Hôm nay,  

Công An Chiếm Nhà, Đấu Giá: Mẹ, 8 Con Than Khóc, Kêu Oan

25/04/200500:00:00(Xem: 4773)
SAIGON -- Câu chuyện tưởng như của riêng một gia đình, nhưng lại là điển hình cho bộ mặt đàn áp, bất công của guồng máy CSVN -- khi lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng cấu kết, để đàn áp những người dân tội nghiệp, thế cô. Lá Đơn Kêu Oan này được gửi từ quê nhà tới tòa soạn VB để xin đưa tiếng kêu oan tới tận các lãnh tụ Ba Đình. Đơn Kêu Oan như sau.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o-------
ĐƠN KÊU OAN
(V/v phân chia tài sản sau ly hôn)
Kính gởi: - Chủ tịch quốc hội nước CHXHCNVN.
- Chủ tịch nước CHXHCNVN.
- Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN.
- Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao Hà Hội.
- Chánh án Tòa án tối cao Hà Nội.
Tôi tên Trần Thị Mẫn, sinh năm 1948. Nguyên quán Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định. Hiện cư ngụ tại số nhà 206 Nguyễn Thái Học, Tp. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Hôm nay tôi làm đơn này kính gởi lên quí cấp xin cứu xét, minh oan cho tôi một việc như sau:
Vào năm 1969 tôi lập gia đình với ông Võ Tăng Tòng, người Tuy Phước, Bình Định. Khi ra làm ăn riêng, vì nhà chồng không giúp đỡ tiền vốn, nên năm 1970 tôi phải về quê bán ruộng của cha mẹ ruột tôi để vào Quy Nhơn mua đất xây nhà và giấy tờ lúc ấy do tôi đứng tên. Việc này những chủ mua ruộng của tôi vào thời điểm đó, cũng như hai bên nội ngoại đều chứng kiến. Sau đó một thời gian, cha chồng là ông Võ Tăng Sum cùng ông Võ Tăng Tòng đã lấy giấy tờ nhà do tôi đứng tên, bảo chủ bán là ông Quang Vĩnh Khương sang tên lại cho ông Võ Tăng Sum. Rồi ông Sum lại sang tên cho tôi và ông Tòng. Việc này tôi không được vui, nhưng vì phận gái “xuất giá tòng phu” buộc tôi phải miễn cưỡng tin vào gia đình chồng nên đã không phản đối.
Trong thời gian sống chung, từ những mâu thuẫn do bất đồng trong quan niệm sống và cách làm ăn, nên tình cảm vợ chồng dần dần bị sức mẻ và rạng nứt sâu sắc.
Mâu thuẫn ngày càng chồng chất, đến năm 1988 ông Tòng đã tìm kế để đánh đập, xua đuổi rồi nhân lúc tôi đi làm vắng nhà đã tự ý lấy của tôi tổng số 97 lượng vàng y để ra Nhơn Hội, Bình Định đắp hồ nuôi tôm và sống với một người đàn bà khác – đa số người dân Nhơn Hội đều biết việc này.
Sự phản bội tình cảm và sự dại dột trong làm ăn của ông Tòng, khiến tôi thấy sự phá sản có thể dẫn đến chỗ không còn nhà để ở, nên năm 1990 tôi đã thông báo lên đài truyền hình Tp. Qui Nhơn hai đêm liền rằng, tôi tuyệt đối không đồng ý ông Tòng lấy giấy tờ nhà để vay các ngân hàng nhà nước cũng như tư nhân, nếu ai cho vay mượn tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này có các cán bộ nhà nước đã nghe và làm chứng.
Đúng như tôi nghĩ, ông Tòng đã thất bại và thua lỗ trong việc đắp hồ nuôi tôm và cũng không thể lấy giấy tờ nhà để thuế chấp vay tiền được, nên ông Tòng tự ý vay nợ những người cùng làm ăn và những người mà ông quen biết. Mâu thuẫn gia đình ngày càng gay gắt, bế tắc không thể cứu vãng được. Tôi thường xuyên sống trong lo sợ và chịu cảnh ngược đãi bởi sự đánh đập một thời gian khá dài. Thời gian đó, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời ông Tòng đến để khuyên can, cũng như mời chúng tôi đến để hòa giải, nhưng rồi sự việc đâu cũng vào đó.
Vì không thể chịu nổi cảnh sống khổ đau như vậy, cho nên tôi quyết định ly hôn và đã được TAND Tp. Qui Nhơn tại QĐ số 24 ngày 14/02/1997 chấp nhận. Việc phân chia tài sản thì tòa đã công nhận ông Tòng lấy của tôi 57 lượng vàng y, mặc dầu trước đó ông Tòng đã ký giấy chấp nhận lấy của tôi 97 lượng. Tòa còn buộc tôi phải trả nợ chung là 30 lượng vàng y và 25 triệu; nợ riêng của ông là 31 triệu và tôi chịu trách nhiệm nuôi 8 người con. Riêng phần tôi thì được sở hữu căn nhà.
Căn nhà lúc đó nhà nước định giá là 120 lượng, đem chia đôi mỗi người một nửa. Giá vàng lúc đó chỉ 450000 đồng một chỉ. Xét xử chia đôi tài sản thì ông Tòng đã chiếm hơn 80 lượng, như vậy là tôi đã chịu thiệt thòi quá nhiều rồi. Nhưng vì thương con và tôi cũng muốn sống yên thân giữ căn nhà làm nơi che nắng để làm ăn nuôi con, cho nên tôi đã chấp nhận sự phân chia như trên.
Sau ngày ly hôn, trong hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng nhưng tôi phải vay mượn tiền của dòng họ tôi để hoàn trả một số tiền lớn như vậy quả là điều đáng thương tâm. Mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng đến sáng ngày cuối hạng trả nợ, tôi còn thiếu 5 triệu thì lập tức các lực lượng công an, lực lượng thi hành án tỉnh, lực lượng thi hành án thành phố liền ập vào đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, rồi niêm phong treo bản bán đấu giá. Đội ngũ những người đấu giá thì đã được tập hợp sẵn sàng rồi. Tôi không biết làm sao, nên vội chạy xuống chợ để vay nóng 5 triệu đem về giao nộp, họ mới tháo niêm. Vào được nhà của mình rồi, mẹ con tôi nấu nồi cơm ăn cho đỡ đói mà lòng cứ nghẹn ngào, chén cơm chan đấy nước mắt.
Kính thưa quý cấp, trong quyết định ly hôn này, tòa không hề đề cập gì về trách nhiệm trả nợ của tôi tại bản án số 162/DSST này 08/10/1996 của TAND Tp. Qui Nhơn và các bản án DSST số 136, số 137 ngày 30/11/1996 cũng như bản án số 145 ngày 26/12/1996 của TAND tỉnh Bình Định về việc ông Tòng vay nợ. Hơn nữa TAND Tp. Qui Nhơn, TAND tỉnh Bình Định xét xử và ra các bản án trên cũng không đề cập gì đến trách nhiệm trả nợ của tôi, hay mời tôi tham gia tố tụng khi tòa xét xử hay ký bất cứ bản án nào mà tòa xét xử nợ của ông Tòng. Vì họ biết tôi đã thông báo trên phương tiện truyền thông như vậy thì không thể xét xử gì được, nên chỉ mời ông Tòng và các chủ cho vay để xét xử.

Hơn nữa, các con nợ đã bất chấp việc tôi thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng là tôi không chịu trách nhiệm về việc ông Tòng vay nợ. Tôi không hề biết ông Tòng vay vào lúc nào, nợ ai, mấy người, vay bao nhiêu" Tôi cũng không hứa hẹn hay ký nhận với các chủ nợ điều gì. Ông Tòng tự ý vay nợ và khi tòa xử kiện thì tôi hoàn toàn không biết gì cả.
Cứ ngỡ nỗi gian truân đến đây là hết. Nhưng quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật rồi mà bản án lại không được thi hành, vì các chủ cho vay thấy ông Tòng không có khả năng trả nợ nên đã kiện lên Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Định. Rồi Tòa án tỉnh Bình Định liền ra một bản án số 230 ngày 11/12/1997 là “công nhận ly hôn”, nhưng “hủy phần phân chia tài sản”. Họ cố ghép căn nhà của tôi là “tài sản chung” để buộc tôi phải trả nợ.
Quyết định quá bất công như vậy, nên tôi làm đơn trình đến Tòa án tối cao tại Đà Nẵng và tòa đã chấp nhận kháng cáo của tôi, nên đã ra quyết định số 13/QĐDSPT ngày 15/04/1998 là “hủy QĐ số 230 ngày 11/12/1997 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định”. Nhưng ngày 26/12/2000 UBTP-TAND TC tại Hà Nội lại ra quyết định số 39/UBTP-DS hủy quyết định số 13 của Tòa án Đà Nẵng.
Sau thời gian đó, tôi lại nhận nhiều quyết định sai trái của Đội thi hành án Tp. Qui Nhơn, nên tôi đã khiếu nại lên Chủ tịch nước, lên Thủ tướng chính phủ, lên Viện Kiểm Sát các cấp, Tòa đại diện miền Trung ở Đà Nẵng, Tòa tối cao ở Hà Nội,… và các ban ngành có liên quan. Rồi bản án cuối cùng gởi đến đề ngày 29/06/2001, nhưng đến cuối năm 2003 tôi mới nhận được. Tất cả những sự kiện pháp luật chồng chéo lên nhau như vậy đã cố tình bóp méo sự thật và áp đặt lên đầu người dân những điều phi lý. Một thân tôi buôn tảo bán tần, có được đồng tiền nào thì lại lo đi kiện, đi thưa trình khắp nơi về nỗi oan ức của mình, trong khi một đàn con còn nhỏ dại phải lo ăn học. Hồ sơ đã gởi đến nhiều nơi nhưng tất cả đều im lặng.
Nếu một vụ án có hiệu lực pháp lý mà 36 tháng không thi hành án, đến nay đã quá 9 tháng rồi, tòa cũng không xử lại, thì tại sao đội Thi hành án Tp. Qui Nhơn cứ tiến hành gởi giấy đòi kê biên tài sản, bán đấu giá căn nhà của một người vô can như tôi" Công lý ở đâu trong khi một người nợ mà chính quyền các cấp lại cứ bắt một người khác phải trả"
Sau khi ly hôn, ông Tòng không còn hộ khẩu trong nhà của tôi, hiện ông ở đâu là việc của cơ quan chính quyền quản lý. Ông Tòng nợ của người ta thì cơ quan chính quyền truy tố xử lý. Vậy tại sao cơ quan các cấp không truy tố ông Tòng hay buộc ông trả nợ mà lại cứ nhằm vào tôi, buộc tôi trả nợ"
Kính thưa quí cấp, trải qua thời gian 8 năm trời tôi đã đi gởi và trình bày sự việc oan khúc này bằng các đơn kiện, đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền rồi. Nhưng đến ngày 11/06/2004 đội Thi hành án lại ngang nhiên đến kê biên tài sản, dọa nạt buộc tôi phải ký nhận. Do vậy, ngày 20/02/2004 tôi lại một phen nữa phải đến tại Viện Kiểm Sát nhân dân Tối cao tại Hà Nội gởi Đơn xin cứu xét, trình bày rõ ràng sự việc trên. Nhưng tôi chỉ nhận lại là lời hứa suông và cuối cùng tất cả lời kêu oan của tôi gởi đến cơ quan các cấp, kết quả chỉ đáp lại là sự làm ngơ một cách phũ phàng.
Một người đàn bà yếu đuối như tôi phải lo cho 8 người con, đời sống túng thiếu vô cùng mà phải sống trong sự đe dọa nhiều năm của đội Thi hành án Tp. Qui Nhơn, của sự bất công qua thời gian dài như vầy thì làm sao tôi sống cho yên thân"
Đội Thi hành án Tp. Qui Nhơn từ năm 1997 đến nay cứ đe dọa tôi mãi. Họ đã niêm nhà tôi, rồi lại kê biên tài sản và đến ngày 25/03/2005 này lại một lần nữa, đội Thi hành án Tp. Qui Nhơn đưa giấy báo buộc tôi phải trả nợ, nếu không, đến ngày 30/04/2005 này thì họ tiến hành kê biên tài sản rồi đem căn nhà, chốn dung thân cuối cùng của tôi ra bán đấu giá để lấy tiền, số tiền còn dư sẽ sung vào kho bạc nhà nước.
Lời cầu xin cứu xét của tôi trải qua 8 năm trời gởi đến các cơ quan lập pháp thì đều bị làm ngơ, ém nhẹm để cho cơ quan Thi hành án thì cứ nay kê biên tài sản, mai đòi bán đấu giá.
Tôi thiết nghĩ một người dân sống trên quê hương gọi là “độc lập tự do”, là “dân chủ”, là ‘công bằng văn minh” mà sao luôn chịu cảnh làm càng, ức hiếp của một số người lợi dụng quyền thực thi pháp luật thư thế này" Công lý ở đâu, pháp luật ở đâu trong khi quyền lợi đời sống và nhận quyền lẽ phải không được bảo hộ" Người cho vay đã không đúng pháp luật, còn người nợ thì không liên quan đến tôi, mà chính quyền lại cứ bắt tôi trả nợ. Đây là một điều hết sức phi lý mà trẻ con còn có thể hiểu được ai đúng ai sai.
Hôm nay, một lần nữa tôi quyết tâm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải nên tôi gởi đến quí cấp Đơn kêu oan này mong được điều tra xét xử; trả lại quyền sống an ổn, quyền lợi hợp pháp của một người dân lương thiện; cũng như kêu gọi sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông đại chúng hãy cất lên tiếng nói nhân đạo để giúp cho một người đàn bà thế cô lực yếu, thấp cổ bé họng đang bị ức hiếp nhiều năm trời như tôi.
Tôi chân thành cảm ơn.
Tp. Qui Nhơn, ngày 20/04/2005
* Bản sao gởi đến: Kính đơn
- Đội thi hành án Tp. Qui Nhơn
- Viện Kiểm Sát nhân dân Tp. Qui Nhơn
- Ủy Ban nhân dân Tp. Qui Nhơn.
Trần Thị Mẫn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.