Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Ba Bà Mẹ Mến Thương...

15/07/201700:00:00(Xem: 2768)
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức …. của bạn, hay chia xẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia xẻ của bạn.

Tuần này là bài viết cảm động của tác giả Thành Trương về ba bà mẹ. Cám ơn chú Thành đã gởi nhiều bài viết hay cho trang Gia Đình Việt Báo. Chúc chú Thành và quý độc giả của trang Gia Đình Việt Báo một mùa hè tươi vui.

BA BÀ MẸ

Trương Tấn Thành, WA

Má của tôi là một người vợ đảm đang. Là vợ của một tiểu công chức, bà đã xoay sở để gia đình được sống đầy đủ. Phải nói là nhờ bà mà khi còn nhỏ tôi được hưởng một cuộc sống sung sướng. Rồi khi lớn lên tôi được đi học đến nơi đến chốn, không thua sức bạn bè. Hết mua bán nữ trang đến mua bán vải rồi bà gầy hụi, nhờ vậy mà hai ông bà có dư được tiền sắm một miếng đất nhỏ để về già như ba tôi thường nói. Có lúc bà nuôi cả một con heo trong nhà làm tôi quá đổi bực mình. Còn tôi thì được đi học trường chính rồi đi học thêm toán và Anh văn cho đến hết lớp ở Hội Việt - Mỹ, Sàigòn.

Để tôi được học hành yên ổn, má tôi rất nghiêm nhặt trong vấn đề tôi giao thiệp với bạn gái. Cô nào lén phén là không xong với bà! Có lẽ nhờ vậy mà tôi chỉ có những mối tình thật là đúng nghĩa tình học trò cho đến hết lớp mười hai.

Tôi khâm phục và cảm ơn má tôi vô vàn khi bà đã giữ được tủ sách cho tôi sau năm bảy lăm. Lúc đó ai cũng nhớ là chiến dịch đốt và thủ tiêu “văn hoá đồi trụy phản động” rầm rộ dấy lên với sự tiếp tay của bọn côn đồ cách mạng ba mươi; gia đình nào có sách của chế độ cũ đều sợ hải xé đốt sợ bị chụp mũ, gây khó dễ bởi bọn đầu trâu mặt ngựa đó. Tôi không sao tưởng tượng được là sao má tôi đã có đủ can đảm giữ đựơc tủ sách yêu quý của tôi cho tới ngày tôi được thả về. Tủ sách đó là một phần của gia tài tinh thần của tôi gom góp từ hồi còn học ở trung học cho đến năm bảy lăm. Tủ sách đó gồm sách đủ thể loại, từ các tác phẩm sưu khảo, tự điển, sách bằng Anh, Pháp ngữ cho đến loại sách tu thân, Học Làm Người”. Cái đáng phục nhứt của má tôi là khi dời nhà từ Phú Nhuận lên Quang Trung bà đã chở nó đi theo được! Bấy nhiêu đó tôi biết má tôi thương tôi đến mức nào. Vừa được thả ra từ trại sau hơn sáu năm bị cải tạo về tới nhà,khi mỡ cữa cái ra bổng thấy tủ sách yêu qúy đó, tôi nghẹn ngào không nói được nên lời:

- Má ơi, con cảm ơn má vô cùng... Má đã giữ lại được cho cả một gia tài...

Rồi những lần tôi đi vượt biển, bà cho tôi vài chỉ vàng để đem theo phòng thân dù lúc đó ba và má tôi đang sống thật chật vật khó khăn từng ngày, đó là chưa kể những lần bỏ tiền ra mua đồ ăn đi tiếp tế cho tôi khi tôi bị bắt. Rồi khi tôi tới được đảo tỵ nạn bên nhà bà còn phải chung cho nhóm tổ chức gần ba cây vàng. Rất buồn là ngày má tôi mất tôi không về vì ba tôi không muốn tôi buồn rồi bị ảnh hưởng tới việc học nên thật lâu sau đó mới báo cho tôi biết... Tôi vẫn nhớ lời má tôi dặn dò:

- Ba má không có nhiều tiền của để lại cho con. Con hãy rán lo học để sau này nhờ tấm thân như vậy ba má vui rồi.

Ngày tốt nghiệp ra trường tôi đeo tấm ảnh nhỏ hình má tôi bên ngực bên trái, ngay trái tim tôi để tưởng nhớ đến bà và mong rằng bà cũng có mặt để vui mừng trong ngày trọng đại đó của tôi.

*

Má Alice cho tôi vào ở chung không lấy tiền, chỉ nhờ tôi giúp dọn dẹp nhà cữa và tưới cây trong vườn. Lúc đó bà bị bịnh ở hai chân nên đi đứng phải có đồ chống. Hai ông bà sống trong căn nhà nhỏ dễ thương trong một khu vực yên tỉnh. Hai ông bà cho tôi vào ở lúc tôi đang thực sự túng thiếu vì đang còn học nữa chừng.

Má Alice tuy người già nhưng tâm hồn lúc nào cũng trẻ. Bà thích mỹ thuật và âm nhạc, nhứt là âm nhạc. Chính nhờ vậy mà tôi được bà thương mến vì tôi biết khá nhiều về loại nhạc bà ưa thích. Bà thường nói là:

- Tom, bà gọi tôi là Tom, con chỉ cần về đây sống và đờn cho gìa này nghe là được rồi.

Khi tôi về ở, bà dành cho tôi một căn phòng và lúc buồn bà kêu tôi ra đàn cho bà nghe những bản nhạc mà bà ưa thích. Khi nghe bản mà bà thật ưa chuộng, bà vưà nhịp chân vừa ra dấu tay theo điệu nhạc với nét mặt rạn rở hẵn lên. Sau đó bà khen nức nở:


- Ai cha! Thiệt là hay! Làm sao con biết được những bản đó vậy?!

Sinh nhựt, lễ lớn bà đều mua quà cho tôi. Khi tôi tốt nghiệp, bà nói ông và cô con gái ở xa về chơi, cùng nhau ra nhà hàng ăn mừng. Tôi nhớ rõ là hôm đó bà mặc cái áo đầm màu đỏ thật đẹp, vì hai chân của bà đang bị sưng nên chị gái con của bà phải dìu bà ra xe. Tôi nhớ những lần ăn mừng sinh nhựt của tôi tại nhà rất vui vẻ với ổ bánh nhỏ và đèn cầy trong tiếng cười vang của bà. Trong cái nhìn của bà không có sự phân biệt màu da, chủng tộc mà chỉ có tình thông cảm thuần khiết giữa con người và con người. Dưới con mắt của bà lúc nào tôi cũng là một cậu nhỏ cần được nuông chiều và chăm sóc dù nhiều khi sự chăm sóc đó của bà cho tôi có khi đi quá mức làm tôi bực mình.

Nhờ ơn Phiếu mẫu của bà mà tôi vượt qua được khó khăn trong cuộc sống lúc đó để có ngày hoàn tất xong chương trình học và lập gia đình. Đối với tôi tuy không có công sanh nhưng công dưỡng của bà cũng không kém. Mà người ta vẫn nói là sanh dưỡng đạo đồng, như vậy thì bà đúng là bà mẹ thứ nhì của tôi vậy.

*

Mẹ vợ của tôi là một người đàn bà nhân hậu. Bà góa chồng khi vợ tôi vừa được chừng năm sáu tuổi. Chồng bà là sĩ quan Thủ đức chết hôì còn chiến tranh sau khi bà sanh đứa con trai út không được bao lâu. Bà ở vậy nuôi bốn đứa con cho đến ngày khôn lớn. Sau khi chồng chết và sau bảy lăm bà phải chịu biết bao là khó khăn khổ cực để lo cho đàn con. Sau khi vợ tôi qua đây sống với tôi thì bà bị bịnh xuất huyết bao tử rồi mất. Thời gian tôi về bên đó để làm đám cưới và lo thủ tục giấy tờ bảo lảnh vợ, tôi sống chung trong gia đình và đựơc biết thêm nhiều về bà. Cả gia đình bên vợ tôi lúc đó gồm ba chị em, sống bằng nghề may áo dài và có một tiệm may khá nổi tiếng ở thị xã. Bà em thứ Tư có thời gian mở lớp dạy may cho các học viên từ dưới quê lên học, có người ở vùng quá xa nên ở nội trú. Xin được nói thêm là trước bảy lăm gia đình có một căn nhà hai gian ngay tại thị xả nhưng sau bảy lăm bị chánh quyền địa phương chiếm hết một gian để là trụ sở cho thị xả. Giờ thì nhà chỉ còn một gian kế bên để may cho khách hàng.

Sau khi người em gái thứ tư của bà được chồng bảo lãnh sang Mỹ, thời gian sau đó thì vợ tôi đứng cắt áo còn bà phụ con đo đạt, vắt sổ và kết nút, làm khuy. Vì sinh kế thật là chật vật nên cả nhà lớn bé đều sống trong túng thiếu và thiệt thòi ở mọi mặt. Bà phải tặn tiện hết mức để nuôi cho đàn con và còn bỏ ra chút ít để dành phòng hờ khi hữu sự. Cũng chính vì vậy mà vợ tôi đã không học có cơ hội được học hành đến nơi đến chốn như bạn bè trang lứa. Nhờ số tiền dành dụm và đóng góp thêm của cả nhà, bà đã lo cho vợ tôi và chú út đi vượt biển nhưng chỉ có chú út là may mắn đi thoát đươc. Tôi đã nghe nói nhiều về những người phụ nữ goá chồng thủ tiết nuôi cho đàn con nhưng bây giờ tôi mới chứng kiến được tận mắt một người như bà. Nếu có bà mẹ vợ nào thật tâm thương con rể thì phải nhận rằng người đó chính là bà. Tôi nhớ mãi câu nói chí tình của bà trong nước mắt trước khi vợ tôi sắp sửa qua đây:

- Mẹ giao nó cho con. Con nhớ lo cho em nó dùm mẹ.

Bà cắt núm ruột của mình để con theo chồng nơi phương trời thật xa, đứa con hiếu thảo đã đóng vai trò chính trong việc mưu sinh của gia đình. Câu nói đó tới giờ vẫn làm tôi mũi lòng mỗi khi nhớ lại. Rất buồn là bà mất đi trước khi có dịp được sang đây để thăm chúng tôi. Trưa đó bà đang nằm trong nhà thương và vợ tôi gọi điện về để hỏi thăm thì bà nói là mình vẫn khỏe nhưng ngay sau khi cúp phone thì bên đó bà bị thần chết cướp đi mạng sống.

Dù tôi sống ở Mỹ nhưng thời gian đó tôi mới ra trường nên bà thông cảm vì biết rằng về mặt tài chánh tôi chẳng có là bao nhưng bà đã dành cho tôi sự ưu đải ngoài sự mong muốn. Bà nói với tôi:

- Mẹ mong nó được sống hạnh phúc bên con và được bảo đảm về tương lai. Như vậy là đủ rồi.

Bà không hề đòi hỏi gì ở tôi mà chỉ dành cho tôi và vợ tôi sự thương yêu cũng như vui mừng vì con gái mình được thành gia thất. Bà nói thêm:

- Mẹ có theo dõi thời gian hai đứa quen nhau và liên lạc bằng thư từ và điện thoại cũng như nghe qua lời nhận xét của dì Tư bên đó về con nên mẹ yên tâm con là một người tốt và có chí học hành. Bao nhiêu đó đủ cho mẹ yên tâm khi nó theo con về bển. Còn sau này, “đồng vợ đồng chồng thì tát biển Đông cũng cạn” con à.

Có lẽ nhờ phước đức của má tôi để lại mà tôi được gặp một bà mẹ vợ nhân từ như vậy. Mỗi lần tôi lỡ đối xử không đúng với vợ mình, tôi lại nhớ đến những câu nói của bà để sửa đổi mình. Hai tôi rất buồn là bà không còn sống để qua bên này để vui hưởng sống với chúng tôi những năm tháng còn lại của cuộc đời mình.

Để thay lời kết, xin được thưa cùng các bạn rằng:

Có ai hạnh phúc như tôi tá?

Từ mẫu mến thương cả ba người.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.