Hôm nay,  

Biển Đông: TQ Vét Cá

17/08/201700:00:00(Xem: 4637)

Lệnh cấm đánh cá Biển Đông do Trung Quốc đưa ra vừa hết hạn, thế là nhiều sư đoàn tàu cá TQ lục tục kéo vào Biển Đông vét cá... bất kể là biển của Việt Nam.

Bản tin Xinhua ngày 16/8/2017 viết rằng cùng với tàu hải cảnh, khoảng 100 tàu cá TQ chiều Thứ Tư xuất hành từ tỉnh Hải Nam, ghi dấu kết thúc lệnh cấm lưới cá mùa hè.

Bản tin nói, khi ra lệnh cấm đầu mùa, có 18,000 tàu cá TQ trở về các hải cảng từ ngày 1 tháng 5/2017, khi khởi đầu lệnh cấm đánh cá.

Trong khi đó, tàu vũ trang TQ mấy ngaỳ qua liên tục cướp phá ngư dân Việt Nam trong vùng biển VN.

Mới đây là chuyện: Lại thêm 5 tàu cá trình báo bị tấn công ở Hoàng Sa...

Báo Pháp Luật và báo Đời Sống & Pháp Luật hôm Thứ Tư kể rằng 5 tàu cá Quảng Ngãi bị tàu lạ có vũ trang đập phá, cướp hải sản.

Tất cả 5 tàu cá này đều bị hư hỏng nặng tàu sản trên tàu, bị cướp hết hải sản do tàu lạ có vũ trang trấn áp, đập phá.

Chính phủ VN vẫn không dám nói thẳng tàu lạ là tàu nước nào... Phải chăng tàu lạ có vũ trang là tàu của biệt kích Mỹ? Than ôi... yếu gì yếu lạ vậy.

Trong khi đó, bản tin RFI kê rằng: Trung Quốc đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông...

Để tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trên biển, Trung Quốc vừa loan báo thành lập một công ty liên doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Quốc, thành lập một công ty liên doanh mới để xây các nhà máy điện hạt nhân nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở điện hạt nhân trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.

Theo thông cáo của CNNP, công ty liên doanh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc và phù hợp với tham vọng của nước này là trở thành một "cường quốc biển".

Thông cáo của CNNP không nói rõ là các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được xây như thế nào và đặt ở đâu, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng các cơ sở này sẽ được triển khai ở những vùng như Biển Đông.

RFI ghi nhận:

“Nói cách khác, Bắc Kinh xem việc phát triển công nghệ điện hạt nhân trên biển là biểu hiện cho tư thế một cường quốc biển, củng cố thêm những đòi hỏi chủ quyền của họ và dĩ nhiên là nếu cầu họ sẳn sàng sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho những cơ sở hạt nhân thiết yếu này. Như vậy, nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông sẽ càng gia tăng cùng với đà triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc....”

Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng Trung Quốc vừa trấn an Philippines rằng nước này sẽ không chiếm đóng thêm thực thể hay vùng lãnh thổ mới trên biển Đông, theo một thỏa hiệp mới với Manila để duy trì nguyên trạng giữa lúc 2 nước này đang tìm cách thắt chặt quan hệ.

Reuters dẫn lời bộ trưởng quốc phòng Philippines nói như vậy tại một buổi điều trần ở quốc hội Philippines.

Nhận định về lời hứa của Trung Quốc sẽ không lấn chiếm thêm các thực thể trên biển Đông, giám đốc Quỹ biển Đông (FESS) Trần Trường Thủy cho rằng Trung Quốc đã đưa ra cam kết này từ lâu rồi.

Trên trang Twitter cá nhân, ông Thủy viết Trung Quốc đã đưa ra lời cam kết này cùng với tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002.

Nhà nghiên cứu biển Đông Bill Hayton của Chatham House ở London nhận định với VOA rằng “chỉ có những quốc gia lạc quan nhất Đông Nam Á mới tin vào bất cứ cam kết nào của Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.”

Ông cho rằng những hành động của Trung Quốc trong hơn nửa thập kỷ qua cho thấy mục tiêu cuối cùng của nước này là chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ mọi họn đảo, đá và bãi cạn bên trong đường lưỡi bò hình chữ U mà họ đã vạch ra và tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

Một bài khác của VOA đã phỏng vấn một số chuyên gia -- và đều thấy viễn ảnh Biển Đông không khá nổi.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định qua VOA:

“Rất nhiều nước Đông Nam Á lo ngại đụng độ với Trung Quốc về mặt quân sự, vì vậy mà họ phải rất là nhân nhượng.... Trung Quốc đang mua chuộc những quốc gia khác như Lào, Campuchia, là những nước mà Trung Quốc có thể dễ thao túng để chia rẽ giữa Miên, Lào với Việt Nam trước, rồi sử dụng những nước này để tạo ra những bất đồng trong khối ASEAN, thì đấy là cái khó cho Việt Nam trong tình thế hiện nay...

“Trung Quốc cái ý đồ của nó thì xa dài lắm, kể cả về quân sự lẫn dân sự, nó cơi nới ra rồi cho dân đến ở, rồi biến nó thành những cái đảo có thể đưa du lịch đến được, không những là chỉ 7 cái đảo mà họ đã chiếm đóng mà họ còn mở cái con đường tơ lụa mới di qua Biển Đông và đi xuống, vòng qua Ấn Độ dương và sang bên Âu Châu, thành ra cái ý đồ của Trung Quốc thì bây giờ đã quá rõ, cả thế giới đều thấy, đều biết, chứ không phải riêng Biển Đông hay là Đông Nam Á.”

Bản tin VOA cũng phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về Việt Nam của Viện nghiên cứu Yusof Ishak (ISEAS) ở Singapore, nói:

“Sự cố Repsol cho thấy Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là ít nhất phải lên tiếng chống Trung Quốc, nếu muốn bảo vệ các lợi ích của mình trong Biển Đông.”

Bi quan... TQ vào Biển Đông, vừa vét cá, vừa vét điện...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.