Hôm nay,  

Mỹ Kiên Trì Bảo Vệ Á Châu Thái Bình Dương

04/09/201700:00:00(Xem: 4550)

Vi Anh

Mỹ kiên trì bảo vệ Á châu Thái bình dương [ACTBD] là diện và Biển Đông là điểm. TC không thể nào thực hiện cái mộng làm bá chủ ACTBD trước chiến lược, các chiến dịch kiên trì chống đối của Mỹ và của các nước láng giềng của TC, kể cả của CSVN là đồng chí của TC.

Những vụ chiến hạm Mỹ bị TC tổ chức phá hoại chỉ là chuyện nhỏ của Hải Quân Mỹ ở ACTBD, nơi mỗi ngày Mỹ có 140.000 quân nhân Mỹ hoạt đông và 60% hải lực của Mỹ chuyển trục về đây. Đó là một mảng lớn của chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chiến thuật là thực hiện chiến dịch  tuần tra, bảo vệ tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi cốt lõi tức quyền lợi quốc gia của Mỹ và cũng là quyền lợi của các nước được quốc tế công nhận trong Luật Biển.

Sai sót thì sửa chữa. Hải quân Mỹ ở Á châu Thái bình dương sau một chuỗi tai nạn hay tấn công phá hoại, đã cất chức Tư Lịnh Hạm đội 7, toàn thể Hải Quân ngưng hoạt động 2 ngày để kiểm điểm. Hôm 25/08/2017, tin Reuters loan tải Tướng Terrence O’Shaughnessy, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương, tuyên bố. Khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ vẫn nguyên vẹn. Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu và máy bay đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.  Mỹ sẽ vẫn duy trì các chiến dịch tại vùng Biển Đông mà TC đang tranh chấp với các nước láng giềng.

Còn TC lợi dụng cơ hội này tuyên truyền Mỹ đã thoái hoá về hải lực và TC tăng cường vượt Mỹ. TC kêu gọi các nước trong vùng không nên dựa quá nhiều vào Mỹ để bảo vệ an ninh. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố thêm, rằng các chiến hạm Mỹ đang là một mối «đe dọa an ninh» đối với các tàu dân sự ở vùng Biển Đông.

Như đã biết Á châu Thái bình dương là diện có hai điểm nóng. Một là vùng biển Hoa Bắc có CS Bắc Hàn tuy là sống nhờ TC nhưng Kim Yung-un không nhất thiết nghe lời Bắc Kinh. Hai là vùng Biển Đông có VNCS tuy là đồng chí đồng rận với TC nhưng vẫn bằng mặt mà  không bằng lòng với TC vì vấn đề TC xâm lấn biển đảo của VN. CSVN chia thành hai khuynh hướng, một đảng quyền thần phục TC, công quyền muốn xích lại gần Mỹ.

Điểm nóng 1, so tương quan lực lượng giữa Mỹ và đồng minh thân cận Nhựt, Hàn Quốc và lực lượng cơ hữu gần một trăm ngàn quân Mỹ, đủ Hải, Lục, Không quân, TC khó lòng nếu không muốn nói không thể áp đảo, khống chế Mỹ và đồng minh để lên ngôi bá chủ. Còn CS Bắc Hàn dù loa kèn, tuyên bố bắn hoả tiễn vào đảo Guam của Mỹ, nhưng không phải là đối địch chiến tranh đáng kể đối với Mỹ.

Điểm nóng thư 2 là Biển Đông, với VNCS là nước có quân đội khá mạnh, nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống quân TC. Tuy là cùng CS như TC, nhưng VN nhiều tiền cừu hậu hận đối với Quân Tàu. Tinh thần bất khuất của người Việt trổi dậy càng ngày càng mạnh trước hành động của TC bạo ngược chiếm cứ biển đảo của VN.

Còn ASEAN thì quá yếu vì cái nguyên tắc đồng thuận nên TC dễ dùng một hội viên để thao túng. TC mua chuộc được Miên làm gia nô nhưng là nước quá yếu so với VN. Còn Phi thì TC chỉ nắm được TT Duterte, nhưng quân đội Phi rất thân thiết với Mỹ với tình đồng minh lâu dài của hai nước.

Ở hai điểm nóng này và trên toàn diện Á châu Thái bình dương thì có Mỹ một lực lượng còn lâu TC mới dám xung đột võ trang. Mỹ quyết thể hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng biển Á châu Thài bình dương này. Trong quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, Mỹ chống TC dùng võ lực chiếm biển đảo của các nước, chống TC quân sự hoá, chống TC cơi nới các bãi đá để dựa vào đó tuyên bố thuộc chủ quyền của TC.


Thời TT Trump, Mỹ chống mạnh nhứt, trong 6 tháng cho chiến hạm tuần tra ba lần vào bên trong 12 hải lý của những đảo TC đã chiếm của các nước và các bãi đá TC cơi nới để tuyên bố chủ quyền.

Các nước Á châu Thái bình dương coi Mỹ là nước không tham vọng đất đai như TC, lại là thế lực thừa sức ngăn chận đà bánh trướng bạo ngược của TC. Nhờ vậy Mỹ thành lập được liên minh Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn, và một số đối tác như VNCS, Mã lai, Nam dương. Biến TC trở thành người Khổng lồ nhưng cô đơn, độc nhãn chỉ biết mình mà thôi.

Nhưng không phải Mỹ không biết kiểu lập lờ đánh lận con đen của TC đối với thế giới nói chung và trong hồ sơ nguyên tử và hoả tiễn của CS Bắc Hàn nói riêng. Ba Ông Già Gân Mỹ, TT Trump, Ngoại Trưởng Tillerson và Tướng Mattis Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phối hợp quân sự, kinh tế, chánh trị, ngoại giao với đồng minh Nhựt, Nam Hàn, và vận dụng các bộ, cục, vụ viện có liên quan, tấn công thẳng vào hầu bao thương mại của TC. Mỹ tiên hạ thủ vi cường, đánh thẳng vào TC là sư phụ của CS Bắc Hàn.

Mỹ đánh vào tử huyệt kinh tế thương mại của TC. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/8 ký văn kiện cho phép điều tra nạn Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và tuyên bố đây là ‘một bước lớn.’ Văn phòng của đại diện thương mại Mỹ công bố chính quyền Mỹ hôm 18/08/2017, đã chính thức khởi động tiến trình điều tra về việc Trung Quốc bị tình nghi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ trong một thông cáo, cho biết, là tổng thống Trump đã yêu cầu ông xem xét khả năng các luật lệ, chính sách và phương thức hoạt động của Trung Quốc tác hại đến quyền sở hữu tri thức, phát minh, phát triển công nghệ của Mỹ…, và sau khi thảo luận với một số người có liên quan và các cơ quan chính quyền, ông đã «bắt đầu cuộc điều tra đúng theo điều 301 của luật thương mại 1974.»

Mỹ vận dụng một cách khéo léo những trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên hiệp Quốc đối với CS Bắc Hàn, biến TC hiện CS và Nga hậu CS  trở thành tòng phạm giúp CS Bắc Hàn.

Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cả chục công ty Nga và Trung Quốc và các cá nhân mà Mỹ  cáo buộc giúp chương trình vũ khí nguyên tử của CS Bắc Hàn của Bắc Hàn.

Hành động trừng phạt này của Mỹ được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, gồm Nga và Trung Quốc, bỏ phiếu thông qua các lệnh trừng phạt tiếp theo với Bình Nhưỡng.

Văn phòng Quản lý Tài sản Nước ngoài của Hoa Kỳ định danh 10 công ty và sáu cá nhân bị trừng phạt. Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nói các biện pháp chế tài sẽ "gia tăng áp lực" đối với Bắc Hàn. Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin nói cô lập họ khỏi hệ thống tài chính Mỹ",.

“Bộ Ngân khố sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Hàn bằng cách nhắm tới những người trợ giúp các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân và các biện pháp chế tài nghĩa là các cá nhân và công ty Mỹ không được phép làm ăn với các công ty này.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ "ngay lập tức sửa sai lầm" khi trừng phạt các công ty nước này.

Còn đối với Nga đã thôn tính bán đảo Crimea và khuấy rối biên giới của Ukraine, Mỹ tiếp tục chế tài Nga cho tới khi Moscow thay đổi hành vi.
Và Nhựt, đồng minh thân thiết của Mỹ, Nhật Bản theo chân Mỹ đóng băng tài sản công ty Trung Quốc. Nhật Bản đã quyết định cùng Mỹ gây áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.