Hôm nay,  

10 Công Ty Mở Ra, Có 9 Dẹp Tiệm

11/06/201700:00:00(Xem: 3736)
HANOI -- Nhà nước báo nguy: trung bình 10 doanh nghiệp ra đời thì gần 9 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Đặc biệt là áp lực cán bộ thanh tra liên tục, nghĩa là phải biết cách quan hệ, đoôi phó, phong bì... tùy trường hợp. Và như thế, sức của doanh nghiệp suy yếu.

Một quan chức khi trình baà vấn đề đã khéo léo khen một câu, trước khi vạch rõ sự thực ở câu kế tiếp... để khỏi bị nhà nước chụp mũ là “tuụ diễn biến hòa bình.”

Báo Lao Động ghi lời ĐB Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) đã nói như vậy sáng 9.6 khi thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu rõ: Trong năm qua, sự ra đời của Nghị quyết 35 của Chính phủ đã mang lại nhiều kết quả tích cực, song cộng đồng doanh nghiệp vẫn mong mỏi quyết tâm của Chính phủ nêu ra trong Nghị quyết cần được thực hiện nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn, quyết liệt hơn. Thực tế, ở một số nơi, một vài bộ phận chưa có sự chuyển biến tích cực, chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp. Đơn cử, một số doanh nghiệp làm ăn chân chính, quan tâm đến việc đầu tư, bảo vệ môi trường, thường xuyên phải đón tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Theo ĐB Nguyễn Tuấn Anh, đây là điều dễ hiểu, vì bài học nhãn tiền Formosa Hà Tĩnh còn đó, nên các ngành, các cấp, địa phương phải đồng bộ vào cuộc để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự chồng chéo, trùng lặp trong thanh tra, kiểm tra đã và đang gây nên tình trạng phiền hà, sách nhiễu khiến doanh nghiệp khó có thể tập trung cho hoạt động kinh doanh.

ĐB Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Chính phủ đã dành gói tín dụng 100.000 tỉ đồng hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đây là chủ trương đúng đắn, cần triển khai nhanh và chặt chẽ. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này là rất khó khăn, vì vướng quá nhiều điều kiện như: Phải có 3 năm hoạt động trong lĩnh vực này; phải được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; và để được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp đó phải đang thực hiện sản xuất trong vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Báo cáo của Chính phủ, trong 12 tháng qua, tháng 4.2017 có số doanh nghiệp thành lập tăng kỷ lục. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, cả nước có 39.580 doanh nghiệp thành lập mới, song thời gian ấy, có 31.467 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và ngừng hoạt động.

“Cứ 10 doanh nghiệp ra đời thì gần 9 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Rõ ràng, chúng ta không thể lạc quan và để đạt mục đích tăng trưởng kinh tế, lại phải khai thác thêm vài triệu tấn dầu, phải bán đi tài nguyên thiên nhiên”, ĐB Nguyễn Tuấn Anh nói.

Thê thảm...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.