Hôm nay,  

30 Năm Đủ Rồi

27/04/200500:00:00(Xem: 7089)
Tháng 4 1975 – 30 tháng 4 2005 : 30 năm cầm quyền và xây dựng trong hòa bình ; chế độ Xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việtnam đã làm được những gì cho nhơn dân và dân tộc Việt nam" Ta thử làm một bảng Tổng kết kế toán, và thử so sánh với những nước đã bị tàn phá trong chiến tranh đã biến thành thế nào sau 30 30 năm. Nước Đức, nước Nhựt vào giữa những năm 70’. Và Hàn quốc (Nam Hàn) vào những năm 80’.

Theo Sử học, người ta thường tính 30 năm cho một thế hệ. Chế độ Xã hội chủ nghĩa quản lý một Việt nam thống nhứt tròn trèm cũng đã 30 năm rồi. Với 30 năm, nước Đức, phía Tây Đức sau khi bị tàn phá nặng, khi đã thua trận, vào những đầu năm 1975, đã là cường quốc số một của nhóm Tây Âu, Nhựt Bổn, thua trận, tan hàng, sau 30 năm xây dựng đứng hàng thứ nhứt ở châu Á. Chỉ vì họ biết xây dưng lại, kiến trúc đất nước họ trên nền tảng của một chế độ Dân chủ, chỉ vì họ biết quản lý đất nước theo hệ thống Tư bản chủ nghĩa. [Ta cũng thử so sánh Đông Đức với 55 năm Xã hội Chủ nghĩa – ngày nay sau 15 năm thống nhứt, nước Đức thống nhứt vẫn phải gặp khó khăn vì « gáng nặng Đông Đức , một Dự thảo luật đầu tư sẽ cho phép những nhà đầu tư vào những tĩnh (Lander) miền Đông được hưởng những quy chế đặc biệt (1)]. Đó là chuyện người ta, còn ta "

Ta thử đánh giá xem vai trò của Xã hội chủ nghĩa đem lại cái gì cho dân tộc Việt nam " Vào năm 1987, Viện Hàn Lâm Khoa học (Xã hội Chủ Nghĩa) Liên xô đã đáønh giá: « … sự tín nhiệm của Chủ nghĩa Xã hội càng ngày càng ít đi. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ gặp khủng hoảng nặng ». Hai năm sau, bức tường Bá linh sụp đổ và khối Đông âu tan vỡ, Liên Xô cũng tan rã. Chế độ độc đoán phi nhơn không thể sửa đổi được nữa, mặc dù ïcó « glasnost » mặc dù có « perestroika », mặc dù với sự thành thực của Gorbachov. Liên Xô đã phải giải thể đảng Cộng sản Liên Xô, giải thể Liên bang Xô viết, xây dựng nền dân chủ, với một ý thức đa nguyên, với một chế độ đa đảng và một nền kinh tế thị trường, hoà nhập với thế giới hiện đại với tất cả muôn vàn khó khăn của những bước tập tểnh ban đầu. Cái may của nước Nga và các nước cũ của Liên Xô là đã có sẳn một nền văn hoá – chánh trị cao hơn Liên Xô cũ. Còn Đảng Cộng sản Việt nam "

Đảng Cộng sản Việt nam, vì một mực theo một học thuyết xa lạ, chỉ coi trọng quyền lợi nhỏ hẹp của Đảng, đã « đổi mới » nhưng còn ăn gian, nào là « đổi mới chứ không đổi màu », nào là « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa », toan tính làm sao vượt qua khủng hoảng mà vẫn duy trì độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Đến ngày hôm nay, sau gần 15 năm, Liên Xô đã sụp đổ, Việt nam vẫn :

-duy trì quyền lãnh đạo độc quyền Đảng Cộng sản, kiên quyết đả phá và phản đối mọi tư tưởng hay một nền chánh trị đa nguyên, đãü phá và khước từ mọi hình thức một chế độ dân chủ, đàn áp và hạn chế tự do tư tưởng, tự do bầu cử, tự do báo chí, tự do tôn giáo ( với những tiểu xảo chánh trị tung những « hỏa mù » về nhừng quy định , sắc lệnh về tổ chức bầu bán « dân chủ » tại các địa phương hay các cơ sở).
- về mặt kinh tế, dưới cụm từ « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa », vẫn coi các cơ sở quốc doanh là nòng cốt, mặc dù chẳng đặng đừng, chấp nhập cho tư nhơn kinh doanh thương nghiệp, công nghiệp nhỏ, dịch vụ, từng bước thận trọng cho nông dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất ; cho phép công dân đi lại tự do… nhưng vẫn dùng Công An kiểm soát. Bằng chứng dùng Công An để đuổi nhà tranh đấu Phương Nam Đỗ Nam Hải ra khỏi Ngân hàng, mặc dù anh Phương Nam vứa ký hợp đồng làm việc với công ty , chỉ vì Phương Anh dám tranh đấu đòi đa nguyên đa đảng…
-ra sức thu hút đầu tư từ ngoại quốc, mở rộng ngoại thương quốc tế, tranh thủ vay tiền của WB (ngân hàng thế giới), IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) vận động gia nhập WTO (tổ chức mậu dịch thế giới) mở rộng du lịch.
-Nhưng đối với quốc tế, tuy ngoài miêng lúc nào cũng công bố chủ trương kết bạn với mọi quốc gia trên thế giới, nhưng trong nội bộ đảng vẫn quy định những cách thức thâïn thiện khác nhau. Gần thân, với các bạn cùng một chế độ chánh trị (độc đảng, chuyên chế ..) nhưng đa nghi, thận trọng giữ thế thủ với các nước dân chủ Tây phương, và đặc biệt, nghi kỵ với Huê ky,ø nơi đã từng là kẻ thù chánh của phe Xã hội chủ nghĩa, nơi xuất phát mưu đồ « diễn biến hòa bình ».
-mặc dù cố gắng hàng ngày sử dụng bô máy tuyên truyền, nào là chủ nghĩa khoa học xã hội, nào là thuyết Maxít lêninít, nào là tư tưởng Hồ chí Minh, ngày nay, cả những người lãnh đạo lẫn cả những người dân không ai còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cả. Chủ nghĩa Marx chẳng còn sức sống nữa, phong trào Công sản chỉ còn có bốn nước đang trên đà phá sản, chế độ độc tài càng ngày càng bị cô lập. Cả anh Trung quốc cũng đang nghĩ đến đa đảng, để đi vào phát triển. Việt nam vì mang nặng quá khứ oai hùng bài Phong, diệt Phát xít, đã Thực, đuổi Pháp thắng Mỹ thắng Ngụy, nên cứ khư khư cứng đầu đi từ sai lầm nầy đến sai làm khác .Thật là một cái fuite en avant (2) ( cuộc tháo chạy về phía trước).

Các người lãnh đạo ngày nay có thấy là họ đã đi sai lầm về mặt đường lối và chủ trương không " Họ có dám tự kiểm kê, tự phê bình một cách nghiêm chỉnh, sâu sắc không " Hay họ sợ e rằng họ mất tánh chánh thống, nghĩa là mất ghế, mất chổ ngồi. Họ có dám đứng trước mặt dân, trước mặt các cựu đảng viên, (tuy nay đã về hưu), các cựu chiến binh, đảng viên, làm một cuộc sửa sai, phê phán, thành thật không " Họ có biết là chế độ công sản của họ đã gây tổn thất về sanh mạng tài sản, thời gian của đất nước và của nhơn dân không ". hay là lòng tham chức quyền, tham đặc lợi, đã làm họ nhắm mắt bỏ rơi những gánh nặng của giá trị tinh thần , để chạy theo « thời đại », tậu nhà tậu cửa.. buôn quan bán tước … Tham nhũng biến thành môn thể thao toàn quốc.. Vừa qua các cựu cán bộ cao cấp của bộ máy cầm quyền cũng đã sốt ruột lên tiếng chỉ trích đòi phải cải cách lối quản lý Nhà Nước : Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, cán bộ cao cấp Trần Văn Hà… Thậm chí cả cựu trùm lý thuyết như ông Hoàng Tùng cựu Tổng Biên Tập tờ báo Đảng Nhân Dân. Thậm chí cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng lên tiếng đòi cải cách chế độ. Nhưng chừng nào cải cách đây " làm sao để cải thiện đây " Chừng nào " và với những ai " Khổ quá nói mãi ! Không nghe các vị nầy nói đến vai trỏ của Nhơn dân, chỉ thấy các ông ấy đòi cải cách Đảng, quản lý đầt nước. Nhứng may quá chờ mãi gần 30 năm mới được nghe các ông có quyền to, có chức vu lớn ï trong nhà nước nói. Nhưng tiếc quá các ông đã hưu trí rồi !

30 năm cầm quyền đủ lắm rồi ! 30 năm cầm quyền một cách độc tài, 30 năm duy trì chế độ độc đảng, một chế độ phản dân chủ, kết quả : bước thứ nhứt, trước mắt là chỉ duy trì đất nước trong một tầng phát triển kinh tế thấùp, một tầng văn hóa - chánh trị thấp. Trong một bước thứ hai, chế độ chánh trị như vậy chỉ càng ngày càng xa dần nhơn dân và sẽ đưa đến đối lập với nhơn dân trong nước vì thông tin, viễn tin càng ngày càng tinh tế sẽ tạo điều kiện cho dân trí mỗi ngày được mở mang. Sau rốt, độc tài đã đem lại chống đối của dư luận quốc tế càng ngày càng bén nhạy với nhơn quyền, với các quyền con người. Cái số vốn thiện cảm của thế giới đối với Việt nam kháng chiến ngày nay đã hoàn toàn kiệt quệ.

30 năm cầm quyền đủ lắm rồi ! chế độc độc đảng đã bóp nghẹt mọi quyền tự do, tư tưởng, ngôn luận, báo chí, tổ chức, tôn giáo .. (những quyền nầùy được ghi trên Hiến pháp của Cộng hòa XHCN Việt nam !) – dù có nói đến Pháp quyền đi nữa, cũng chỉ là giả tạo, vì Đảng đã tự đặt mình cao hơn luật pháp.. Vì Đảng độc quyền lãnh đạo, các đảng viên mặc tình thao túng, bênh vực lẫn nhau, chia ghế, chia chác lợi nhuận với nhau, tham nhũng quan liêu biến thành quốùc nạn không gì chữa nỗi.

Vì vậy :
-Hãy sớm đi vào Dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng,
-Phải công nhận quyền tư hữu, phải cho các tư nhơn đầu tư, phải dần dần thâu hẹp lại khâu công nghiệp quốc doanh. Hãy bảo đảm và công nhận quyền đầu tư, quyền doanh thương là một trong các quyền căn bản của con người.
-Hãy cố gắng thực hiện tôn trọng Nhơn quyền , để thực hiện càng sớm càng tốt một xã hội công dân cởi mở, văn minh tiến bộ có đủ các tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, xuất bản, trả lại các giáo hội quyền quản lý các cơ sở vật chất của họ, quyền quản trị các chức sắc hàng giáo phẩûm của ho, cho phép họ mở trường đào tạo các giáo chức của họ tóm lải hãy trả lại cho người dân quyền tự do tôn giáo.
-Hãy dám chấp nhận trả quá khứ về cho quá khứ, trả tư tưởng Hồ chí Minh về cho Hồ chí Minh, trả oai hùng chống ngoại xâm về cho lịch sử. Hãy mạnh dạn hòa giải với quá khứ, cùng với toàn nhơn dân hòa giải với quá khứ, cho chỉnh trang lại những nghĩa trang của những quân nhơn của quân đội Việt nam Cộng hòa. Hòa giải với quá khứ sẽ là bước tiến để hòa giải với tất cả những tấm lòng sẳn sàng cùng xây dựng lại một Việt nam mới. Và khi nào có sự hòa hợp được các tấm lòng ấy chúng ta mới đi đến sự hòa hợp dân tộc và sự đại đoàn kết được. Ngày nay nói đến đại đoàn kết chỉ là một khẩu hiệu rỗng để gạtû nhơn dân chui vào cái rọ của một Đảng độc tôn độc quyền.
-Hãy mạnh dạn giao quyền hành lại cho những người mới, những người của thế hệ mới. Những người mới, sống và suy nghĩ theo chiều hướng của thế hệ mới : thế hệ của tin học, thế hệ của internet, thế hệ của hòan cầu hóa, thế hệ cuả « liên lập », của một suy nghĩ, một tư tưởng « liên bang », của những « khốỉ, những « khu vực ». Hãy trả lại quyền lãnh đạo cho những vị lãnh đạo biết suy nghĩ, nhận định một thời cuộc, lý luận, phân tách một thuyết kinh tế, chánh trị .. Đã qua rồi thời gian những người lãnh đạo chỉ biết phục vụ Đảng, trả lời giáo điều những bài học thuộc lòng do Trung ương Đảng viết. Đã qua rồi thời gian của những lãnh đạo địa phương hợm mình, hảnh diện « tuổi Đảng » để hà hiếp nhơn dân.
-Hãy mạnh dạn chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chia quyền cầm quyền cho người dân. Chấp nhận tiếng nói đối lập. Người cầm quyền chấp nhận cho người đối lập kiểm soát. Quan niệm « check and balances » phải được áp dụng và tôn trọng. Chấp nhận và mạnh dạn chấp nhận thay phiên nhau cầm quyền. Bỏ đi cái suy nghỉ « Đảng ta là đảng cầm quyền » (Điều 4 của Hiến Pháp CHXHCN Việt nam ngày nay). Đảng nào được cầm quyền là do dân bầu lên cầm quyền.

30 năm rồi ! đủ lắm rồi ! Hãy trả lại quyền tự chủ cho nhơn dân. Nếu cách đây 15 năm, nếu lúc ấy, Đảng Cộng sản Việt nam đầy đủ sáng suốt làm một cuộc cách mạng nhung, dân chủ hóa, như các nước Đông Âu, có nhận thức rõ ràng, chấp nhận phương thức phát triễn của Phong trào Thống nhứt Dân tộc và Xây dựng dân chủ (PTTNDT) do một nhóm cựu đảng viên Tân Đại Việt của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và ký giả Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân và các bạn bè của quí vị ấy đề xướng thì ngày nay chắc Việt nam cững đã là một con rồng nhỏ ở châu Á. Trái lại lúc ấy, vì quá sợ mất mát chế độ nên cả Bộ Chánh trị Đảng Cọng sản Việt nam đã chịu nhục, hối hả chạy qua bang giao đặc biệt với Trung Cộng. Từ đó, trên bộ thì mất đất, mất sông mất núi, dưới biển thì mất lãnh hải, các hải đảo bị xâm chiếm, ngư dân bị giết hại.
Đầu năm 2005 nầy có vài diễn tiến chứng tõ có vài thay đổi trong chánh sách đối ngoại của Việt nam đặc biệt đối với Hoa kỳ. Nào là chiến hạm Mỹ vào cảng Việt nam, nào là những hứa hẹn thăm viếng nhau ở cấp cao cấp giữa Mỹ và Việt nam. Mong rằng những diễn tiến ấy sẽ đem lại Dân chủ và phát triển. Đừng sợ « diễn biến hòa bình », bao giờ cũng sẽ điễn tiến đến DÂN CHỦ.

30 năm, đủ rồi !
Hãy trả lại vận mêïnh Việt nam cho nhơn dân Việt nam. Đừng để quá trể !
Viết cho ngày 30 tháng 4 2005
Hồi Nhơn Sơn ngày 05 tháng 4 2005
Phan Văn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.