu anh kết hôn với công dân Mỹ và sau đó với quốc tịch Hoa Kỳ, anh không thể bảo lãnh cha mẹ ruột hoặc anh chị em ở Việt Nam vì anh là người con nuôi hợp pháp của cha mẹ nuôi.

Nếu người thanh niên quyết định trở về Việt Nam, anh sẽ gặp rắc rối nếu anh nộp đơn xin chiếu khán phi di dân trong tương lai. Lãnh sự Hoa Kỳ sẽ biết tất cả về chiếu khán du học trước đây của anh và về việc nhận con nuôi có chủ đích, và vì lý do này anh sẽ có thể không xin được những chiếu khán khác đến Hoa Kỳ.

Điều lạ trong hồ sơ này là cha mẹ nuôi đã không cố gắng tự làm tất cả. Họ đã đến một luật sư Việt Nam ở tiểu bang. Điều chắc chắn là luật sư này biết thủ tục đúng đắn nhận con nuôi từ Việt Nam và ông cũng biết chắc chắn việc nhận con nuôi ở Hoa Kỳ sẽ không thể có Thẻ Xanh được. Nhưng cũng có thể luật sư và ngay cha cha mẹ đều nói rằng: "Dù sao cũng thử xem sao".

Nếu một người nào đó rất muốn nhận một đứa trẻ làm con nuôi từ Việt Nam, chỉ cần nhớ rằng thủ tục nhận con nuôi phải được thực hiện theo Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt ở Việt Nam. Chương trình này giới hạn việc nhận con nuôi với những trẻ em có nhu cầu đặc biệt hoặc trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hoặc bị tàn tật, hay có những bệnh đe đọa tính mạng, hoặc trẻ em bị bệnh liệt kháng HIV/AIDS. Cha mẹ nuôi không thể chọn con. Chỉ có nhà nước Việt Nam mới có quyền này.

Bất cứ việc nhận con nuôi nào cũng phải bắt đầu như sau: cha mẹ nuôi liên lạc với một văn phòng ở Hoa Kỳ được ủy quyền lo thủ tục con nuôi ở Việt Nam, đó là văn phòng Alliance for Children, Dillon International, Inc., và văn phòng Holt International Children's Services. Đơn đầu tiên cần nộp với Sở di trú trước khi đứa trẻ đến 16 tuổi.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Mười lăm năm trước, người Việt Nam ở Hoa Kỳ có thể nhận con nuôi là cháu trai hay cháu gái từ Việt Nam để có thể mang lại cho những đứa trẻ này có một đời sống tốt đẹp hơn. Tại sao bây giờ  lại không thể được?

- Đáp: Đã có khá nhiều vấn đề ở Việt Nam. Một số người đã sắp xếp việc nhận con nuôi bất hợp pháp. Nhà nước sau cùng đành phải quyết định tuân theo Hiệp Định Hague và chọn lựa những lọai con nuôi nào có thể được nhận nuôi.

- Hỏi: Nếu tôi biết có một đứa trẻ dưới 5 tuổi, tôi có thể bắt đầu thủ tục nhận con nuôi bây giờ không vì đứa bé sẽ lên 5 tuổi khi thủ tục hòan tất?

- Đáp: Nhà nước Việt Nam sẽ chỉ đưa ra danh sách con nuôi ít nhất 5 tuổi và chỉ có nhà nước Việt Nam mới có thể chọn những đứa trẻ này.

- Hỏi: Ai có thể xin con nuôi?

- Đáp: Theo luật của nhà nước Việt Nam, cha mẹ nuôi phải lớn hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi. Luật của nhà nước Việt Nam cho phép những người độc thân và những cặp vợ chồng có thể nhận con nuôi, nhưng những người đồng tính hoặc chuyển giới không thể xin con nuôi.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

 Lê Minh Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.