Hôm nay,  

Mỹ Vẫn Tiếp Viện Phi

16/06/201700:00:00(Xem: 5733)

Mấy tuần lễ vừa qua là thời gian nhân dân, chánh quyền và quân đội Phi luật tân rút được kinh nghiệm về cách đối xử của người bạn mới là TC độc tài, đảng trị toàn diện và người bạn cũ là Mỹ tự do, dân chủ.

Năm rồi TT Duterte vì phẫn nộ TT Obama, trở cờ bay sang TC tuyên bố “ly khai Mỹ”, và hơn một lần tuyên bố đuổi một số đơn vị quân đội Mỹ đang giúp Phi về an ninh và quân sự ra khỏi lãnh thổ Phi. Nhưng quân đội hai bên vốn gắn bó lâu đời chưa rút hết, không đứt đoạn với nhau.

Trái lại trong thời gian chánh quyền của tân tổng thống Duterte cầu thân với TC, mới đây TT Duterte có trình báo với Chủ Tịch TC Tập cận Bình Phi sẽ khai thác dầu khí dưới biển Phi, thì Chủ Tịch Bình nổi giận hăm đánh Phi bằng chiến tranh quân sự, vì Chủ Tịch TC coi biển đảo của Phi là ao nhà, lãnh thổ của TC.

Còn Mỹ từ xa xưa có đổ quân để giúp Phi thoát ách ngoại quốc, có mặt ở các căn cứ của Phi hằng mấy chục năm, nhưng không có tham vọng đất đai. Khi Phi đòi lại, Mỹ trả lại cho Phi hai căn cứ chiến lược Vịnh Subic và Phi trường Clark. Và khi TT Duterte trở cờ theo TC, phiến quân Maute đánh chiếm thành phố Marawi ở Miền Nam nước Phi, cả 200 người chết và hàng chục ngàn người dân Phi phải tản cư. Quân đội Phi cố gắng tái chiếm nhưng thiếu phương tiện trinh sát và không yểm, thì phi cơ Mỹ xuất hiện trên bầu trời làm tai mắt cho quân đội Phi phản công và đánh đuổi phiến quân Maute ra khỏi thành phố.

Chính phóng viên và người chụp hình của thông tấn xã Pháp AFP, đã thấy máy bay P3 Orion của Hải Quân Mỹ bay quần quần bên trên máy bay trực thăng của Phi dùng hoả tiễn và đại liên tấn công những cứ điểm của phiến quân Hồi Giáo trong thành phố Malawi. Tướng Restituto Padilla, phát ngôn viên của quân đội Phi qua điện thoại nói với báo chí, “Chúng tôi không có đủ phương tiện trinh sát, nên chúng tôi nhờ quân đội Mỹ giúp đỡ. Một thứ tiếp viện phi tác chiến.”

Bên dưới quân đội Phi lục soát từng nhà theo chiến thuật chiến tranh thành phố, theo lời Trung tá Jo-ar Herrera, phát ngôn viên của Sư doàn 1 Bộ Binh của Quân đội Phi.

Còn Toà Đại sứ Mỹ tại thủ đô Manila Phi luật tân cũng cho biết, theo tin VOA của Mỹ, là “lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đang hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội Philippines đang chiến đấu để đè bẹp những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo tại một thành phố phía nam, Đại sứ quán Mỹ cho biết hôm thứ Bảy, trong khi 13 thủy quân lục chiến Philippines thiệt mạng trong chiến sự ở thành thị.” “Đại sứ quán Mỹ xác nhận họ đã cung cấp sự hỗ trợ, theo yêu cầu của chính phủ Philippines, nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết vì lý do an ninh.”

Bản tin thêm sự kiện,“Chương trình tư vấn cho quân đội Philippines chống lại dân quân Abu Sayyaf đã bị ngừng từ năm 2015 nhưng quân đội Hoa Kỳ vẫn có sự hiện diện nhỏ ở Philippines, chủ yếu là ở mảng hậu cần.

“Ông Duterte, thường có những phát ngôn mạnh miệng, đã lớn tiếng chỉ trích Hoa Kỳ kể từ khi lên nắm quyền từ tháng 6/2016, khiến quan hệ với quốc gia đồng minh lâu năm trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên phía Mỹ cho biết ông Duterte đã trò chuyện qua điện thoại "rất thân thiện" với Tổng thống Trump hồi tháng Tư, và nói ông có quan điểm khác biệt với Hoa Kỳ trong thời chính quyền Obama.”

Trong một phạm vi có tính toàn vùng Á châu Thái bình dương, chính Mỹ, ASEAN, trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Đối thoại Shangri-La 2017, đề nghị giúp Philippines chống khủng bố ở Marawi trong bối cảnh cuộc chiến chống nhóm phiến quân Maute ở Marawi diễn ra ác liệt.

Còn TC thì câm như hến khi Phi bị phiến quân tấn công nguy ngập, mất một thành phố, chết cả trăm người. Có lẽ quá mất mặt, TC đã mật lịnh và gà bài cho TT Duterte chối bỏ hành động Mỹ không bỏ bạn Phi lúc lâm nguy. Ô. Duterte ngày 11 tháng 6 tuyên bố chính phủ của ông không nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cũng như không hề hay biết Hoa Kỳ đưa đặc nhiệm tới Marawi để đối phó phiến quân Hồi giáo cho tới khi họ tới đây. Cái thói ăn đằng sóng, nói đằng gió, trở trái làm mặt là thói quen thành bản tánh của TT Duterte. Nhứt bất tín vạn bất tín; nó hại thêm TT Duterte.

Hỏi, là tổng thống vốn là tư lịnh tối cao quân lực mà không hay biết quân ngoại quốc yểm trợ quân đội nước mình giải vây một thành phố bị phiến quân đánh chiếm, vây hãm cả tuần lễ, chết dân quân và bị thương cả mấy trăm người, thì có phải tổng thống không. Hỏi, làm tổng thống tư lịnh tối cao quân lực mà đơn vị nước mình hành quân nhờ lực lượng bạn yểm trợ mà không biết thì làm tổng thống làm chi. Hỏi, làm tổng thống là đại diện ngoại giao cao cấp nhứt của quốc gia mà toà đại sứ Mỹ biết quân Mỹ tiếp viện cho quân đội Phi cấp sư đoàn đang hành quân tái chiếm thành phố bị mất mà tổng thống nói không hay biết là một tổng thống vô trách nhiệm, không đáng làm chút nào.

Trong khi thông tấn xã Reuters của Anh, AFP của Pháp, phóng viên đã nghe thấy, cameramen đã chụp hình, đã chứng kiến quân Mỹ không yểm quân Phi, nghe quí vị tư lịnh sư đoàn Phi liên lạc với máy bay trinh sát Mỹ tại chiến trường và tin đánh khắp thế giới biết, mà TT Duterte chơi chữ, tuyên bố “chưa bao giờ tiếp cận” Mỹ để xin giúp đỡ, cái kiểu chơi chữ hạ cấp, tự hại mình, như bắn vào chân mình vậy.

Và tai hại nhứt cho Ô Duterte, là phía quân nhân Phi xác nhận tuyên bố của đại sứ quán Mỹ ở Manila về việc chính phủ Philippines đã đề nghị giúp đỡ. Điều này cho thấy có một hố sâu ngăn cách giữa quân đội Phi và phủ tổng thống Duterte, trái lại có mối liên lạc khá thân thiện giữa quân đội Mỹ còn có mặt tại Phi và toà đại sứ Mỹ ở Manila.

Phi trên căn bản thể chế là một chế độ tự do, dân chủ. Tổng thống không phải muốn làm gì thì làm. Phải bàn bạc với nội các, với bộ tổng tham mưu quân đội phía Hành Pháp, với quốc hội phía lập pháp. Khác rất xa với CS là chế độ độc tài đảng trị toàn diện, CS làm chúa rừng xanh. Thẩm phán Tối Cao Pháp viện Phi luật tân đã cảnh cáo TT Duterte trước khi công du TQ. Rằng để mất biển đảo là tội phản quốc, có thể bị truất phế.

Quân đội Phi im lặng trước những lời TT Duterte tuyên bố chống Mỹ, theo TC.

Trong khi đó thời sự và sự kiện mới đây cho thấy phản ứng của Mỹ trầm tĩnh, vững tin nơi tình nghĩa đồng minh của hai nước Phi Mỹ và hành động đúng nghi thức ngoại giao và đúng cam kết quân sự đối với các đối tác, đồng minh của Mỹ trước lời nói bạt mạng và hành động bốc đồng của tân TT Phi Duterte. Phủ Tổng Thống Mỹ thời TT Obama vẫn phản ứng ôn hoà. Phát ngôn viên Josh Earnest cho rằng Phi “duy trì quan hệ với Mỹ là điều tốt nhất cho người Philippines” là một thái độ “phù hợp hơn với quan hệ đồng minh 70 năm giữa Hoa Kỳ và Philippines”. Còn TT Trump gần đây có điện thoại giải hoà và đã mời TT Duterte công du Mỹ, Ô Duterte đã hứa./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.