Hôm nay,  

Mưu Sinh Vất Vả, Hiểm Nguy Ở Rừng Sác Cần Giờ

04/06/201700:00:00(Xem: 5189)
Lâu nay, rừng sác, hay vùng rừng ngập mặn bạt ngàn ở huyện Cần Giờ vốn là chốn mưu sinh hằng ngày của nhiều người, từ dân địa phương cho đến người gốc Sài Gòn, Đồng Nai và vùng lân cận. Như để tìm bắt cua biển – đặc sản có giá nhất của rừng sác, họ phải lội sình lầy đặc quánh ngập tới thắt lưng, len lỏi giữa rễ cây cả ngày..., theo Thanh Niên (TNO).

Rừng sác với các loại cây đước, mấm (hay mắm - dân Nam bộ gọi cây này là cây sác nên mới có tên rừng sác), bần, sú, vẹt, ô rô… lớn nhỏ mọc chen chúc nhau ken đặc mặt sình. Ngoài ra còn có cây chà là, mây rừng mọc gai chi chít như những cái bẫy chông, chỉ chờ cào rách da thịt của người vướng phải. Các loại rễ cây mọc tua tủa, phủ kín mặt đất nên mọi người phải "xé" rừng, trèo rễ cây, đạp lên gai mà đi.

TNO thuật tỉ mỉ về chuyện anh Trần Văn Thanh (36 tuổi), ngụ xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, chuyên dùng ghe vào rừng sác săn cua. Theo anh Thanh, cua biển thường theo cửa sông Đồng Nai ngược vào các nhánh sông nhỏ như Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh, Soài Rạp… tìm tới khu vực bùn lầy, đất ẩm ướt để đào hang trú ngụ. Phải đợi khi nước rút thì các dấu vết để lại trên mặt sình lầy mới rõ ràng mà tìm bắt. Nghề săn cua biển diễn ra quanh năm, tuy nhiên cua nhiều nhất là vào tháng 5 đến tháng 12. Từ tháng 1 đến tháng 4 cũng có nhưng ít hơn.

blank
Một góc bìa rừng sác Cần Giờ, chằng chịt các loại cây đước, mắm, bần, ô rô...

Theo anh Thanh, chỉ trong ấp Bàu Bông (xã Phước An) đã có cả trăm người tùy theo mùà, vào rừng sác để làm đủ thứ nghề như: thả lưới, thả lợp, đào chem chép, bắt cua, ba khía và cả đi “ăn ong” để mưu sinh.

Hằng ngày, những người đi săn cua phải băng qua hàng loạt con lạch, di chuyển trong rừng hàng chục cây số liên tục trong nhiều giờ liền. “Ngoài bìa rừng còn dễ đi chứ vào sâu bên trong nữa càng khó gấp chục lần, bởi cây cối dày đặc, rễ mọc kín mặt đất, không có chỗ để thò chân xuống”, anh Thanh cảnh báo. Vậy mà Nhiều con cua có phạm vi hoạt động cách hang vài trăm mét, dân săn cua lần theo dấu vết chúng đến lúc đào bắt được cũng mất cả tiếng đồng hồ.

Theo TNO, để di chuyển trong rừng sác không thể thiếu đôi giày cao su có đế dày cộp. “Phải dùng những đôi giày chuyên dụng như vậy mới tránh được gai, gốc cây mục trong rừng. Giày mua ngoài chợ chỉ khoảng 50,000 đồng/đôi nhưng đi được vài hôm là vứt. Tụi tôi phải đặt riêng cho người ta làm, giá gấp đôi nhưng đi được tới một năm”, anh Thanh chia sẻ.

Săn cua trong rừng, người săn vừa phải lo tìm dấu hang trong từng gốc đước, bụi rậm vừa phải đối phó với những nguy hiểm rình rập khắp nơi. Muỗi, vắt, kiến chích, ong đốt và cả rắn độc cắn là chuyện khó thể tránh khỏi. Còn có thể bị lạc giữa rừng sâu với trùng trùng lớp lớp cây cối, không tìm thấy lối ra, nhất là khi gặp phải hôm trời tối hoặc có mưa lớn.

blank
Một góc bìa rừng sác Cần Giờ, chằng chịt các loại cây đước, mắm, bần, ô rô...

TNO dẫn lời anh Thanh, kể có hôm lo để ý tìm hang cua, chân giẫm phải khúc cây khô gãy khúc đập thẳng vào giữa ngực đến ngất xỉu. Lúc khác thì gió thổi khiến cành cây khô rơi trúng trên đầu. Trong rừng còn có thể bị gai cây chà là, dây gai đâm xuyên áo, rách da thịt, ứa máu. Thậm chí đến lúc bắt được cua cũng phải cẩn thận, vì cua biển có càng rất lớn và khỏe nên việc bị cua kẹp sứt thịt, bật máu là chuyện thường đối với dân săn cua.

“Có hôm lội sình lầy đạp phải vỏ hàu bén như lưỡi dao, giày mủ đế dày như vậy mà bị cắt đứt và cứa luôn vào gan bàn chân. Bị thương vậy nhưng chỉ được nghỉ ở nhà vài ngày. Khi thấy đỡ hơn chút là phải vô rừng đi làm lại ngay, bởi nghỉ lâu là cả nhà sẽ đói”, anh Thanh kể.

Theo anh Thanh, nghề săn cua biển cũng rất vô chừng, mỗi ngày bắt được chừng 5 - 7 con, trúng mánh thì được hơn 5 kg, nhưng cũng có hôm đi quần quật cả ngày mà chẳng bắt được con nào. “Dù biết thu nhập bấp bênh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng đây là nguồn sống chính. Bởi ngoài nghề này chúng tôi cũng không biết làm nghề gì khác để mưu sinh”, anh Thanh nói.

Được biết cua biển trong rừng sác từ lâu là đặc sản được ưa chuộng bởi thịt chắc, thơm ngon. Mỗi con cua biển thường nặng từ 300 - 500 gr. Hiện giá bán cua loại 1 từ 300,000 – 350,000 đồng/kg, loại 2 và 3 giá rẻ hơn, khoảng 200,000 – 250,000 đồng/kg. Đặc biệt, cua lột có giá cao nhất, khoảng 400,000 – 450,000 đồng/kg.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.