Hôm nay,  

Biển Đông Kể Như Thua?

26/10/201700:00:00(Xem: 5000)

Kể như là hết đòi nổi Hoàng Sa vê lại Việt Nam...  Trong khi đó, khối 10 quôc gia ASEAN xem chuyện đó như tất nhiên, khỏi bàn, và còn hy vọng sẽ hợp tác với Trung Quốc gác tranh chấp để cùng khai thác Biển Đông. Nghĩa là, lặng lẽ chấp nhận chuyện đã rồi.

Bản tin RFA ghi rằng tính từ năm 2013 khi tour du lịch biển đầu tiên được tổ chức đi Hoàng Sa, số du khách đến tham quan địa danh này đến nay tổng cộng hơn 39 ngàn người. Mỗi tour bốn ngày- ba đêm đưa du khách đến các đảo Áp Công (Yagong), Toàn Phú (Quanfu) và Ngân Tự (Yinyu). Hai hoạt động dành cho khách tham quan Hoàng Sa là lễ thượng kỳ và xem các tài liệu tuyên truyền về lòng yêu nước.

Trong khi đó, bản tin RFA cũng ghi nhận rằng tin tức vào ngày 24 tháng 10 cho biết Trung Quốc và 10 nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm tới có thể tiến hành diễn tập hải quân chung theo như đề nghị từ Bắc Kinh.

Mặc dù chi tiết cụ thể của hoạt động diễn tập chung như thế chưa được công bố; nhưng giới quan sát đều dự đoán chắc chắn sẽ gồm những hoạt động dẫn đường, phát tín hiệu, cứu hộ- cứu nạn.

Người đứng đầu nhóm chuyên nghiên cứu toàn cầu sự vụ thuộc Đại học Yale-NUS của Singapore, thì nói hoạt động diễn tập hải quân chung Trung Quốc- ASEAN hẳn sẽ đưa vào thi hành Bộ Qui Tắc Ứng xử Trong những trường hợp đối đầu không lường trước trên biển (CUES) mà các bên đạt được vào năm 2014.

Bản tin nhận định:

“Một số nước như Singapore thì cho rằng đó là cách thức để xây dựng lòng tin giữa các bên trong khu vực. Tuy vậy, thực tế cho thấy Trung Quốc đã thành công phần nào trong chiến lược ‘tằm ăn dâu’ của họ tại khu vực Biển Đông, sau khi biến quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể tại Trường Sa là nơi phải có phép của Trung Quốc mới được đặt chân đến. Đơn cử như tua du lịch biển Hoàng Sa chỉ dành riêng cho công dân Hoa Lục mà thôi.”

Nghĩa là, lặng lẽ, công nhận Hải quân Trung Quốc hiện diện tư5ự nhiên ơ3ở Biển Đông.

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á.

Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Bạch Ốc hôm 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11. Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên - cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.

Mỹ không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.


Tuy nhiên theo hãng tin Mỹ AP, nhật báo Mỹ The Washington Post là phương tiện truyền thông đầu tiên tiết lộ tin tức về việc tổng thống Mỹ quyết định không dự Thượng Đỉnh Đông Á, một hội nghị tập trung vào các vấn đề chiến lược nhiều hơn là kinh tế, trái với Thượng Đỉnh APEC, diễn ra ở Việt Nam trước đó.

Trả lời tờ Washington Post, một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ xác nhận rằng ông Trump sẽ đến Manila vào hai ngày 12-13/11 và sẽ gặp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nhưng ông không đi đến thành phố Angeles cách Manila 80 km vào ngày 14/11 để dự hội nghị Đông Á. Theo phát ngôn viên này, lý do duy nhất khiến ông Trump rút ngắn chuyến đi là do lịch trình làm việc, vì vậy : «Không nên suy diễn gì về việc tổng thống vắng mặt (ở Thượng Đỉnh EAS vào ngày 14».

Nghĩa là, Trump lặng lẽ nhường Biển Đông cho Tập Cận Bình?

RFI viết:

“Đối với tờ The Washington Post, việc ông Trump bỏ Thượng Đỉnh EAS là là một tín hiệu xấu gửi đến khu vực Châu Á, và có thể tác hại đến thông điệp tiếp tục dấn thân mà chuyến công du của ông muốn đưa ra, đồng thời khiến khu vực hoài nghi thêm về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Cựu đại sứ Mỹ tại Miến Điện Derek Mitchell chẳng hạn đã cho rằng sự vắng mặt của ông Trump chỉ gây nghi ngờ về sự xác tín của nước Mỹ.

Trả lời ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc bình luận ngắn gọn «Liệu còn có thể tin tưởng vào ông Trump hay không. Việc ông không đến dự Thượng Đỉnh EAS là một thảm họa cho vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ, là hành động phá hoại chính trị đối với kiến trúc an ninh khu vực»....”

Có phải là thảm hoạ cho Việt Nam? Sau cú bỏ rơi Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, Trump lại lặng lẽ bỏ rơi hội nghị Thượng Đỉnh EAS...

Chỉ có một tia sáng hy vọng, là hình ảnh hai ông tướng... Bản tin VOA ghi nhận:

“Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định ý định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Ngũ Giác Đài hôm 24/10 cho biết bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/10 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Dana W. White cho biết các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã trao đổi về an ninh khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hợp tác trong ASEAN nhằm đảm bảo tự do và cởi mở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương....”

Nghĩa là, Hoa Kỳ bày tỏ muốn hiện diện và kết thân quân sự với ASEAN...

Đành chờ xem...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.