Hôm nay,  

Mỹ Quyết Duy Trì Chiến Dịch Biển Đông

09/09/201700:00:00(Xem: 4718)
Mỹ Quyết Duy Trì Chiến Dịch Biển Đông
Vi Anh

 

Lập pháp, Hành pháp Mỹ quyết duy trì chiến dịch ở Biển Đông. Thông thường trên truyền thông đại chúng về thời sự quốc ngoại, người ta thường thấy hoạt động quân sự, ngoại giao và giao thương của Hành Pháp. Nhưng người thổi còi hoà hay chiến, tiến hay lùi, tăng hay giảm ngân sách, phần lớn là do cơ quan quyền lực, trái tim, khối óc của nhân dân Mỹ - là Quốc hội lưỡng viện liên bang. Như Chiến tranh VN, Mỹ Việt nam hoá chiến tranh đổi màu da xác chết, rút quân đội Mỹ ra khỏi VN Cộng hoà như quân thua trận rút ra khỏi thành, bức tử VNCH một đồng minh của Mỹ, một tiền đồn chống Cộng có hơn 58.000 quân Mỹ hy sinh - cuộc Chiến tranh VN ấy không thua ở VN, mà thua CS Bắc Việt và đế quốc CS đệ tam ngay trên Đồi Capitol, thủ đô Wasinhgton của Mỹ vì Quốc Hội trói tay Hành Pháp, cắt viện trợ đồng minh VNCH.

Nên trong tình hình căng thẳng giữa TC và liên minh Mỹ với một số nước nạn nhân trong vùng Á châu Thái bình dương [ACTBD] bị TC xâm lấn biển đảo, thử phân tích coi cơ quan quyền lực nhứt của Mỹ là Quốc Hội, Thượng và Hạ viện liên bang, trong thời đại mới với TT Trump chủ trương và tuyên hứa khi tranh cử “Làm Cho Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”, quan điểm của Quốc Hội ra sao, đối phó thế nào với TC đã trở thành kẻ thù chiến lược của Mỹ ở ACTBD.

Dưới cái nhìn gần đây của một số quí vị nghị sĩ, dân biểu ở lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, đã đến lúc Mỹ phải đấu với TC ở ACTBD, nếu không sẽ không thể bảo vệ quyền lợi Mỹ và đồng minh trong vùng biển này. Qua các cuộc họp và hành động của quí vị đại diện dân cử liên bang này cho thấy Mỹ thừa sức phá trận đồ của TC khống chế ACTBD. Phá thế của TC không những ở vùng biển này ở đông bắc mà TC gọi là Biển Hoa Đông, và ở đông nam VN gọi là Biển Đông mà TC đã xâm lấn, chiếm cứ gần hết nên gọi là Nam Hải.

Một,  tin từ Thượng Viện Mỹ, theo tập san The Diplomat của Nhật, Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio đã trình dự thảo “Luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông” lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, rằng “Những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp và đe dọa đến an ninh khu vực cũng như nền thương mại Mỹ...” Nên áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia vào các hoạt động phi pháp của nước này tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại và không cấp thị thực.

Tạp chí Foreign Policy phân tích sâu sát hơn, dự luật này sẽ trừng phạt cụ thể và tiêu biểu người của lực lượng hải cảnh, hải quân, công ty xây dựng tham gia vào các hoạt động xây dựng phi pháp ở Biển Đông, và cả lực lượng tàu ngư dân (dân quân biển) tuần tra không chính thức ở những vùng biển xa. Nếu thành luật, đây là lần đầu tiên Mỹ có luật chế tài những hành động gây hấn phi pháp của TQ trên ACTBD.

Hai, tin từ Hạ viện, Tiểu ban đặc trách ACTBD của  Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ họp bàn về phản ứng của Washington đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo tạp chí National Interest, cho đến nay Trung Quốc chưa hề phải chịu tổn thất đáng kể nào cho những hoạt động gây bất ổn của nước này ở các vùng biển tranh chấp. Nhiều  dân biểu muốn chất vấn vấn đề mà Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cho là TQ "đã phá vỡ lòng tin" của các nước khác, và phơi bày khát vọng của Trung Quốc muốn "quyền phủ quyết về các điều kiện ngoại giao, an ninh và kinh tế của nhiều quốc gia láng giềng".

Cuộc họp của tiểu ban chuyên môn của Hạ Viện nhận thấy, (1) Trung Quốc ngày càng chứng tỏ nước này không chỉ là một đối thủ cạnh tranh mà còn là kẻ thù chiến lược của Mỹ, sử dụng sức mạnh để tăng cường kiểm soát các vùng biển đang tranh chấp; (2) Washington đang nắm sẵn trong tay một số công cụ đơn phương có thể bắt Bắc Kinh phải trả giá cho hoạt động gây bất ổn của nước này ở hai vùng biển Đông Bắc và Đông Nam TBD kể trên.


Hai vùng biển này có số hàng hóa hơn 5 ngàn tỷ USD đi qua lại mỗi năm, gồm phần lớn nguồn tiếp tế năng lượng cho các đối tác then chốt của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Đài Loan. Tám trong số 10 cảng containter bận rộn nhất thế giới nằm ở châu Á - Thái Bình Dương, và gần 2/3 giao thương đường biển của thế giới đi qua Biển Đông. Kể từ Thế chiến II, quân đội Mỹ đã giúp bảo đảm an ninh ở Đông Á để những dòng chảy hàng hóa này được thuận tiện.

Nhưng bắt đầu năm 2013, Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá trái phép một loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. TC dàn trải sức mạnh của quân đội Trung Quốc và khả năng kiểm soát lãnh thổ. TC  ngăn các tàu nước ngoài tiến vào các vùng biển sát Trung Quốc. TC ra lịnh cấm đánh cá và lăm le lập vùng nhận dạng phòng không. Không còn nghi ngờ gì nữa những nguy hại do TC gây ra cho Mỹ, nào kiềm chế Hải quân Mỹ, nào thách thức lớn đối với Mỹ, cường quốc số 1 thế giới hiện nay. Cho tới nay Mỹ chưa có phản ứng thích hợp, cần và đủ.

Ba,  Mỹ dư sức, thừa đòn, cần phải đáp trả TC. Theo nhận định của tiểu ban Hạ Viện đặc trách ACTBD được báo điện tử National Interest loan tải. Rằng Mỹ cần phải có phản ứng vì 3 lý do. Thứ nhất, hành động của Trung Quốc tạo ra một mối nguy lớn chưa từng có về xung đột vũ trang giữa Mỹ và nước này. Thứ hai, nó có những ẩn ý rất lớn đối với an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ ba, hành động của Trung Quốc nếu không bị 'sát hạch' sẽ khiến cho trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu suy giảm.

Theo báo National Interests ghi nhận cuộc thảo luận của tiểu ban, Mỹ thừa thế và lực phá trận đồ của TC. Mỹ cần thường xuyên tuần tra sâu sát hơn nữa để bảo đảm tự do hàng hải. Mỹ tăng cường liên minh và phát triển đối tác với các nước trong vùng, tạo thành trục chống TC bành trướng. Mỹ nên áp lực kinh tế, tài chánh với các nước ủng hộ TC trong vấn đề ACTBD. Mỹ không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2018. Mỹ cấm vận lên các công ty Trung Quốc tham gia bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông. Điều này sẽ tạo ra tổn hại trực tiếp cho các hoạt động đó, đặc biệt là buộc các công ty phải lựa chọn giữa bồi đắp đảo và quyền tiếp cận thị trường quốc tế. Mỹ đã khai chiến thương mại chống TC ăn cắp bản quyền của Mỹ mỗi năm Mỹ thiệt hại 600 tỷ Mỹ kim.

Và nhiều dấu chỉ tiêu biểu cho thấy chánh quyền Trump có kế hoạch và đang thực hiện theo hướng khuyến nghị của Lập Pháp. Thời TT Trump, trong 6 tháng đầu Ông cho chiến hạm tuần tra ba lần vào bên trong 12 hải lý của những đảo TC đã chiếm của các nước và các bãi đá TC cơi nới để tuyên bố chủ quyền. Tin nhật báo Mỹ The Wall Street Journal số ra ngày 02/09/2017, bộ Quốc Phòng Mỹ dự trù tuần tra độ 2 hoặc 3 chuyến mỗi tháng trên vùng Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển đang tranh chấp mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. Chánh quyền Trump muốn tỏ thái độ kiên định hơn đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc thay vì tiếp tục đối phó theo từng trường hợp như chính sách của chính quyền Barack Obama trước đây. Hôm 25/08/2017, tin Reuters loan tải Tướng Terrence O’Shaughnessy, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương, tuyên bố. Khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ vẫn nguyên vẹn. Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu và máy bay đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.  Mỹ sẽ vẫn duy trì các chiến dịch tại vùng Biển Đông mà TC đang tranh chấp với các nước láng giềng./.(VA)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.