Hôm nay,  

Có Nhiều Nhà Đầu Tư Tư Nhân Việt Mở Hãng Hàng Không

11/06/201700:00:00(Xem: 3060)
Đếm nay, trên thị trường hàng không Việt Nam, cầu vẫn vượt cung. Dự kiến đến năm 2018, tình trạng này sẽ thay đổi với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tư nhân lớn, theo báo Người Lao Động (NLĐO).

Cuối tháng 5 vừa rồi, Tập đoàn FLC công bố thông tin sẽ thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines), vốn điều lệ dự kiến 700 tỉ đồng do FLC nắm 100%.

Như ghi nhận của NLĐO, với vốn điều lệ như trên, Viet Bamboo Airlines đủ điều kiện tham gia thị trường vận tải hàng không nội địa và quốc tế. Theo quy định hiện hành, ở quy mô hoạt động 10 máy bay, muốn tham gia vận tải nội địa, hãng hàng không phải có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỉ đồng, còn tham gia vận tải thị trường quốc tế phải có vốn tối thiểu 700 tỉ đồng. Đáng lưu ý là trong quá trình nộp hồ sơ xin thành lập hãng hàng không, doanh nghiệp phải phong tỏa số tiền tương đương vốn điều lệ tại ngân hàng để chứng minh có đủ năng lực tài chính kinh doanh trong lĩnh vực hàng không.

blank
Thị phần chủ yếu của ngành hàng không nội địa hiện do Vietnam Airlines và Vietjet Air nắm giữ.

Riêng trường hợp Viet Bamboo Airlines, FLC cho biết họ không chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng không mà còn đăng ký kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà, thương mại, dịch vụ.

Như vậy, hiện có ít nhất 3 hãng hàng không chờ cấp phép mới hoặc xin điều chỉnh giấy phép để mở rộng quy mô hoạt động. Đó là hãng FLC/ Viet Bamboo Airlines, Vietstar Air và Hải Âu (liên doanh với tập đoàn hàng không giá rẻ AirAsia, Malaysia).

NLĐO dẫn lời ông phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) Võ Huy Cường, xác nhận đến nay chưa nhận được thông tin đăng ký của FLC và liên doanh Hải Âu - AirAsia. Riêng Vietstar Air (thuộc Vietstar Airlines) vừa được Chính phủ thông báo lùi thời điểm cấp phép thành lập, do sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải, cần chờ điều chỉnh quy hoạch.


NLĐO dẫn lời của một đại diện hãng hàng không Hải Âu, ông cho biết vẫn đang xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ xin điều chỉnh mở rộng quy mô hoạt động của mình từ hãng bay thủy phi cơ thành doang nghiệp hàng không liên doanh với AirAsia, khai thác vận tải hành khách công cộng và có mạng bay quốc tế. Dự kiến hai tháng nữa Hải Âu sẽ chính thức nộp hồ sơ đến Cục Hàng Không Việt Nam để hoạt động từ năm 2018.

Trong khi đó, Vietstar Air vẫn "tha thiết" được bay từ năm 2018 bằng cách vừa điều chỉnh giảm một nửa quy mô và tận dụng mọi năng lực về hạ tầng để đáp ứng được với tình trạng hiện tại của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Với sự điều chỉnh này, Vietstar Air đã tái nộp đơn đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét cấp phép thành lập hãng hàng không mới để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Theo NLĐO, các số liệu phân tích cho thấy tỉ lệ người dân đi máy bay của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2012, tỉ lệ đi lại bằng máy bay của người Việt chỉ đạt 0.5%, tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2016 tăng lên được 0.8%. Dù vậy, thị trường hàng không Việt Nam vẫn trong tình trạng cầu vượt cung, cần thu hút thêm nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này.

Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành, thị trường hàng không Việt Nam hiện có tới 7 hãng hàng không, gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Hải Âu và Vietstar Airlines. Tuy nhiên, chỉ 4 hãng khai thác vận tải hành khách công cộng, dẫn đầu là Vietnam Airlines và Vietjet Air với thị phần nội địa mỗi hãng nắm hơn 40%. Như vậy, cần có thêm sự tham gia của những nhân tố mới, giúp thị trường tiếp tục được chia nhỏ, tăng tính cạnh tranh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.