Hôm nay,  

30 Năm Sau: Ai Sợ Ai

30/03/200500:00:00(Xem: 4894)
Người dân Việt trong và ngoài nước và cán bộ đảng viên CS Hà Nội, 30 năm sau ai sợ ai"
Để trả lời câu hỏi này thiết nghĩ cần phân tích sơ lược nỗi sợ và phản ứng thông thường của nó. Sợ là phản ứng tâm lý tự nhiên của Con Người, cá nhân lẫn xã hội, trước một cú sốc lớn. Người bị động, tức người bị làm cho sợ, có phản ứng ban đầu từ bất tỉnh đến ù té chạy, hay râm rấp nghe theo, như người bị kẻ cướp bất thần dí súng trấn lột. Điều đó đã thấy khi CS mới vào Saigon, nhiều người Saigon bỏ sở, buông súng, cởi quân phục, "chờ bàn giao chánh quyền" theo nhựt lịnh của Ô. Minh - một cái lịnh vi hiến và vi quân luật -- về nằm chết dí trong nhà, kẻ thì chạy ào vô Tòa Đại sứ Mỹ, xuống Hải Quân, Cảng Nhà Rồng để trốn chạy, lại có kẻ vuốt ve mang Băng Đỏ làm dân 30 tháng 4. Còn Bộ Đội CS Bắc Việt sợ, mời một ly nước không dám uống, cho một gói mì không dám ăn. Họ sợ bị thuốc, chớ không phải tử tế hay đầy đủ gì. Nhưng sau đó bình tĩnh lại họ thấy cái gì cũng muốn, cũng thèm, hoặc xin, hoặc mua như giựt, để gấp gấp đem về Miền Bắc xã hội chủ nghĩa quá thiếu thốn. Từ đó Saigon có thành ngữ, "tự nhiên như người Hà Lội".

Nhưng sau một thời gian bị cú sốc, bình tĩnh lại một chút, bản năng tự vệ và sinh tồn của Con Người trỗi dậy, tìm cách thắng nỗi sợ và phản ứng thích nghi hay chống đối. Phản ứng có thể từ lén nhìn sơ hở của đối phương,bày tỏ nỗi bất mãn bằng lời bóng gió, chống đối hay tẩy chay, xa lánh. Còn người chủ động, tức người gây ra nỗi sợ, cũng sợ, nhưng phải giấu nỗi sợ ấy để trấn áp đối phương. Phản ứng có thể như kẻ cướp có súng trong tay "bụp liền" khi thấy một chút phản ứng nhỏ dù là vô tình của người bị trấn áp. Thời gian có lợi cho người bị động, bất lợi cho người chủ động gây ra nỗi sợ. Thế cho nên kẻ cướp chuyên nghiệp ít khi kéo dài vụ cướp, không cho người bị khống chế nói chuyện, làm mất đi sự căng thẳng thần kinh của đối phương có lợi cho kẻ cướp. Nếu kéo dài thời gian trấn áp con tin, sớm muộn gì cũng có phản ứng hóa giải hay chống đối. Nên những chuyên viên chống tội phạm thường khuyên người bị cướp trấn lột, cướp bảo làm gì cứ làm nấy, cố kéo dài thời gian, quan sát cho kỹ để sau này giúp nhà cầm quyền dễ nhận dạng và bắt hơn là chống đối cướp giết không có lợi gì.

Từ ngày CS Hà Nội chiếm được Miền Nam đến nay đã 30 năm, thử xét coi nỗi sợ của người dân bị động và của CS chủ động gây nỗi sợ, bên nào còn nhiều hơn. Phản ứng của đồng bào Miền Bắc. Từ ngày CS chiếm được Miền Bắc, người dân kẹt không di cư được vào Nam năm 1954, sau một thời gian sợ ban đầu, đã bắt đầu phản ứng tự vệ và sinh tồn. "Phết phẩy" với cán bộ đảng viên, luồn lách , uốn mình qua ngỏ hẹp để sống. Nhưng nói hành nói tỏi, chưởi đon chưởi ren để tỏ bất mãn. Vì vậy ca dao trào phúng, chuyện tiếu lâm ở Miền Bắc nói xấu CS rất phong phú. Và sau cùng đến giai đoạn ly khai Đảng, chống Đảng như Trần Độ, Dương Thu Hương và những nhà trí thức đấu tranh.

Còn phản ứng đồng bào Miền Nam nói chung từ Bến Hải trở vào, người dân ban đầu sợ chạy tán loạn sau đó bình tĩnh thích ứng, "đi với ma mặc áo giấy" bằng nhậu nhẹt, lì xì đến độ đảng viên trước thuốc bạ số 555 thì "nằm mà ký", kế đến "thủ tục đầu tiên" với "sổ vàng", và nhiều hình thức mua chuộc, trao đổi không tên khá đến độ tham nhũng trở thành đại nạn cho CS.Và không bao lâu đã "hủ hóa" hầu hết VC, biến VC thành cường hào ác bá ÂĐỏ ở nông thôn, và tư bản Đỏ Â ở thành thị thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sẽ thiếu nếu không nói đến người Việt Hải Ngoại. Từ chỗ VC liệt số người này với tội đồ "phản quốc, phản động, phản cách mạng" nhưng sau mười năm với "vai mang túi bạc kè kè, nói phải nói quấy VC nghe rần rần". Nghe đến nỗi VC uốn lưỡi gọi "Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương" và mặc thị cho Việt Kiều về trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa là biểu tượng của lực lượng "kẻ thù số 1" của CS Hà Nội; VC đánh chữ làm thinh vì sợ mất Đô la.

Trong khi CS Hà Nội giấu nỗi sợ, nhưng nỗi sợ đâu có rời. Phản ứng đã chỉ rõ. Phát ngôn với quốc tế thì dao to búa lớn không cần thiết, với người dân thì hành động bạo lực quá đáng, quá đà. Rục rịch bất đồng ý với CS là buộc tội gián điệp. Đồng bào thiểu số Tây Nguyên chỉ biểu tình, VC "điều" hàng sư đoàn có thiết giáp trực thăng yểm trợ, quân số và cơ giới đông hơn người biểu tình. Hao tốn công quỹ vô ích; quấy động dư luận quốc tế không cần thiết, mà tạo điều kiện cho việc chống CS cháy phừng lên. Mỹ đặt CS Hà Nội vào 1 trong 8 nước cần quan tâm đặc biệt phần lớn là vì giọt nước tràn đàn áp đó.

Nhưng nỗi sợ không rời nghe thấy rõ nhứt khi một Ông Tướng VC được "điều" qua làm Giám Đốc VN Airlines, Nguyễn xuân Hiển, bị phóng viên Đài BBC vô tình chạm nọc "sợ" với câu hỏi Ô. Tướng có "sợ" sự cạnh tranh của United Airlines Mỹ không. Ông nổi điên lên, hỏi "tại sao phải dùng chữ sợ nhỉ" và xài xể phóng viên BBC thậm tệ, nào kém văn hóa, nào dốt tiếng Việt.

Còn Bộ Chánh Trị CS Hà Nội sợ vụ án Cục Mật Vụ TC 2 nổ tung ra, và nổ chụp xuống Đảng nên sợ cứng người, liệt thần kinh không dám rỉ hơi dù đó là việc đúng người, đúng chỗ, và đúng việc của Bộ Chánh trị CS Hà Nội. Còn Chánh Phủ trong vấn đề Trung Cộng và Mỹ, miệng thì nói rốt ráo nguyên tắc bất can thiệp, nhưng trong bụng sợ rung en phát rét, hành động phi lý bán đất dâng biển, chạy chọt tránh bị Mỹ trừng phạt vì lý do đàn áp tôn giáo một cách hết sức thiếu tự tin.

30 năm, nỗi sợ đã đổi bên, từ người dân sợ sang nhà cầm quyền CS sợ. Theo qui trình tâm lý cá nhân và xã hội này, năm tới sẽ là năm sẽ xảy ra nhiều diễn biến và biểu hiện, nhiều phản ứng của nỗi sợ không rời CS Hà Nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.