Hôm nay,  

Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất: Phúc Lợi Hay Tai Họa Cho Dân Tộc Việt Nam ?

25/04/200500:00:00(Xem: 5894)
Từ ngày lập quốc đến nay, trải qua mấy ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam vẫn cha truyền con nối, chọn tương lai trên sông nước biển khơi, do trên sử sách thế giới mới khen tặng người nước ta giỏi thủy tánh và bơi lội như rái cá. Trong dòng năm tháng giữ nước, các đia danh Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử,Vàm Cỏ, Lô Giang ..và mới nhất là Hoàng Sa ngoài khơi Đông Hải, đã là mộ địa chôn xác giặc thù xâm lăng, ngàn đời không phai nhòa chiến sử.
Biển VN ngày nay theo qui ước quốc tế, ngoài 3300 cây số chạy dài từ Móng Cáy tới Hà Tiên, còn có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông với 4000 hải đảo lớn bé, chứa nhiều thủy sản, khoáng chất, dầu lửa và khí đốt. Tiếc thay cọng sản quốc tế vì quyền lợi của đảng, từ năm 1958 tới nay đã manh tâm bán nhượng quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và nhiều phần biển quý trong vịnh Bắc Việt cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Thật vậy với một diện tích canh tác càng ngày càng bị giới hạn bởi thiên tai, nguồn tưới và nạn nhân mãn trầm trọng với 5,2 triệu ha ruộng, phải nuôi hơn 80 triệu người, nên bình quân 0,16 ha dành cho 1 nông dân, nếu theo quy định của Liên Hiệp Quốc, thì quá thấp, dù theo cái loa tuyên truyền thì VN hiện nay là nước đứng thứ ba (sau Thái Lan, ấn Độ) sản xuất gạo. Nói chung, gạo thặng dư bán ra ngoài chỉ là vấn đề thời gian, cho nên dù muốn hay không, thức ăn và tương lai của dân tộc cũng vẫn là biển.
Từ đầu năm 1995, đảng đả uỷ nhiệm cho Viện Hải Dương Học Nha Trang, lo chuyện khảo cứu biển nhưng đó chỉ là kế hoạch, chứ thực tế kết quả không có vì kinh phí ít,, máy móc trang bị cổ lỗ từ thời Pháp và VNCH để lại không được thay thế, sau rốt là nhân sự không có vì không ai chịu học cái ngành không thể tham nhũng này. Đó là lý do tại sao càng ngày ngành ngư nghiệp VN càng đi đến chỗ lạm thác, đội ngư thuyền của cả nước nhìn , chỉ có con số báo cáo nhưng thực tế tổng trọng tải thua xa tất cả các nước quanh vùng. Tệ hại nhất là ngư dân không hề được học hỏi hay cho biết cách bảo vệ ngư trường. Trong nước không ban bố luật về khai thác hải sản, vì vậy ngư dân đã dùng loại lưới giả cào mắt nhỏ, tàn sát hết các loại thuỷ tộc, kể luôn những con mới sinh chưa trưởng thành. Đó là chưa nói tới việc xử dụng chất nổ, mìn và TNT có sức hủy diệt kinh khiếp. Quan trọng nhất là đảng đã đồng thuận hay tai ngơ mắt nhắm, bỏ mặc ngoài xa khơi, để mặc hay đã cho phép các tàu ngoại quốc, Nhật, Đài Loan, Nam Hàn..tha hồ thu vén hằng chục triệu tấn hải sản. Cũng may thềm lục địa VN còn có dầu và khí đốt mới lôi kéo được sự chú ý của đảng vì tỉ ngạch bán dầu hơn 1 tỷ đô la/1 năm.
Lợi ích khai thác và xây dựng ngành dầu khí, đối với các nước vốn coi như an ninh, quốc sách và được sắp xếp quy hoạch hợp lý. Nhưng đối với xã nghĩa VN thì hồng hơn chuyên, sao cũng được, miễn là có tiền để cùng nhau chia đều từ trên xuống dưới, thế là im re. Chuyện đảng chọn Dung Quất, một làng đánh cá xa xôi tận miền Trung, cách vùng quặng mỏ hơn ngàn hải lý, để thiết lập nhà máy lọc dầu, đã nói lên cái chiến lược đem con bỏ chợ, không cần đếm xỉa tới quyền lợi của quốc dân, kinh tế đất nước..vì chỉ cần làm cho xong, còn kết quả thì ai cần biết tới.
Chuyện dài Dung Quất bổng làm nhớ tới chuyện Nhà Máy Điện Nguyên Tử Bataan của Phi Luật Tân . Đây là một nhà máy sản xuất điện nguyên tử đầu tiên tại vùng Đông Nam Á có hai hệ thống phát điện, tiền xây dựng của Mỹ và Nhật tặng. Theo đúng lịch trình thì năm 1986, nhà máy được khánh thành và bắt đầu hoạt động nhưng rồi một sự cố đã xảy ra khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Liên Xô phát nổ ngày 26-4-1986 làm thất thoát ra ngoài hơn 1 triệu tấn chất phóng xạ giết người. Đó là lý do chính để Quốc Hội Phi, trên nguyên tắc cấm không cho nhà máy Bataan hoạt động và ngưng việc tiếp tục xây dựng. Phúc lợi đâu không thấy, chỉ biết hằng năm, chính phủ phải thu thuế dân thêm, để có hằng triệu đô la bảo quản máy móc, nếu không thì số tiền xây dựng hơn mấy tỷ đồng phải trở thành đóng sắt vụn.
Câu chuyện ngẫu nhiên trùng hợp trên, đã khiến cho người ta cũng phải hoài nghi về chuyện dài Dụng Quất hiện nay, với tiền đầu tư xây dựng đã lên tới 1 tỷ rưỡi mà tương lai thì không biết đâu mò, bởi chuyện khai thác dầu mỏ là độc quyền của thiên nhiên và vì vậy các nước khai thác luôn gặp trớ trêu của định mệnh. Phương chi dầu mỏ cuả VN so với các nước tiền tiến, rất giới hạn, nên có khi nhà máy chưa xây xong thì dầu đã ca.n kiệt. Vậy tiền vay nợ ai trả và đó chính là thắc mắc hiện nay của người trong nước, khi nghĩ tới phúc lợi hay tai hoạ của nhà máy lọc dầu số 1 VN, thực chất chỉ để thỏa mãn nhu cầu chính trị chứ không có lợi gì cho kinh tế như một số lớn các kinh tế gia quốc tế nhận xét lúc tham dự đấu thầu khai thác.
Dù được báo chí và các đài ngoại quốc có chương trình Việt Ngữ, đánh bóng ca tụng tới răng nhưng mặt thật ai cũng biết đất nước VN, đang tuột dốc một cách thê thảm, từ kinh tế, quân sự cho tới xã hội giáo dục. Sở dĩ nay chưa có cuộc đổi đời vì đảng may mắn được đồng bào tị nạn hải ngoại, gửi tiền bạc lên tới cả tỉ đô la về cứu bồ hằng năm. Nhưng đây cũng chỉ là chửa cháy, vì đảng có bao giờ nghĩ tới phúc lợi của toàn dân cả nước . Giống như thủ tướng VC Võ văn Kiệt , mới đây lên đài tuyên bố rằng, cái sự đánh Miền Nam là điều khốn nạn, thì có gì đâu gọi là ngày tự do hay chiến thắng, để có cớ mà ăn mừng hay thêm lần lường gạt , tiền và niềm tin của đồng bào. Lời tuyên bố trên, đã giải thích rõ ràng về thái độ của đồng bào trong nước, phản đối và khinh nhạo việc đảng, hết xây nhà máy lọc dầu Dung Quất, tới dựng xưởng điện nguyên tử ..

1 - DẦU LỬA VÀ KHÍ ĐỐT VIỆT-NAM :

Mấy năm gần đây, sự xuất hiện của dầu lửa và khí đốt ngoài khơi bờ biển VN, làm cho các cán bộ cao cấp đảng trở thành những triệu phú đỏ tiền bạc không sao đếm hết. Khai thác lãnh vực này hiện có rất nhiều công ty ngoại quốc tham dự, riêng Việt xã nghĩa và quốc doanh Liên Xô củ hợp tác, làm thành xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô hay Vietsovpetro, trách nhiệm khai thác ba mỏ Rồng, Đại Hùng và Bạch Hổ. Hai mỏ Rồng và Đại Hùng có tổng sản lượng rất kém chỉ chiếm 20%, còn 80% tổng sản lượng còn lại ( từ 62-70 triệu tấn tính tới tháng 9-1999) đều của mỏ Bạch Hổ, thu về cho VC hơn 10 tỉ đô la tiền dầu. Theo tài liệu thì mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng đã được chính phủ VNCH tìm thấy từ năm 1974 nhưng vì chiến tranh triền miên, vấn đề khai thác chưa được thực hiện thì đất nước sụp đổ vào ngày 30-4-1975 nên mãi tới năm 1981, VC và LX mới hợp tác khai thác dựa theo hồ sơ của hãng dâù Mỹ có trước từ năm 1975. Mỏ này khai thác tới năm 1988 thì có dấu hiệu cạn kiện vì ai cũng biết, trong lãnh vực khoan dầu, LX rất thua kém các nước Tây Phương, dàn khoan lại cổ lỗ , nên cuối cùng phải nhờ bàn tay người Mỹ giúp mũi khoan và thăm dò tìm được gần khu vực đó một túi dầu khổng lồ, nằm cách mặt nước 3000m, có chiều dài 20km, rộng 5km và cao 1,5km. Sự bất tài của LX cũng đã được minh chứng khi nước này giúp Bắc Việt tìm kiếm dầu khí từ 1960-1970 nhưng chỉ tìm được một ít khí đốt tại mỏ Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình. Hiện nay VN đã tìm thấy nhiều quặng khí đốt ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt, qua sự hợp tác của ngoại quốc, chứ không phải Nga Sô.
Bắt đầu từ năm 1978, việc khai thác dầu khí đã bắt đầu tại miền Nam, trong đất liền và dọc theo sông rạch của Cửu Long Giang, đồng thời cho một số nước làm ăn theo kiểu liên doanh, khai thác vùng thềm lục địa phía nam từ Vũng Tàu tới Côn Sơn. Tuy nhiên trong giai đoạn này, xí nghiệp dầu khí liên doanh VIETSOVPETRO (VSP) giữa VC và LX hoạt động từ năm 1981 là quan trọng nhất. Công ty vẫn hợp tác tới nay và chỉ riêng mỏ Bạch Hổ với tổng sản lượng dầu thô sản xuất trên 35 triệu tấn, đưa VN vào hàng thứ 4 ở Đông nam Á ( Indonesien, Malaisya và Brunei). Đầu năm 1988, VC ban hành luật đầu tư nước ngoài để câu khách. Nhờ vậy đến năm 1995 đã có 29 hợp đồng ngoại quốc liên doanh với Tổng Công Ty Dầu Khí VC (Petro VN), thu về hơn 1,5 tỷ đô lơi nhuận. Nhờ vậy trong giai đoạn này, nhiều nhà thầu đã tìm được nhiều mỏ dầu mới Lan Tây, Lan Đỏ. Các Liên Minh BP-STATOIL-ONCC tìm được khí đốt và dầu tại mỏ Kim Cương Tây và Hải Thạch. Liên Minh AEDC-MOBIL-TEIROKU-BP-STATOIL phát hiện khí đốt và dầu tại mỏ Mộc Tinh. Ngoài ra nhiều mỏ dầu và khí đốt cũng đã được tìm thấy tại các mỏ Rồng Bay, Rồng Đỏ, Rồng Vĩ Đại, Hải Cẩu, Ruby, Hồng Ngọc, Lục Ngọc.. Tóm lại trong các liên minh thăm dò dầu khí, liên minh Nhật-Việt (SVPC) coi như thành công nhất khi khoan được túi dầu vào ngày 20-6-1994 với thu hoạch 10.000 thùng dầu thô/1 ngày. Từ năm 1995, việc thu hồi các khí đồng hành tại các mỏ được thực hiện, đầu tiên là mỏ Bạch Hổ. Khí đưộc dẫn về sử dụng trong khu công nghiệp ở Bà Rịa. Song song, công ty dầu khí cũng đã liên doanh với các hãng BP-STATOIL-MOBIL-BHP trong dự án dẫn khí đồng hành tại các mỏ ở phiá nam Côn Sơn vào bờ và đã hoạt động từ năm 1998 với công suất 6 tỉ m3/1 năm. Năm ngoái, VN cũng đã tìm được ba mỏ dầu , cách bờ biển Phan Thiết chừng 60 km và đã đưa vào khai thác hoạt động, trong liên doanh Mỹ-Việt.
Vì quần đảo Trường Sa nay là một đơn vị hành chánh , thuộc Huyện Phú Quý của tỉnh Bình Thuận. Thêm vào đó Phan Thiết có mỏ dầu hỏa, nên nguồn tin Đảng bán đảo Phú Quý cho Mỹ, để lập căn cứ quân sự và xây nhà máy lọc dầu, khí đốt, có thể trở thành sự thật, dù hiện nay chỉ là tin đồn.

Về việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất, từ khi có dự án tới nay vẫn luôn là chuyện dài nóng hổi. Đầu tiên hãng TOTAL tuyên bố bỏ cuộc chơi ngày 6-9-1995, sau đó kế tiếp là các hãng CONOCO(Mỹ), PETRONAS(Mlaysia), LG(Nam Hàn) và CPC-CIDC(Đài Loan), cho nên thay vì hoàn thành theo dự tính vào tháng 7-1996 nhưng mãi tới nay cũng không biết đâu mà mò.

2- NHÀ MÁY LỌC DẦu SỐ 1 TẠI DUNG QUẤT :

Dung Quất có lãnh thổ nằm trong quận Bình Sơn (Quảng Ngãi) và Chu Lai (Quảng Tín) củ của VNCH. Vùng này, nay VC gọi là Huyện Núi Thành , thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẳng. Tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có diện tích là 5135 km2 và dân số 1.190.000 người. Quảng Ngãi là quê hương của thủ tướng VC muôn năm Phạm Văn Đồng, người năm 1958, thừa lệnh Hồ Chí Minh, bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, để dỗi lấy viện trợ và sự giúp đỡ nhân vật lực trong cuộc xâm lăng và cưỡng chiếm VNCH. Quảng Ngãi cũng là quê hương của Trần Văn Trà, nơi phát động chiến dịch đồng khởi tại quận Trà Bồng năm 1960,đánh dấu ngày ra đời cuả cái mặt trận Ma Giải Phóng Miền Nam. Đây cũng là nơi một thời nổi sóng trong vụ quân Mỹ bị gài độ tại Mỹ Lai về tội thảm sát đồng bào theo VC..

Dung Quất có diện tích tổng quát là 16.000 ha, gồm 15.000 trên đất liền và 1000 quanh biển hay là vịnh Dung Quất, nằm về phía đông bắc Bình Sơn, với độ nước sâu từ 6-20m , rất thuận tiện cho tất cả các loại tàu thuyền có trọng tải từ 3000-200.000 tấn cập bến. Vùng đất liền kín gió nhờ có mũi Co Co che chở. Riêng khu vực dự trù xây hải cảng với bờ đê chắn sóng, có chiều dài từ 21-23 km .Chung quanh Dung Quất là các làng Vạn Tưởng, An Thành cùng với sân bay Chu Lai nổi tiếng trước năm 1975, với đường băng dài hơn 3,5 km , có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay lớn.

Sân bay Chu Lai tháng trước, đã được khánh thành. Chuyện này cũng không lạ, vì hiện nay, hầu hết các phi trường quân sự củ của VNCH để lại như Phú Bài (Thừa Thiên), Đà Nẳng (Quảng Nam), Cù Hanh (Pleiku), Nha Trang, Liên Khương (Tuyên Đức), Bưủ Sơn (Phan Rang) và Biên Hòa..đều được VC sửa chữa đề phát triển ngành hàng không nội địa. Phía tây Dung Quất chừng 10 km là Quốc Lộ 1 và đường xe hỏa xuyên Việt. Từ khi VN mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, đa số các dự án đều tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu là các địa điểm phát triển mọi mặt, nên tiền đầu tư có thể thu hồi dễ dàng. Trong khi đó miền Trung, kể cả Huế, Đà Nẳng, Nha Trang..bị xếp loại khó kiếm lời, cho nên ít có ai chịu bỏ vốn. Nói chi tới Dung Quất là một làng dánh cá nghèo nàn, nằm trong một tỉnh mà từ lâu không có nguồn kinh tế nào khả dĩ để câu khách. Dù VC đã phác hoạ nhiều chương trình tràng giang đại hải để quảng cáo như Dung Quất là cửa ngỏ của việc xuất khẩu từ Cao Nguyên Trung Phần. Dung Quất nằm trên đường hàng hải quốc tế Hồng Kông-Đài Loan-Nhật Bản-Tân Gia Ba. Dung Quất cửa ngõ đi Lào-Thái-Kampuchia..Tóm lại theo quảng cáo, đây là cõi thiên đàng.
Nhưng nói là một chuyện, hơn nửa tư bản đỏ trắng, chỉ bỏ tiền vào hợp tác làm ăn, khi thấy có lới. Nên mọi sự đều là tiền, mà đầu tiên , chưa kể chi phí tân tạo lại sân bay quốc tế Chu Lai, vốn bị bỏ hoang từ lâu, chỉ tiền thực hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất phải tốn 10 tỉ đô la. Do số tiền to lớn nên dù đã có hơn 50 công ty nước ngoài đến tham quan, rồi lại giã từ với lý do vì Dung Quất không có cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là tờ Bangkok Post của Thái Lan số ngày 11-4-1995 chơi xỏ bằng cách in một tấm hình chục làng đánh cá Dung Quật, nằm giữa một động cát trắng, đồi núi xa xăm, lè tè một vài cây dương liễu và dăm mái nhà tranh hắt hiu trước gió rũ, với hàng chữ chua to tướng " Đây dự án 10 tỉ đô la cho nhà máy lọc dầu số 1 VN".
Tháng 11-2002 ,lục đục giư4a liên doanh Nga-Việt, về dựa án xây cất nhà máy lọc dầu Dung Quất. Dù là đồng chí cũ, nhưng hai bên không ai nhịn ai, đại để Nga thì tố cáo cán bộ VC từ trên xuống dưới tham nhũng, ăn xén tiền đầu tư. Trái lại VC tố Nga ba xạo, chỉ cung cấp cho VC những vật liệu củ hỏng. Cuối cùng Nga rút và đòi lại tiền chung vốn gần nửa tỉ. Tình trạng cù nhầy trên đã khiến cho phó chủ tịch quốc hội VC là Vũ Đình Cự khi vào thanh tra về, phải ngao ngán tuyên bố " một ngày Dung Quất chưa thành hình, thì nhà nước phải tốn từ nửa triệu đến 1 triệu /1 ngày cho dự án này". Theo Cao xuân Thủy, phó ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất thì, việc xây dựng rất quy mô, bao gồm ba khu phía đông cửa sông Trà Bồng, khu đô thị Vạn Tưởng và khu dân cư. Riêng nhà máy lọc dầu số 1 sẽ là ưu tiên thực hiện trước. Khi thành hình, nhà máy có công suất 130.000 thùng /1 ngày. Chi phí xây cất là tiền liên doanh của Petro VN và tập đoàn Zarubeznheft ( Cộng Hòa Liên Bang Nga), hiện đã rút lui . Mới đây, theo tin Đài Á Châu Tự Do, thì Pháp nhảy vào thay thế, và tiền góp chung tăng thêm 200 triêu mỹ kim, tức là vốn đầu tư hơn 1 tỷ rưởi. Trước kia nguyên tắc góp vốn của Nga Việt là hai nước lấy từ tiền lãi , trong liên doanh khai thác dầu của Vietsovpetro Vũng Tàu là 50/50. Dự án hứa hẹn khánh thành năm 2003, nay thì theo tin lại hứa vào năm 2004 hay 2005 gì đó. Ngoài ra, hai nước Việt-Nga còn hứa sẽ chung vốn sản xuất nhà máy polypropylen ( Chất nhựa PP) và nhà máy GAZ lỏng. Nay các dự án trên chắc cũng chờ, giống như dự án xây thêm nhà máy lọc dầu thứ 2, rồi nhà máy cán thép, xưởng đóng tàu biển.. Còn làng quê Vạn Tưởng cũng sẽ trở nên một tỉnh thành lộng lẫy với các phương tiện vật chất tiền tiến, tối tân, nhằm phục vụ cho các ông chủ dầu, chuyên viên và công nhân nhà máy..Nhiều hãng thầu quốc tế đã làm việc tại đây như hãng UOP của Mỹ tạo tác phân xưởng hóa chất Naphta, qua khí hydro và Reforming. Hãng IFP của Pháp lo phân xưởng Cracking. Hãng Mercychem lo phân xưởng trung hòa sút đã sử dụng (CNU). Hãng thầu W.S.ATKINS phụ trách phần đặt và ráp ống dẫn dầu thô từ cảng vào nhà máy..Riêng công ty ODA của Nhật đầu tư 10 triệu đô thiết kế hệ thống viễn thông, còn hệ thớng nước máy thì do công ty Vinaconex thầu. Trong thành phố Vạn Tưởng, kế hoạch sẽ có bệnh viện 100 giường. Tóm lại đây chỉ là hồ sơ gọi thầu và chờ vốn do ba ngả cung cấp : nhà nước, thương gia quốc nội và tư bản bên ngoài.
Về việc chọn Dung Quật làm nhà máy lọc dầu số 1 VN, mà từ khước Cam Ranh, Nha Trang hay Phú Quý, cho thấy đảng đã có ý định nhằm vào chính trị hơn là kinh tế. Vấn đề chuyên chở dầu khai thác từ các mỏ tận biển Nam, ra tới Quảng Ngãi xa xôi, khiến giá thành rất cao, so vời việc lọc dầu tại Mã Lai, Đài Loan hay Nhật Bản. Dung Quất dù có được nâng cấp hay o bế bực nào chăng nửa, thì thực tế cũng chỉ là một khu vực kinh tế, chứ không bao giờ trở thành là một khu công nghiệp như các khu công nghiệp Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, dù nơi này cũng có đủ các cơ sở hạ tầng như sân bay, dân cư, đô thị, hải cảng, vùng sản xuất nông nghiệp. Đó là một sự lúng túng lẫn lộn giữa các nhà quy hoạch xã nghĩa, luôn tưởng rằng, hể có chính trị là có kinh tế . Sau đó tự nhiên phát triển hóa rồng, trong khi lại quên mấu chốt chết người, cái sự ø đầu tiên, tức là tiền đâu để thực hiện nhu cầu. Rồi thì để làm đúng chỉ tiêu đề ra theo nghị quyết, một thói quen của đảng, người ta cứ nhồi nhét hằm bà làng cho kế hoạch như cơ chế, chính sách, thể chế và luật rừng VN đối chọi với luật kinh tế quốc tế. Sự việc đã khiến cho bất cứ một kẻ hợp tác nào, dù đó người Nga, cùng lò cùng tiệm với VC, cũng chịu không nổi đành bỏ cuộc, ôm của chạy trước để may ra không mất vốn lẫn lời.
Theo các chuyên viên VC, thì chỉ còn một cách là thay vì dùng danh từ Khu công nghiệp Dung Quất, thì nhà nước cứ gọi bừa nó là Khu Kinh Tế, để hợp thức hoá trên mặt giấy tờ, khiến cho các nhà đầu tư quốc tế không còn sợ và thắc mắc vì sự tréo cẳng ngổng của dự án đang thực hiện. Làm được điều này, mới là phép mầu để cứu Dung Quất đang nuốt đô như cán ta năm xưa phà khói thuốc Lào, trong lúc đó chẳng có một ma nào ngó ngàng. Ngày trước nhà nước đổ thừa là tại không được hưởng đặc ân, nên các nhà đầu tư dù rất muốn hợp tác cũng ngần ngại. Nay thì tất cả dành ưu tiên cho Dung Quất, rốt cục cũng chỉ có nước Nga nhảy vào vì được độc quyền cung cấp vật liệu từ A-Z cho việc xây dựng nhà máy. Thế nhưng Nga cũng banh máy phải bỏ chạy, dù VC có hứa với Tổng Thống Putin là sau khi hoàn thành, hai nước lại hợp tác chung trong việc lập nhà máy Điện Nguyên tử đầu tiên cho VN tại Bình Thuận, kinh phí tới vài chục tỷ. Vậy mà vẫn không câu được khách. Nhưng dù thế nào chăng nửa, VC đã khẳng định Dung Quất là địa điểm duy nhất tại VN để lập nhà máy lọc dầu, chẳng những số 1, mà còn là số 2..vì có như thế mới cân bằng được sự phát triển đồng đều ba miền Bắc,Trung và Nam.

Rồi đây một mai nếu giá dầu sut giảm khi tình hình Iraq dược an ninh, chừng đó dầu của nước này sẽ mở xả láng, cộng với dầu và khí đốt của các nước Trung Á đang dần dần ngả theo Mỹ. Ngày đó, giá một lít dầu trên thị trường chắc chắn rẽ hơn dầu thô VN chưa tính tiền lọc. Vậy ta bán dầu thô cho được giá hay cứ phải vì nhu cầu chính trị mà chở dầu từ vạn dặm đem củi về rừng " Đó là lý do lơi nhuận mà các nhà đầu tư không chấp nhận Dung Quất. Còn các dự án hoang tưởng như đã kể trên, chắc cũng sẽ bị quên lãng vì Đảng đang cầu mong cho nhà máy được khánh thành. Thế là chỉ tiêu đạt được, còn việc sử dụng hay không lại là chuyện khác, giống như câu chuyện nhà máy điện nguyên tử tại Bataan, Phi Luật Tân..nay cũng đã vào quên lảng, thật không biết đó là phúc hay đại họa cho dân tộc mình ..

Ba mươi năm cưỡng chiếm được Miền Nam và thống nhất cả nước. Mười lăm năm đổi mới, VN ngày nay cái gì cũng có, ngoài viễn ảnh kinh tế vốn đã không sáng sủa từ lúc khởi đầu, thì nay lại càng suy sụp vì đảng chỉ đặt lợi ích của cục bộ, trên phúc lợi của toàn dân. Sự thất bại của VN qua các dịch vụ liên quan đến tôm, hải sản, cá Fish, cà phê, cao su..cho tơí đồ may mặc, đã nói lên sự bất tài ngu dốt của đảng cầm quyền. Sự chênh lệch giàu nghèo trong nước, đã khiến cho người dân không còn coi lao động là vinh quang như thời kỳ tem phiếu. Ngoài ra kinh tế trì trệ, khiến số người nhất là vùng nông thôn, bị thất nghiệp do thiên tai, hạn hán, nạn cúm gia cầm..trong khi chính phủ không còn khả năng giải quyết, đã gây ra tệ trạng xã hội, trộm cướp, bán dâm, xì ke ma tuý..
Đó là những vấn đê sinh tử, đáng lẽ đảng phải giải quyết guíp cho đồng bào, hơn là đem bạc tỷ để làm cộng chuyện tô son bôi phấn, trong lúc mât thật của VC ai giờ cũng biết -/-

Xóm Cồn tháng 4-2005
HỒ ĐINH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.