Hôm nay,  

VN Bị Trộm 840 Hồ Sơ Mật Về Biển Đông, Diễn Biến Hòa Bình

26/10/201700:00:00(Xem: 3820)
HANOI -- Có phải gián điệp Trung Quốc đã chui sâu để trộm các hồ sơ mật của Việt Nam? Mất trộm có cả hồ sơ mật về biên giới và biển đảo...

Báo Hải Quan ghi lời Tướng Công An Tô Lâm: Có hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước...

Thông tin được Thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Quốc hội chiều 25/10, khi thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Thượng tướng Tô Lâm cho biết: Theo thống kê, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước, trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục Tuyệt mật, Tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.

Bản tin HQ ghi lời Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh:

“Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động…”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận: Bộ Công An Việt Nam trình Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, An ninh mạng...

Bản tin ghi lời Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng “việc xây dựng dự án luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết.”


Bộ Công an trình dự án luật theo đó phân loại bí mật nhà nước thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, tối mật và mật.

Ngoài ra dự thảo luật quy định cụ thể thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với thông tin ‘Tuyệt mật’ là 30 năm; ‘Tối mật’ 20 năm; và ‘Mật’ 10 năm. Thời hạn này có thể được kéo dài “nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.”

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt phát biểu trước Quốc hội rằng bí mật nhà nước độ tuyệt mật thường liên quan đặc biệt đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc, nên thời hạn bảo vệ cần quy định dài hơn, có thể là 50 hoặc đến 60 năm, hoặc không nên xác định thời hạn giải mật.

Bản tin VOA cũng ghi rằng trong ngày 25/10, Bộ trưởng Công an còn trình dự thảo luật An ninh mạng, nhằm chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị, thông qua các hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa.”

Bộ này cho rằng thông qua không gian mạng, các đối tượng chống phá liên lạc, móc nối, chỉ đạo và thành lập tổ chức hoạt động chống phá; sử dụng không gian mạng để kích động biểu tình, gây rối an ninh.

Theo chương trình làm việc của Quốc hội, dự Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự Luật An ninh mạng sẽ được các đại biểu thảo luận vào ngày 13/11; và sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 22/11 và 23/11.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.