Hôm nay,  

Chào Thua Bắc Triều?

13/03/200500:00:00(Xem: 5070)
Câu chuyện có vẻ như tòan đảng CSVN gần như cùng đồng ý rằng Hà Nội đang đối diện với nhiều hiểm họa, trong đó dễ nhận ra nhất là cơ nguy bị đàn anh Phương Bắc đè bẹp - một cái chết kinh tế từ từ, lặng lẽ và đau đớn không gỡ nổi. Mà nguyên nhân khó gỡ nhất cũng chỉ vì cái cơ chế đảng đã tự trói tay chân tòan dân, không riêng trói về các quyền căn bản về nhân quyền và dân quyền, mà còn trói cả các quyền làm kinh tế.

Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong ngày 02/11/2004, khi nói chuyện trong hội nghị đảng cấp trung ương KX.10 đã thẳng thắn trình bày về hiểm họa Phương Bắc:

"Chúng ta phải báo cáo thực với các đồng chí là bây giờ bạn chúng ta là ai, ai là bạn chúng ta. Lâm sự thì ai hợp tác với ai đây" Liệu có lâm sự không" Thế ta cứ nói ta là bạn bè với tất cả mọi người, thế cái ông Trung Quốc ông ấy có phải là bạn không, hay là ông lăm lăm ông ấy định thịt mình đây" Và ông ấy thịt thì ông ấy cũng nói rõ ràng lắm chứ đâu có nhẹ nhàng gì đâu…. Thế thì thằng Trung Quốc nói với tôi: rồi, sau trận xe máy, tao sẽ đánh mày trận ô tô. Và chậm nhất là 2007, tháng 11 này là nó ký ở Viêng Chăn đây này, là Trung Quốc và khối AFTA là khối thị trường chung, Trung Quốc sẽ trở thành một thành viên đầy đủ. Đến năm 2007 là phải mở cửa. Nó bảo mày làm ô tô 10.000 đôla, tao bán cho mày ô tô chỉ 6.000 đôla thôi, mà lại tốt hơn của mày, tao đã nói rõ ràng rồi, không có lơ tơ mơ gì cả. Thế bây giờ mình làm phải làm sao" Một nền kinh tế thị trường có quá nhiều độc quyền…. Và với mức độ tham nhũng như thế này thì chúng ta không cạnh tranh được. Không cạnh tranh được cả về thu hút đầu tư, cả về chi phí…"

Đọan trên là nói về mặt trận sản xuất xe hơi, dự kiến bùng nổ vào năm 2007, khi Việt Nam làm xe hơi và bán giá 10,000 đôla thì Hoa Lục phóng ra xe hơi với giá 6,000 đô la. Kỹ nghệ xe hơi của VN cầm chắc sẽ sập tiệm khi thị trường AFTA hình thành và các rào cản bắt đầu gỡ bỏ. Những chuyện này không phải khó thấy. Ai cũng có thể thấy ngay nhãn tiền rồi. Mới vài năm trứơc, khi mặt trận xe gắn máy bùng nổ, thì chính ngay hãng xe Nhật Honda tại VN cũng kinh hoàng la hỏang… Không có độc chiêu thì là thua hàng Hoa Lục. Mà ngay cả khi có độc chiêu, thì hàng Hoa Lục vẫn chiếm ngự thị phần mặt hàng giá rẻ. Xe gắn máy Hoa Lục bán ở VN ào ạt tới mức các quận nội thành Hà Nội và Sài Gòn phải ra lệnh cấm đăng bộ xe trong một thời hạn, rồi hạn chế qua các tiêu chuẩn quy định.

Chuyện quá khứ với mặt trận xe gắn máy đã thấy. Chuyện tương lai với mặt trận xe hơi sắp bùng nổ. Còn một mặt trận đang diễn ra hiện tiền cũng cực kỳ gay gắt và đau đớn: hàng may dệt. Mà mới xảy ra trong 3 tháng nay. Bùng nổ một cái, thế là hàng ngàn thợ may dệt Việt Nam đã mất việc liền.
Bài phóng sự về tình hình may dệt VN trên báo The Washington Post hôm 9-3-2005 đã nêu rõ hiện trạng ngay ở tựa bài, "Vietnam's Trade Status Hurts Garment Industry" (Vị Thế Mậu Dịch VN Làm Thiệt Hại Kỹ Nghệ May Dệt) - cực kỳ đơn giản, đảng CSVN càng trì trệ ghìm cứng ở tình huống mậu dịch như hiện nay thì kỹ nghệ may dệt càng thê thảm. Tất nhiên, cán bộ ủy viên trung ương thì không suy suyển gì, vì lúc nào cũng có người ôm cặp-táp tiền tới dâng hiến... sẵn sàng hối lộ các ủy viên đủ thứ, cả tiền lẫn nhan sắc. Nhưng ở một chỗ người ta cố ý không nhìn tới: các thợ may VN và gia đình họ đã, đang và sẽ thê thảm.

Kỹ nghệ may dệt hiện đang có 2 triệu công nhân ở VN, nhiều hơn bất kỳ kỹ nghệ nào khác ở nước này. Xuất cảng may dệt hiện khỏang 4.5 tỉ đô la hàng năm - chỉ đứng hàng thứ nhì sau dầu khí - và khỏang 2.7 tỉ đô các sản phẩm may dệt này vào Hoa Kỳ, nước đã lập quan hệ mậu dịch bình thường với VN hồi cuối năm 2001. Nói cho đúng ra, nhóm chữ "mậu dịch bình thường" nhiều năm trứơc là nhóm chữ "tối huệ quốc về mậu dịch."

Nan đề của VN chính là hai mặt: Trung Quốc tăng tốc kinh tế và trở thành nứơc sản xuất hàng rẻ nhất thế giới, trong khi không ai rõ khi nào VN có thể gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.


Bộ Trưởng Mậu Dịch CSVN Trương Đình Tuyển mới tuần qua nói, chắc là khó mà gia nhập WTO năm nay nổi. Các nhà thương thuyết VN đang nói chuyện về các hiệp ước song phương với hơn 20 nước hội viên WTO, trong đó có Nhật, Hoa Lục và Mỹ - và đó là một trong các điều kiện gia nhập. Thương thuyết thì chậm, theo lời Tuyển, và nhiều nước đòi VN mở thêm thị trường.

Chưa vào nổi WTO, thì VN phải bán sang Mỹ theo hạn ngạch (quota), theo hạn chế định mức xuất cảng vào Mỹ. Mới mấy tháng trứơc, một rào cản mậu dịch lớn giữa các nứơc WTO đã được gỡ bỏ, ngày 31-12-2004 là ngày bỏ hạn ngạch may dệt. VN chưa vào WTO, nên đành chịu thua thiệt.

Thử nhìn vào riêng công ty may dệt quốc doanh Vigatexco mà xem. Đây là một trong nhiều công ty khổng lồ của VN. Oâng Nguyễn Đình Hàn, Phó Tổng Giám Đốc, than thở rằng Vigatexco đã phải sa thải 300 công nhân trên tổng số 1,500 công nhân năm nay, bởi vì đơn đặt hàng mất đi 30%. Nhiều đơn đặt hàng này chạy sang cho các nước hội viên WTO, chủ yếu là Trung Quốc.

Thế nghĩa là cứ 5 ngừơi thợ, thì hãng Vigatexco đã phải cho nghỉ bớt một. Trong bài viết không nói chung cho tòan ngành may dệt. Nhưng nếu chúng ta nhớ rằng kinh tế VN đang lấy quốc doanh làm chủ đạo, thì kể như các hãng may tư doanh, kiểu gọi là may gia công, cầm chắc là dẹp tiệm trứơc. Vì làm sao mà tranh nổi hợp đồng may dệt với quốc doanh. Đặc biệt là khi có các ông cỡ Thứ Trưởng Thương Mại Mai Văn Dâu cùng với con trai chuyên đi làm ăn bằng cách bán các hạn ngạch hợp đồng xuất cảng may dệt.
Cuộc chiến thực ra còn dằng dai, cho dù là phe ta thua nhiều: ngành may dệt Việt Nam cũng theo gương Chính Trị Bộ CSVN mà liên tục bị Hoa Lục lấn đất giành sông.

Oâng Hàn giải thích theo kiểu kỹ thuật. Hoa Lục sản xuất hàng lô hàng trong thời gian tương đối ngắn. Năng suất này làm giảm giá mỗi sản phẩm may dệt từ 20 tới 30%. Giá trung bình một sản phẩm áo/quần tại hãng Vigatexco là 3 đô la. Với đơn đặt hàng giảm 50,000 đơn vị may dệt trong quý 1 năm nay, theo lời ông Hàn, nghĩa là công ty mất 150,000 đô qua Hoa Lục.

Ông Lê Quốc Aân, chủ tịch Hội May Dệt VN, nhìn nhận, "Chúng tôi lo ngại về tương lai ngành may dệt. Năm nay, 2005, sẽ rất khó khăn cho VN cạnh tranh với Hoa Lục và nước khác để xuất cảng vào Mỹ."
Chưa hết, không chỉ giá rẻ, mà còn tốc độ nữa. Hoa Lục đã tăng tốc để thời gian sản xuất phù hợp với công suất khổng lồ và kỹ nghệ bông sợi nội địa. Dùng bông sợi ở nội địa, xưởng may Hoa Lục có thể làm hàng ra chỉ bằng ¼ thời gian các hãng may dệt VN làm xong. Nghĩa là nhanh gấp 4 lần.
Một đại lý Hoa Kỳ chuyên mua hàng may dệt giấu tên nói thiệt, "Một trong các xưởng chúng tôi ở Trung Quốc có thể sản xuất 100,000 cái quần trong 1 tuần lễ. Số lượng này bên xưởng VN mất tới 4 tuần mới may xong."

Nghĩa là, chúng ta may chậm gấp 4 lần Hoa Lục. Đã mang tội làm đất nước hội nhập chậm, bây giờ lại mang tội sản xuất chậm... Nhưng tội trước thì không ai trong Đảng đứng ra chịu tội, còn tội sau thì dễ dàng đổ lỗi cho thợ. Ngắn gọn, đảng CSVN vẫn luôn luôn vinh quang kể cả khi chối tội.

Làm chậm hơn Hoa Lục là phải rồi, vì nhà nước CSVN chỉ ưa so sánh với Bắc Triều Tiên và giữ niềm tự hào mình còn hơn cái đất nước anh hùng đang thờ phượng Kim Lãnh Tụ.
Còn hàng Hoa Lục bán cho Mỹ rẻ hơn hàng VN cũng là phải rồi, bởi vì giá mua quota bố con ông Mai Văn Dâu bán đắt quá, thế là may dệt VN phải nâng giá kiếm lời.

Đảng CSVN đã làm mất Lạng Sơn - Bản Giốc rồi… và bây giờ thì ngành may dệt quê nhà lại cũng đang mất đi những đất đứng, bến sông mới. Bao giờ thì nhà nước CSVN thành tâm chịu làm hòa với tòan dân để cùng gìn giữ từng hạt cơm, mảnh vải cho dân mình" Nhiều ngàn công nhân may dệt đang mất việc đó, và sẽ thêm nhiều ngàn công nhân kỹ nghệ xe hơi sắp mất việc nữa, và rồi các kỹ nghệ khác nữa. Chỗ này, đảng CSVN không dùng tới sức tòan dân thì không bao giờ cứu nổi đất nước. Lời mời gọi này cũng đã được Hòa Thượng Thích Quảng Độ trình bày trong Thư Chúc Xuân rồi đó. Hãy về với dân tộc là vừa, đó vừa là lời mời gọi, vừa là giải pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.